Xây dựng cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 43 - 53)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

2.2. Một số điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý

Các hoạt động tạo dựng cơ sở pháp lý để phát triển sức mạnh quân sự và mở rộng hoạt động của LLPV Nhật Bản đƣợc khởi xƣớng vào những năm cuối của thập kỷ 80 (thế kỷ XX) và ngƣời tiêu biểu tiên phong trong vấn đề này là ông Ichiro Ozawa (Bộ trƣởng phụ trách các vấn đề trong nƣớc dƣới thời Thủ tƣớng Nakasone nhiệm kỳ 1983 - 1986 và là Tổng Thƣ ký LDP năm 1989). Thông qua các diễn đàn và trong các bài viết trên sách, báo, ông Ozawa khẳng định, Nhật Bản đã trở thành nƣớc lớn kinh tế, cần trở thành “cường quốc thế giới”. Để trở thành “cường quốc thế giới”, tiền đề trƣớc tiên phải trở thành “quốc gia bình thường”. “Quốc gia bình thường” phải là quốc gia có tinh thần tự chủ, độc lập hơn trong chính sách an ninh đối ngoại, mà biểu hiện cụ thể chính là sự tham gia tích cực hơn của Nhật Bản trong các công việc quốc tế, không chỉ dừng lại ở việc viện trợ kinh tế, mà còn đóng góp cho an ninh thế giới, độc lập trong hành động... Ông Ozawa kêu gọi Nhật Bản thức tỉnh trƣớc những thay đổi của thế giới, tiến hành cải tổ chính trị, pháp lý quân sự, tiến tới trở thành quốc gia bình thƣờng; Nhật Bản phải sửa đổi Hiến pháp, phải ở thế chủ động, tham gia tích cực hơn vào các công việc quốc tế, đóng góp đảm bảo an ninh của thế giới... Việc xem xét, ban hành các luật, điều luật quan trọng, kế hoạch phòng vệ và quyết sách liên quan đến xây dựng, mở rộng hoạt động của LLPV đƣợc Nhật Bản bắt đầu tiến hành từ những năm 1990 và đƣợc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt dƣới thời Thủ tƣớng Koizumi và Thủ tƣớng Abe.

Nhƣ đã đề cập ở trên, ý tƣởng sửa đổi Hiến pháp đã đƣợc các nhà chính trị Nhật Bản khởi xƣớng từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhƣng do tác động từ nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề nội bộ, nên đến những năm đầu thế kỷ XXI, vấn đề này mới thực sự đƣợc đẩy mạnh, nhất là dƣới thời cầm quyền của Thủ tƣớng Koizumi và Shinzo Abe.

Năm 2000, Quốc hội Nhật Bản đã thành lập “Uỷ ban Điều tra Hiến pháp”, bắt đầu tiến trình thảo luận công khai về sửa đổi Hiến pháp, mà hạt nhân là Điều 9. Ngày 02/11/2003, Thủ tƣớng Koizumi đã công khai tuyên bố rằng, cần phải sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, đồng thời thực hiện “chính danh” cho Cục Phòng vệ và LLPV, nghĩa là sẽ nâng cấp Cục Phòng vệ thành “Bộ Quốc phòng” và LLPV thành “quân đội đích thực”. Ông nhấn mạnh: “Nếu Nhật Bản thực hiện chính sách trung lập phi vũ trang, không có quân đội, một khi bị xâm lược, ai sẽ bảo vệ quốc gia? Những công dân vừa không được trải qua huấn luyện, vừa không có vũ trang, liệu có thể chiến đấu được chăng? Đây là một nền chính trị vô trách nhiệm...”[23].

Tháng 11/2005, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, LDP công bố bản “Dự thảo Hiến pháp sửa đổi” gồm 10 chƣơng, 99 điều. Trong Dự thảo khẳng định: “Để bảo vệ hòa bình và độc lập của đất nước cũng như an ninh của nhà nước và nhân dân, Nhật Bản sẽ duy trì lực lượng quân sự để tự bảo vệ mình. Thêm vào đó, các lực lượng quân sự Nhật có thể tham gia vào các hoạt động GGHB và an ninh thế giới trong khuôn khổ hợp tác quốc tế”. Quy định “Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là thành viên của Nội các Nhật”, Bộ Quốc phòng đƣợc thành lập “Tòa án Quân sự” riêng. Dự thảo cũng yêu cầu “giảm bớt sự phân biệt giữa nhà thờ và nhà nước”, tạo điều kiện cho Thủ tƣớng đƣơng nhiệm thăm đền Yasukuni và cho phép Nhà nƣớc có thể tham gia các hoạt động tôn giáo “phù hợp với tập quán xã hội Nhật”... [1]

