Dự báo điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 78 - 82)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

3.1. Dự báo điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

3.3.1. Nhật Bản thực hiện mục tiêu điều chỉnh chiến lược quân sự với nhiều thuận lợi nhưng cũng gắn với không ít khó khăn với nhiều thuận lợi nhưng cũng gắn với không ít khó khăn

- Thuận lợi:

+ Tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến có nhiều thuận lợi cho quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản. Môi trƣờng an ninh toàn cầu nói chung và khu vực CA - TBD nói riêng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, những nguy cơ đó không có lợi cho an ninh của Nhật Bản, nhƣng lại có lợi cho mục tiêu điều chỉnh CLQS của nƣớc này, bởi nó tạo ra lý do “chính đáng” cho Nhật Bản đẩy mạnh điều chỉnh CLQS. Trên thực tế, bên cạnh các vấn đề cũ vẫn chƣa có dấu hiệu đƣợc cải thiện nhƣ tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với một số nƣớc láng giềng, vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đã xuất hiện thêm nhiều vấn đề mới cũng phức tạp và căng thẳng không kém, nhƣ Ukraina, Nhà nƣớc Hồi giáo (IS) tự xƣng… Đặc biệt, “tham vọng siêu cường” cùng chính sách bành trƣớng lãnh thổ của Trung Quốc đang thách thức về an ninh đối với Nhật Bản, đòi hỏi Nhật Bản phải nhanh chóng nâng cao năng lực của bản thân, đáp ứng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

+ Nhật Bản nhận đƣợc sự ủng hộ từ Mỹ. Rõ ràng, một nƣớc Mỹ đang và sẽ tiếp tục phải “căng ra” trên nhiều mặt trận để níu giữ vị trí nhất siêu sẽ vẫn rất cần sự chia sẻ từ phía một đồng minh quan trọng nhƣ Nhật Bản. Trên thực tế, sau khi Nhật Bản thông qua Nghị quyết diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp (tháng 7/2014) cho phép thực hiện quyền phòng vệ tập thể, Mỹ đã bày tỏ thái độ ủng hộ Nhật Bản mạnh mẽ. Đáng chú ý, Nhật Bản và Mỹ đã đạt đƣợc một thỏa thuận quan trọng trong việc sửa đổi Nguyên tắc Chỉ đạo Hợp tác Quốc

phòng Nhật - Mỹ theo những nội dung phù hợp hơn với chiến lƣợc an ninh quốc gia mới của Nhật Bản. Mỹ cũng thông qua một dự luật quốc phòng then chốt, theo đó gỡ bỏ lệnh phong tỏa khoản tài chính dành cho hoạt động chuyển quân từ Okinawa tới Guam.

+ Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng sự ghi ngại về một nƣớc Trung Quốc trỗi dậy không hòa bình, trong khi sức mạnh của Mỹ và đồng minh ngày càng suy giảm, thì sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản theo hƣớng tăng cƣờng sức mạnh và mở rộng can dự vào các vấn đề an ninh quốc tế và khu vực sẽ tiếp tục nhận đƣợc sự ghi nhận, ủng hộ của đa số các nƣớc trong cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, ngoài Mỹ, một số quốc gia trong khu vực nhƣ Australia, Philippines đã lên tiếng ủng hộ việc Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể. Ngoại trừ Trung Quốc phản đối mạnh mẽ và Hàn Quốc vẫn tỏ thái độ hoài nghi, các nƣớc còn lại đều bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực hơn cho hòa bình và an ninh khu vực. Một minh chứng cụ thể cho điều này đó là, các nƣớc ASEAN đã chấp nhận đề nghị của Nhật Bản về việc tổ chức một Hội nghị không chính thức Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN - Nhật Bản (2014). Theo đó, Nhật Bản đã trở thành quốc gia thứ 3 có cơ chế này với ASEAN (sau Mỹ và Trung Quốc).

+ Một thuận lợi quan trọng có tính quyết định cho quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản trong thời gian tới đó là sự quyết tâm của Chính phủ đƣơng nhiệm (do Shinzo Abe làm Thủ tƣớng) trong điều kiện chính trƣờng Nhật Bản tƣơng đối ổn định dƣới sự lãnh đạo của LDP. Với điều kiện này, không những ít có khả năng gây ra xáo trộn nhiều về mặt chính sách, mà còn hứa hẹn vấn đề điều chỉnh CLQS của Nhật Bản sẽ đƣợc thúc đẩy mạnh trong những năm tới, bởi với một loạt chính sách đã đƣợc chính quyền Thủ tƣớng Abe thông qua, nhất là việc thông qua Hiến chƣơng Viện trợ phát triển chính thức sửa đổi chính là nền tảng pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để

Chính phủ của Thủ tƣớng Abe thúc đẩy thực hiện mục tiêu của mình.

+ Nhật Bản có nền công nghiệp hoàn chỉnh và phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới... Trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Nhật Bản có tiềm năng lớn về công nghệ tên lửa, hoá - sinh học, vũ khí chính xác, vũ khí hạt nhân... Đây là điều rất quan trọng bởi một cƣờng quốc quân sự cần phải có đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu trong nƣớc, tự phát triển các loại vũ khí chiến lƣợc và có khả năng xuất khẩu ra nƣớc ngoài chứ không thể chỉ phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các quốc gia khác.

