TT Nhóm đất
I Đất nông ngiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
1.4 Đất nông nghiệp khác
II Đất phi nông nghiệp
TT Nhóm đất
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
III Đất chƣa sử dụng
3.1 Đất đồi núi chƣa sử dụng
Tổng số
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện năm 2020)
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo đƣợc nhƣ sau: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,4o C; thƣờng nóng nhiều vào các tháng 4-8; thƣờng lạnh nhiều vào các tháng: 11-3 năm sau; thƣờng nắng nhiều vào các tháng: 3-10 với tổng số giờ nắng 1.940 giờ/năm; thƣờng mƣa nhiều vào các tháng: 5-9; độ ẩm trung bình năm là 81%; tổng lƣợng mƣa bình quân 1.400 mm/năm.
- Thuỷ văn: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lƣu vực sông Đà và sông Mã nhƣ: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác.
Nguồn nƣớc tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nƣớc tƣới cho cây trồng. Nƣớc sinh hoạt của nhân dân chủ yếu đƣợc khai thác thông qua hệ thống cấp nƣớc tự chảy, nƣớc ngầm. Nhìn chung nƣớc sông, suối là nguồn nƣớc chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của huyện Mai Sơn đƣợc đánh giá là đa dạng và phong phú nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lƣợng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đƣờng giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng; Mỏ đồng; đá vôi và đất sét,…
1.1.5. Tài nguyên sinh vật
Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lƣợng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ lƣợng lớn và chất lƣợng rừng tƣơng đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế.
Qua quá trình xây dựng và phát triển, huyện đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc trƣng: Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6; kinh tế dọc Quốc lộ 4G, kinh tế vùng lòng hồ Sông Đà; kinh tế vùng cao, biên giới. Trong những năm qua huyện đã phát huy mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng tích cực, thực hiện chủ trƣơng
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ và Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2020”. Sản xuất cây lƣơng thực chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá; sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quân hàng năm đạt 98,6 ngàn tấn; Chƣơng trình phát triển cây công nghiệp chủ lực, cây ăn quả đƣợc triển khai thực hiện với quy mô hợp lý, trọng tâm là: Cây cà phê, cây mía, sắn công nghiệp, các loại cây ăn quả... Đến năm 2020, tổng diện tích cây công nghiệp chủ lực, cây ăn quả đạt 26.609 ha bằng 1.8 lần so với năm 2015, trong đó: Cà phê 6.130 ha; Mía 4.963 ha; Cao su 338 ha, sắn 4.420 ha, cây ăn quả các loại: 10.565 ha. có 41.300 đàn trâu, bò; đàn gia cầm 1.258.000 con. Sản lƣợng thịt hơi các loại đạt 15.254 tấn. Quan tâm, đẩy mạnh đầu tƣ theo hƣớng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hình thức trang trại; ứng dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lƣợng ... từng bƣớc nâng cao thu nhập. Đến hết năm 2020, toàn huyện, lĩnh vực chăn nuôi, nhiều mô hình kinh tế trang trại, dịch vụ đƣợc nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao [10].
Bên cạnh đó, kinh tế lâm nghiệp đã có những bƣớc phát triển đột phá, góp phần tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến nay toàn huyện có diện tích tự nhiên trên 143.000 ha, trong đó rừng nguyên sinh gần 53.604,84 ha, rừng tái sinh 1.200 ha và rừng trồng 300 ha, độ che phủ đạt xấp xỉ 35,9%, nếu tính cả 9.700 ha rừng trạng thái 1C sắp đủ tiêu chuẩn 2A thì độ che phủ của rừng toàn huyện đạt 43,5%.
Công nghiệp chế biến và khai thác đƣợc chú trọng. Một số nhà máy, cơ sở công nghiệp đƣợc tiếp tục đầu tƣ và đi vào hoạt động ổn định nhƣ: Xi măng, mía đƣờng, tinh bột sắn ... Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2020 đạt 1.496,6 tỷ đồng bằng 1,52 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm (2015 - 2019) đạt 17.8%/năm đạt 98,2% KH. (Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Xi măng 1.383 ngàn tấn; gạch nung các loại 27,23 triệu viên, giảm 47% so với năm 2015; đá xây dựng các loại 1.215 ngàn m3, giảm 53,3% so với năm 2015; đường kết tinh 150.233 ngàn tấn, tăng 23,7% so với năm 2015).