tuyên bố, một trong những vấn đề trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông là xem xét lại bản Hiến pháp. Ông nêu rõ: “Điều 9 cần được xem xét lại trên quan điểm bảo vệ Nhật Bản và nhằm đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng quốc tế muốn Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, có những đóng góp lớn hơn cho an ninh quốc tế”[1]. Thủ tƣớng Abe khẳng định, “việc thông qua quyền phòng vệ tập thể là điều bắt buộc và cấp bách đối với Nhật Bản trong môi trường an ninh đang ngày càng trở nên phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Nếu không thay đổi về nguyên tắc chung, Nhật Bản không thể đưa quân tham chiến ở nước ngoài. Việc phục hồi quyền đáp trả quân sự để bảo vệ các nước có quan hệ mật thiết với Nhật Bản là điều hết sức quan trọng với an ninh của cả Nhật Bản và khu vực” [36]. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2007 - 2012, việc sửa đổi Hiến pháp của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do bị tác động bởi suy thoái kinh tế dẫn đến nội bộ diễn biến phức tạp (từ năm 2009 - 2012, đảng Dân chủ đối lập lên nắm quyền). Sau khi trở lại làm Thủ tƣớng (12/2012), vấn đề sửa đổi Hiến pháp tiếp tục đƣợc ông Abe thúc đẩy mạnh mẽ. Mặc dù chƣa đạt đƣợc mục tiêu là sửa đổi Khoản 2 Điều 9, nhƣng Chính phủ Nhật Bản đã có một bƣớc tiến quan trọng, đó là thông qua “Nghị quyết diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp” (tháng 7/2014), chính thức cho phép nƣớc này thực hiện quyền phòng vệ tập thể, hợp tác quân sự ở nƣớc ngoài và xuất khẩu vũ khí. Theo đó, Nhật Bản có thể triển khai LLPV tham chiến ở nƣớc ngoài nếu “sự tồn tại của Nhật Bản bị đe dọa và xuất hiện những nguy cơ rõ ràng đe dọa tới quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân”. Nghị quyết cũng quy định 6 điều kiện để thực thi quyền phòng vệ tập thể, gồm: (1) Tồn tại mối đe dọa lớn đối với an ninh Nhật Bản; (2) Một đồng minh hoặc một quốc gia bạn bè bị tấn công; (3) Quốc gia bị tấn công yêu cầu Nhật Bản giúp đỡ; (4) Nƣớc thứ 3 cho phép Nhật Bản điều động LLPV qua lãnh thổ khi có sự cố; (5) Thủ tƣớng ra quyết định sử dụng lực lƣợng; (6) Quyết định

của Thủ tƣớng đƣợc sự chấp thuận của Quốc hội. Tại cuộc họp báo sau khi Nội các Nhật Bản thông qua Nghị quyết trên, Thủ tƣớng Abe đã nêu ra 4 hình thức áp dụng quyền phòng vệ tập thể là: (1) LLPV Nhật Bản có thể sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia để đánh chặn các tên lửa nhằm bắn đến Mỹ; (2) Hải quân Nhật Bản có thể đƣợc triển khai nếu tàu chiến Mỹ bị tấn công ngoài biển khơi; (3) Nhật Bản có thể huy động lực lƣợng để phản công nếu bị nƣớc ngoài tấn công trên lãnh thổ nƣớc ngoài; (4) Nhật Bản đƣợc sử dụng lực lƣợng để loại bỏ các trở ngại trong các chiến dịch GGHB của LHQ [21].

Nhƣ vậy, Dự thảo Nghị quyết cho phép Nhật Bản sử dụng quyền “tự vệ tập thể” (collective self defence) đã được thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản không còn bị ràng buộc bởi Điều 9 Hiến pháp Hòa bình. Nhật Bản từ chấp nhận quyền tự vệ (sử dụng vũ lực ở mức độ tối thiểu) khi bị tấn công đã có thể chủ động bảo vệ đồng minh khi bị tấn công, cho dù Nhật Bản chƣa bị tấn công; có thể nhanh chóng triển khai LLPV tới những nơi xảy ra sự cố căng thẳng ở mức độ thấp (“sự biến xung quanh”) hay có thể cân nhắc hỗ trợ hậu cần và các vấn đề khác trong các sứ mệnh GGHB ở nƣớc ngoài. Nghị quyết không những nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động của LLPV Nhật Bản trong chiến dịch GGHB do LHQ và các “sự biến xung quanh” (tình huống khó xác định của một cuộc xung đột chƣa đến mức dẫn đến một cuộc chiến tranh tổng lực), mà còn tạo điều kiện cho LLPV Nhật Bản tham gia các hoạt động quân sự cùng với các nƣớc khác ngoài Mỹ. Động thái này đƣợc xem là một cuộc cách mạng cả trong chính trị đối nội và đối ngoại của Nhật, là một bƣớc đi lịch sử nhằm thoát khỏi chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, là sự thay đổi chính sách mạnh mẽ nhất kể từ khi Nhật Bản thành lập LLPV, đánh dấu sự thay đổi quan trọng của nền quốc phòng Nhật Bản, chấm dứt lệnh cấm triển khai “phòng vệ tập thể”, hỗ trợ một nƣớc bạn khi bị

