Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 35 - 37)

1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm OCOP

1.5.2. Nhóm nhân tố bên trong

1.5.2.1. Cách thức triển khai

Bất kỳ đề án, chƣơng trình hay dự án nào khi thực hiện đều cần xác định rõ quá trình cách thức triển khai chƣơng trình hay dự án đó. Từ việc lập kế hoạch cho đến lúc triển khai phải đánh giá phân tích sao cho phù hợp với mục tiêu của chƣơng trình, đề án, phù hợp với từng địa phƣơng qua đó tìm ra cách thức triển khai sao cho phù hợp nhất để chƣơng trình, đề án có thể đạt hiệu quả cao nhất.

1.5.2.2. Cách chính sách của nhà nước, các thủ tục hành chính tại địa phương

Những văn bản chính sách của nhà nƣớc và các thủ tục hành chính tại địa phƣơng có tác động trực tiếp tới quyền lợi của ngƣời lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn, văn bản chính sách càng quy định rõ ràng, thủ tục hành chính càng nhanh gọn thì việc triển khai chƣơng trình tới các hộ nông dân, doanh nghiệp càng thuận lợi và dễ dàng hơn.

1.5.2.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ triển khai chương trình

Trong giai đoạn hiện nay, yếu cầu đối với ngƣời làm công tác thực hiện triển khai các chƣơng trình dự án của nhà nƣớc với mục tiêu lâu dài phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt tốt nhu cầu của ngƣời dân, kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác là những yêu cầu cần thiết. Đây cũng là nhân tố quan trọng đến chất lƣợng của chƣơng trình.

1.5.2.4. Trình độ nhận thức của người làm ra sản phẩm

Trình độ nhận thức là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc triển khai chƣơng trình. Ngƣời lao động cùng các doanh nghiệp cần có trình độ nhận thức nhất định về chính sách, thủ tục hành chính, biết áp dụng khoa học kỹ thuật thực tế tiếp nhận những tiến bộ của khoa học để nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, phối hợp cùng với lực lƣợng cán bộ chuyên môn để đạt hiệu quả tối đa cho chƣơng trình, đề án.

1.5.2.5. Nguồn lực tài chính

Một yếu tố khác phải kể đến là điều kiện vật chất, tài chính vì nó góp phần hỗ trợ cho hoạt động đƣợc tốt hơn. Phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động triển khai các chƣơng trình không tốt không thuận lợi thì sẽ gặp nhiều khó khắn trong công việc. Với nguồn lực về tài chính hạn hẹp thì khi triển khai chƣơng trình sẽ gặp khó khắn trong việc nghiên cứu các sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, giúp doanh nghiệp cùng các hộ sản xuất sản phẩm tiếp cận và chuyển giao các kỹ thuật sản xuất để phát triển và tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra với nguồn tài chính giúp xây dựng các chƣơng trình hội thảo, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm, địa điểm trƣng bày mô hình sản phẩm để duy trì và phát triển tốt chƣơng trình qua đó xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm của tỉnh nhà.

1.5.2.6. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm

Hiện nay phƣơng thức chuyển giao khoa học công nghệ đến doanh nghiệp và hộ sản xuất đƣợc áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ để phổ biến cho ngƣời dân học hỏi, làm theo. Đây cũng chính là con đƣờng ngắn nhất đƣa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở

nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng, dần dần thay đổi cách sản xuất thủ công, thiếu chuyên nghiệp của ngƣời lao động.

1.5.2.7. Chất lượng sản phẩm

Trong hoạt động kinh tế, chất lƣợng sản phẩm đƣợc coi là xuất phát điểm của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lƣợng sản phẩm trở thành mục tiêu quan trọng của mọi thành phần kinh tế và của các quốc gia trên thế giới.

Nâng cao chất lƣợng sản phẩm OCOP giúp cho đơn vị sản xuất có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ và chinh phục đƣợc khách hàng, tạo ra uy tín, danh tiếng cho đơn vị sản xuất, đó là tài sản vô hình thu hút khách hàng, tăng doanh thu, phát triển và mở rộng sản xuất.

Đối với xã hội thì việc tạo ra sản phẩm OCOP có chất lƣợng cao đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ làm tăng giá trị sử dụng và lợi ích của xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lƣợng nguyên liệu sử dụng, giảm ô nhiễm môi trƣờng, góp phần phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động.

Tóm lại việc xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá sản phẩm cần sự hỗ trợ, hợp tác từ hai phía là doanh nghiệp, hộ sản xuất cùng với cán bộ triển khai chƣơng trình, chính quyền địa phƣơng để chƣơng trình có thể triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 35 - 37)