Số dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh bình quân toàn huyện đạt 96%, tăng 3% so với năm 2015. Thêm 01 xã đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia nâng tổng số xã có điện lƣới quốc gia lên 22/22 xã, thị trấn, hiện nay toàn huyện có 98,7% số hộ đƣợc dùng điện sinh hoạt tăng 6,2% so với năm 2015 [10].
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn những hạn chế nhƣ: Cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nguồn vốn đầu tƣ cho việc mở rộng sản xuất và xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản, dịch vụ còn thiếu. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đang đƣợc đào tạo nhƣng chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay.
(Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025)
1.2.2. Điều kiện xã hội
* Về dân số
Dân số tính đến năm 2020 là 167.257 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số là 1.28%. Mật độ dân số khoảng 117/ngƣời/km2.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3% /năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm 1.28%, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm là 12.500 lao động, 22/22 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 6 bác sỹ/1 vạn dân trong đó có 22 xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế.
* Về giáo dục - đào tạo
Hệ thống giáo dục phủ kín 3 bậc học với 180 điểm trƣờng, cơ bản kiên cố hóa trƣờng lớp; mầm non 53%, tiểu học 52,5%, Trung học cơ sở 82%, mở lớp tới bản với hệ thống mầm non...
Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc quan tâm và từng bƣớc đƣợc nâng lên. Duy trì kết quả huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, toàn huyện có 32/98 trƣờng đạt chuẩn quốc gia; toàn huyện có 22/22 xã có Trung tâm giáo dục cộng đồng. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các cấp học ngày càng tăng số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia 5 năm qua ở các bậc học có trên 570 em; Huy động nguồn vốn xã hội hoá xây dựng nhà bếp nấu ăn cho các trƣờng bán trú; toàn huyện có 17 trƣờng bán trú với trên 3.000 học sinh mỗi năm đã tổ chức nấu ăn cho học sinh, các em học sinh đều yên tâm học tập, giảm tình trạng học sinh bỏ học; Công tác đào tạo nghề và chuyển giao hƣớng nghiệp dạy nghề đƣợc quan tâm, đến hết năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động.
* Khoa học công nghệ
Tập trung chỉ đạo, hƣớng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất chất lƣợng cây trồng, vật nuôi; đã hình thành đƣợc một số mô hình có hiệu quả nhƣ: nhãn chín muộn; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại; sản xuất rau an toàn tại xã Mƣờng Bon; mô hình tƣới nhỏ giọt kết hợp với bón phân hòa tan bằng công nghệ Israel tại xã Chiềng Ban, xã Hát Lót, xã Cò Nòi...
* Y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
Toàn huyện có 327 cán bộ y tế, duy trì tốt hoạt động của các trạm y tế xã, 100% số xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 100% các bản có nhân viên y tế bản, tiểu khu; 22/22 xã, thị trấn có bác sĩ tăng 03 xã so với năm 2015; có 22 xã có trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế (trong đó có 15 xã đạt theo tiêu chí mới, có 03 xã phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao); Công tác y tế dự phòng đƣợc quan tâm, đến hết năm 2020, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dƣới 1 tuổi đạt 98%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi còn 17,7%.
* Văn hoá, thể thao và du lịch
Phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh, toàn huyện có 60% bản, tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hoá (bình quân tăng 3%/năm); 69.6% số hộ đạt
tiêu chuẩn văn hoá; 100% số bản có đội văn nghệ bản hoạt động thƣờng xuyên. Hiện nay toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn có nhà văn hoá xã, 390/456 bản có nhà văn hoá bản, đạt 84,5% kế hoạch; Toàn huyện có 98% số hộ đƣợc xem các chƣơng trình truyền hình, 99% số hộ đƣợc nghe Đài tiếng nói Việt Nam.
Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển thƣơng mại, dịch vụ - du lịch theo hƣớng hiện đại. Hệ thống dịch vụ đã có ở tất cả các xã, phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Hoạt động du lịch từng bƣớc đƣợc hình thành, quảng bá rộng rãi với nhiều điểm du lịch nhƣ đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi, rừng Dẻ, hồ Tiền Phong, khu sinh thái, du lịch làng bản sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách.
* Chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và một số vấn đề xã hội khác.
Công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc quan tâm bằng cách lồng ghép các chƣơng trình dự án nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chƣơng trình 135, dự án giảm nghèo ... tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn 15,65%; tạo thêm việc làm cho 2.905 lao động...; Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020, hiện nay toàn huyện có 171.378 ngƣời tham gia bảo hiểm y tế chiếm 92,3%; Công tác phòng chống ma tuý có nhiều chuyển biến tích cực, hiện nay tổng số ngƣời mắc nghiện trên địa bàn huyện 1.035 ngƣời (trong đó: quản lý tại xã, tị trấn là 826 người, đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh là 300 người); duy trì và giữ vững các cơ quan, đơn vị đạt và cơ bản đạt 4 không về ma tuý. Đến hết năm 2019, toàn huyện có 100% cơ quan, đơn vị; 4.5% các xã, thị trấn; 48.9% số bản tiêu khu đạt và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy.
(Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025)
1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Những thuận lợi
Huyện có quỹ đất dồi dào, có điều kiện tƣơng đối thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội với các xã trong huyện. Điều kiện tự nhiên khí hậu, tài nguyên đất đai thích hợp cho phát triển
trồng rừng và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Tiềm năng phát triển rừng, tài nguyên đất, nƣớc với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và phục vụ dân sinh là rất lớn. Đất sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã đƣợc quản lý sử dụng hiệu quả.
1.3.2. Những khó khăn
Địa hình một số xã còn khá phức tạp đất dốc luôn bị xói mòn, rửa trôi, canh tác khó khăn; Hệ thống đƣờng giao thông chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng; chƣa chủ động đƣợc tƣới tiêu trong nông nghiệp. Sự tác động bất lợi của thời tiết nhƣ: Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất làm vùi lấp và mất diện tích đất sản xuất; Nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện đã ảnh hƣởng tới cây trồng, vật nuôi là một trong những khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng số lƣợng lao động chƣa qua đào tạo còn nhiều; Số lao động có trình độ chuyên môn còn ít nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chƣa đƣợc cao. Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, chƣa thu hút thị trƣờng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất chƣa mang tính hàng hóa, đời sống của đại đa số nhân dân nói chung còn gặp khó khăn.
2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Mai Sơn giai đoạn 2021 - 2025.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp tiếp cận
Phƣơng pháp tiếp cận quan trọng nhất của chƣơng trình là lấy sản phẩm hoàn thiện làm trọng tâm theo cách từ dƣới lên trên, trong đó cộng đồng là ngƣời đề xuất
và triển khai toàn bộ quá trình với sự hỗ trợ của các bên còn lại (nhà nƣớc, nhà khoa học và các nhà khác). OCOP = MỖI LÀNG XÃ MỘT SẢN PHẨM - Nông thôn - Dân làng - Thủ công mỹ nghệ - Danh thắng - Sản xuất, xúc tiến…
Về phƣơng pháp luận, chƣơng trình tiếp cận thông qua hai trục chính: Thứ nhất tiếp cận từ phía các cơ quan hoạch định chính sách và tiếp cận từ phía những ngƣời tổ chức triển khai thực hiện và chịu tác động của chính sách, tập trung vào các tổ chức cộng đồng có những sản phẩm truyền thống thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Đối với trục tiệm cận thứ nhất, chƣơng trình dựa vào cách tiếp cận cơ bản theo hƣớng phân tích chính sách. Đối với trục tiệm cận thứ hai, chƣơng trình dựa vào cách tiêm cận theo chuỗi giá trị ngành hàng bao gồm các khâu sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm và thƣơng mại hóa sản phẩm.
* Tiếp cận theo hướng phân tích chính sách (thể chế):
Do yêu cầu, mục tiêu của chƣơng trình là đề xuất hệ thống OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã, hệ thống hỗ trợ cộng đồng và xác định, hỗ trợ phát triển hoặc nâng cấp các sản phẩm truyền thống của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Vì vậy, đề tài phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của các tác nhân, cơ chế vận hành hệ thống OCOP và hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm trên cơ sở đó đề xuất hệ thống