tấn công. Thông qua Nghị quyết này, Nhật Bản phát đi thông điệp rằng, với tƣ cách là nƣớc lớn ở CA - TBD, Nhật Bản có quyền và sẵn sàng can dự quân sự khi đƣợc đề nghị, Quân đội Nhật Bản sẽ có thể trợ giúp trong trƣờng hợp Quân đội Mỹ bị tấn công bởi một kẻ thù chung, ngay cả khi Nhật Bản không phải là đối tƣợng của cuộc tấn công đó. Mặc dù còn nhiều ràng buộc khi giải pháp quân sự cần hội tụ đủ 3 điều kiện (gồm: (i) Một đe dọa thực sự với nhà nƣớc Nhật Bản, (ii) Mối nguy hiểm rõ ràng tới quyền sống, tự do, theo đuổi hạnh phúc ngƣời dân Nhật; (iii) Không còn một giải pháp thay thế nào khác), nhƣng rõ ràng đây là một nỗ lực mang tính quyết đoán của nội các Thủ tƣớng Abe. Quyết định này đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của LLPV Nhật Bản, quyền “phòng vệ tập thể” mà Nội các Nhật Bản thông qua không chỉ áp dụng với Mỹ, Hàn Quốc, Australia, mà còn có thể mở rộng ra với các nƣớc nhƣ Philippines, Ấn Độ... nếu có các mối đe doạ từ Trung Quốc. Dƣ luận nhiều nƣớc trong khu vực cho rằng, Nghị quyết này của Nhật Bản không chỉ làm thay đổi cách hiểu kéo dài hàng thập kỷ qua về bản Hiến pháp Hòa bình, mà còn là một bƣớc tiến mới đặc biệt quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp của Nhật Bản.

Đồng thời với thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, Nhật Bản cũng xây dựng mới, sửa đổi và ban hành nhiều bộ luật, điều luật quan trọng nhằm phát triển và mở rộng hoạt động của LLPV. Trong đó điển hình là: “Luật Phối hợp GGHB với LHQ” (1992); “Luật Sự biến xung quanh” (1999); “Luật Đặc biệt Chống khủng bố” (2001); “Luật sửa đổi Cục Phòng vệ” (2001); “Luật sửa đổi Phòng vệ An ninh trên biển” (2001); “Bộ luật Hữu sự” (2003), gồm 03 dự luật: “Luật về tình trạng Nhật Bản bị tấn công bằng vũ lực”, “Luật sửa đổi Luật Cục Phòng vệ”, “Luật Thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia”); năm 2004, Nhật Bản thông qua và ban hành một loạt điều luật cho phép LLPV mở rộng các hoạt động ở trong và ngoài nƣớc nhƣ: “Luật thứ bảy về khi có chiến

tranh” (Luật Bảo hộ quốc dân), “Luật Quản chế Vận tải hàng hoá quân dụng trên biển của nước ngoài”, sửa đổi “Luật LLPV”, “Luật về Biện pháp chi viện hành động của quân Mỹ”, “Luật Đặc biệt về trưng dụng thiết bị công cộng”, “Luật Xử lý tù binh”, “Luật Xử phạt các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế”; năm 2005 ban hành hai luật là “Luật Phòng vệ sửa đổi” và “Luật sửa đổi về các biện pháp đặc biệt chống khủng bố”; “Luật Nâng cấp Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng”, “Luật cơ bản về Không gian vũ trụ” (2008); “Luật Ứng phó hải tặc” (2009); “Dự luật sửa đổi Luật LLPV” (2013); điều chỉnh “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” (2014); “Luật An ninh Nhật Bản” (2015)… Đáng chú ý, Luật An ninh Nhật Bản đƣợc coi là một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản. Luật này cho phép LLPV Nhật Bản mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ trong trƣờng hợp an ninh Nhật Bản bị đe dọa, tham gia các chiến dịch giữ gìn hòa bình hoặc trong trƣờng hợp các nƣớc bạn của Nhật Bản bị tấn công hay bị đe dọa…

Nhƣ vậy, các bộ luật trên không chỉ là cơ sở pháp lý để Nhật Bản củng cố và mở rộng cơ cấu tổ chức, biên chế lực lƣợng và vũ khí trang bị của LLPV, từng bƣớc phát triển, hiện đại hóa và xây dựng LLPV thành một “quân đội bình thường” nhƣ quân đội các quốc gia khác, mà còn cho phép LLPV Nhật Bản mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ trong trƣờng hợp an ninh Nhật Bản bị đe dọa, tham gia các chiến dịch giữ gìn hòa bình, chống khủng bố quốc tế hoặc trong trƣờng hợp các nƣớc bạn của Nhật Bản bị tấn công hay bị đe dọa.