- Khó khăn:

+ Sự ràng buộc pháp lý. Mặc dù đã “gỡ bỏ” đƣợc khá nhiều rào cản pháp lý, nhƣng quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản vẫn sẽ vấp phải khó khăn lớn nhất đó là sự ràng buộc của Điều 9 Hiến pháp. Cho dù ngƣời dân Nhật Bản đều ủng hộ việc khôi phục vị thế của nƣớc Nhật, nhƣng thái độ đối với việc sửa đổi Hiến pháp lại không đồng nhất. Bản Hiến pháp Hòa bình tồn tại hơn 70 năm qua đã trở thành một niềm tự hào của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân Nhật Bản, bởi nó phản ánh khát vọng hòa bình và giá trị nhân văn của đất nƣớc, con ngƣời Nhật Bản, không muốn tái diễn lại những ký ức đau thƣơng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Chính điều này đã khiến việc sửa đổi Hiến pháp trở thành một vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống chính trị của Nhật Bản. Theo các cuộc điều tra dƣ luận của giới truyền thông, hơn 50% ngƣời dân Nhật Bản phản đối sửa đổi Hiến pháp. Đây là điều mà các chính quyền cần cân nhắc thận trọng bởi nó có thể sẽ gây ra những xáo trộn, chia rẽ gay gắt trong nội bộ Nhật Bản cũng nhƣ tác động xấu đến vai trò của đảng cầm quyền.

+ Thái độ quan ngại của các nƣớc châu Á, nhất là các nƣớc từng là nạn nhân của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đặc biệt Trung Quốc

và Hàn Quốc. Trong quá trình điều chỉnh CLQS của mình, Nhật Bản chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của hai quốc gia này. Đây là hai đất nƣớc thấu hiểu hơn ai hết những tội ác của phát xít Nhật trong quá khứ. Do đó, họ không hề mong muốn Nhật Bản trở lại con đƣờng một cƣờng quốc quân sự. Trên thực tế, bất cứ một động thái điều chỉnh chính sách an ninh của Nhật Bản cũng tạo nên dƣ luận phản đối mạnh mẽ ở hai quốc gia trên (ở cả cấp Nhà nƣớc và nhân dân), đặc biệt là ở Trung Quốc. Ngoài yếu tố lịch sử, Trung Quốc và Hàn Quốc còn là hai quốc gia đang tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản. Đặc biệt, Trung Quốc và Nhật Bản còn là nƣớc đang tranh giành quyết liệt vị thế, lợi ích với nhau ở khu vực. Ngoài ra, Nhật Bản còn là đồng minh quan trọng, mắt xích không thể thiếu trong chiến lƣợc bao vây, kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ. Do đó, sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với Trung Quốc và họ phản ứng mạnh mẽ là điều dễ hiểu. Thái độ của Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho Nhật Bản bởi nó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản vốn chƣa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Với vị thế là một trong những đối tác kinh tế lớn của Nhật Bản, Trung Quốc sẽ sử dụng mối quan hệ kinh tế để gây khó khăn cho Nhật Bản thông qua áp lực của giới doanh nghiệp và ngƣời dân lên Chính phủ Nhật Bản.

+ Sự ràng buộc từ phía Mỹ. Nhƣ đã nói ở các phần trên, Mỹ ủng hộ Nhật Bản nâng cao tiềm lực quân sự để chia sẻ gánh nặng với Mỹ. Tuy nhiên, sự ủng hộ này không phải là mãi mãi và vô điều kiện. Mỹ cũng hiểu rõ rằng, nếu không đƣợc “kiểm soát”, Nhật Bản sẽ trở thành một đối thủ “đáng gờm” của Mỹ cả về kinh tế và quân sự. Thêm vào đó, Mỹ cũng chƣa quên đƣợc những bài học trong quá khứ khi bị phát xít Nhật tập kích hay việc “dung dưỡng” phát xít Đức nhằm chống lại Liên Xô gây ra hậu quả to lớn cho nhân loại, trong đó có nƣớc Mỹ nhƣ thế nào. Do đó, có thể nói, chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục

ủng hộ Nhật Bản điều chỉnh CLQS, tuy nhiên, quy mô và mức độ đến đâu thì rất khó đoán định bởi trong tƣơng lai, Nhật Bản vẫn chƣa thể thoát khỏi “ô an ninh” của Mỹ và còn tùy thuộc vào sự duy trì, phục hồi sức mạnh của Mỹ trong những năm tới.

+ Khó khăn nữa Nhật Bản gặp phải là về kinh tế - xã hội, nhất là hiện nợ công của Nhật Bản đã lên mức 240% GDP, trong khi nền kinh tế phát triển thiếu ổn định, thêm vào đó là tỷ lệ thất nghiệp cao (3 - 4%), tình trạng già hoá dân số, tỷ lệ sinh thấp, không chỉ khiến cho lực lƣợng lao động giảm sút, ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế, mà còn kéo theo gánh nặng phúc lợi xã hội... Điều này, tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm tới. Kinh tế khó khăn sẽ cản trở việc thực hiện mục tiêu trở thành cƣờng quốc toàn diện, trong đó có điều chỉnh CLQS của Chính phủ nƣớc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)