2.2.1.2. Điều chỉnh Đại cương, Kế hoạch Phòng vệ (Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia)

Bên cạnh việc tạo cơ sở pháp lý, nhất là đẩy mạnh tiến trình sửa đổi Hiến pháp Hòa bình, Nhật Bản còn đẩy mạnh điều chỉnh và triển khai các “Đại cương Phòng vệ” (Hƣớng dẫn Chƣơng trình Phòng thủ Quốc gia) và “Kế

hoạch Phòng vệ”. Cụ thể: Tháng 12/2004, Nhật Bản đã công bố “Đại cương Phòng vệ mới” và “Kế hoạch Quốc phòng trung hạn 2006 - 2010”. Trong đó, lần đầu tiên xác định “Trung Quốc là đối tượng đáng quan tâm, coi vấn đề Eo biển Đài Loan và vấn đề Triều Tiên là những nhân tố gây bất ổn cho tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản”; “Kế hoạch Quốc phòng trung hạn” xác định đẩy mạnh mua sắm theo hƣớng nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo, chế tạo hệ thống ra đa mặt đất mới; thành lập Bộ Tổng tham mƣu liên quân thay Hội đồng Tham mƣu trƣởng Liên quân; đặt Trung tâm Tình báo Quốc phòng dƣới sự chỉ huy trực tiếp của Cục trƣởng Cục Phòng vệ…; “Đại cương Phòng vệ 2013” và “Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia” (2013), còn gọi là “Nguyên tắc Chỉ đạo Quốc phòng dài hạn 10 năm”, hoặc “Đại cương Phòng vệ dài hạn” và “Kế hoạch Xây dựng LLPV trung hạn” (2015 - 2019, còn gọi là “Kế hoạch Phòng vệ trung hạn” đề cập đến hai nội dung chủ yếu trong phát triển LLPV những năm tới, đó là nâng cao năng lực, vai trò và xác định các ƣu tiên trong tăng cƣờng cơ cấu của LLPV. “Đại cương Phòng vệ 2013” của Nhật Bản đã xác định các lĩnh vực trọng tâm mà LLPV của nƣớc này cần nâng cao trong vòng 10 năm tới là: Năng lực tình báo, do thám và trinh sát; năng lực vận chuyển; năng lực điều khiển, chỉ huy thông tin và liên lạc; ứng phó với các cuộc tấn công trên các đảo xa; ứng phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo; ứng phó với diễn biến ngoài không gian và không gian mạng; ứng phó thảm họa và tham gia các hoạt động quốc tế...

Nhƣ vậy, thông qua việc sửa đổi các “Đại cương Phòng vệ” và “Kế hoạch Phòng vệ trung hạn” (12/2013), Nhật Bản nỗ lực trong việc hoàn thiện chức năng, cơ cấu và nhiệm vụ của LLPV theo mô hình một quân đội nhà nghề, đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tình báo, do thám và trinh sát, thông tin và liên lạc, ứng phó với các cuộc tấn công trên các đảo xa và các

cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, diễn biến ngoài không gian và không gian mạng, thảm họa và tham gia các hoạt động quốc tế...

2.2.1.3. Thúc đẩy thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia

Để tạo sự ủng hộ của quốc tế, nhất là của dân chúng và các phe phái trong nội bộ đối với việc đẩy mạnh phát triển và mở rộng hoạt động của LLPV, đặc biệt là thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia, cùng với tiến trình sửa đổi Hiến pháp, ban hành các văn bản luật, Nhật Bản đẩy mạnh tuyên truyền các mối đe doạ về an ninh đối với quốc gia và khu vực, gồm các vấn đề an ninh phi truyền thống (khủng bố, hàng hải…); về vũ khí hủy diệt lớn, nguy cơ xung đột vũ trang do tranh chấp lãnh thổ… Trong đó, Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh mối đe dọa từ sự phát triển và tƣ tƣởng bành trƣớng lãnh thổ của Trung Quốc và vấn đề Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.

Nhật Bản cho rằng, sau những nỗ lực cải cách, Trung Quốc đang vƣơn lên mạnh mẽ về mọi mặt, nhất là về sức mạnh quân sự, trở thành thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Nhật Bản. Bởi trong quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc còn tồn tại nhiều vấn đề bất đồng, trong đó có hai vấn đề hết sức nhạy cảm. Một là, thái độ của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)