Nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 66 - 69)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

2.2. Một số điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

2.2.4. Nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí

Tuy là một nƣớc thất bại trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nhƣng Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, có quy mô nền công nghiệp và hạ tầng khoa học công nghệ rất hùng hậu, có nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển hàng đầu thế giới nhƣ công nghệ chế tạo ô tô, đóng tàu, thiết bị điện tử, vi điện tử, bán dẫn, máy tính, ra-đa, la-de, vật liệu mới, kỹ thuật hạt nhân dân dụng và kỹ thuật không gian tiên tiến... Nhật Bản là nƣớc thứ 4 trên thế giới đƣa lên quỹ đạo thành công vệ tinh nhân tạo, nƣớc thứ 3 trên thế giới phóng thành công vệ tinh địa tĩnh. Công nghiệp chế tạo của Nhật Bản đã đảm bảo

một khối lƣợng lớn công việc chế tạo vũ khí trang bị cho quân đội nƣớc này. Các loại tàu chiến, xe tăng, xe quân sự, máy bay và các thiết bị quân sự khác của LLPV Nhật Bản đƣợc chế tạo từ các tập đoàn công nghiệp Mitsui, Mitsubishi, Kawasaki, Toshiba, Komatsu, Hitachi, Ishikawa… Theo đánh giá của một cơ quan nghiên cứu Nhật, nếu cho phép Nhật xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản có thể khống chế 60% thị trƣờng tàu, 40% thị trƣờng điện tử quân sự, 46% thị trƣờng xe quân sự, 25-30% thị trƣờng hàng không vũ trụ. Nhật Bản có thể sản xuất đƣợc bom nguyên tử và bom khinh khí trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng và trong một năm có thể sản xuất từ 1.000 - 2.000 tên lửa tầm trung và tầm xa [37]. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, các công ty này không đƣợc phép xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quân sự, vì vậy, khách hàng duy nhất của họ là Bộ Quốc phòng.

Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” đƣợc Nội các của Thủ tƣớng Nhật Bản Eisaku Sato ban hành năm 1967, nhằm thể hiện ý muốn hòa bình của Nhật Bản, xóa đi sự quan ngại của thế giới đối với việc tái quân sự hóa của Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, “Ba Nguyên tắc” này luôn tồn tại những ý kiến bất đồng, phái cứng rắn trong Quốc hội Nhật Bản và các tập đoàn công nghiệp từ lâu luôn tìm mọi cách để hủy bỏ lệnh cấm này. Năm 1983, “Ba Nguyên tắc” này lần đầu đã đƣợc sửa đổi nhƣng cũng chỉ cho phép Nhật Bản cung cấp công nghệ vũ khí cho Mỹ trong điều kiện nhất định. Sau Chiến tranh Lạnh, cùng với việc thay đổi mục tiêu chiến lƣợc an ninh, Nhật Bản cũng bắt đầu phá vỡ các hạn chế liên quan. Năm 2004, “Hiệp hội Chia sẻ bảo đảm an ninh và sức mạnh phòng vệ” (cơ quan tƣ vấn của Thủ tƣớng) trình lên Thủ tƣớng Koizumi một báo cáo nghiên cứu nêu rõ, để bảo đảm “công nghệ lõi” cho an ninh Nhật Bản, cần nghiên cứu sách lƣợc để Nhật Bản tham gia hợp tác phát triển và sản xuất các loại vũ khí, trang bị quốc phòng, vì vậy cần thiết phải sửa đổi “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” nhằm tăng cƣờng sức mạnh

quốc phòng và quân sự của nƣớc này trong tƣơng lai. Từ đó, Nhật Bản từng bƣớc nới lỏng, tiến tới vô hiệu hoá “Ba Nguyên tắc” này. Theo đó, tháng 12/2004, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản tuyên bố, “Nhật Bản xử lý đặc biệt đối với xuất khẩu linh kiện cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”; tháng 12/2005, Nhật Bản quyết định hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển tên lửa SM-3; tháng 12/2011, Nhật Bản đã thông qua quyết định nới lỏng “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” để tăng ngân sách quốc phòng nhằm thực hiện hiện đại hoá quân đội, nhất là Không quân và Hải quân. Tăng cƣờng sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực, thúc đẩy khả năng xuất khẩu vũ khí... Đặc biệt, ngày 01/4/2014, Nhật Bản đã thông qua “Ba Nguyên tắc và chỉ đạo mới trong hoạt động xuất khẩu vũ khí” thay thế cho “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” năm 1967, với nội dung: (1) Chính phủ Nhật Bản có thể cấp phép xuất khẩu một số loại vũ khí cho các quốc gia và tổ chức quốc tế, với điều kiện là họ không đứng về phía nào hoặc tham gia vào cuộc xung đột vũ trang, cũng nhƣ đảm bảo vũ khí xuất khẩu của Nhật Bản không bị chuyển giao cho bên thứ 3; (2) Chính phủ Nhật Bản cho phép xuất khẩu vũ khí chỉ khi các vũ khí này phục vụ mục đích đóng góp cho hợp tác quốc tế và các lợi ích an ninh của Nhật Bản; (3) Nhật Bản có thể đƣa các thiết bị quân sự bị hƣ hỏng trong nƣớc ra nƣớc ngoài sửa chữa, cũng nhƣ cung cấp vũ khí cho các tổ chức quốc tế và quốc gia có biên giới nằm gần tuyến thƣơng mại hàng hải quốc tế với Nhật Bản [36].

Nhƣ vậy, “Ba Nguyên tắc và chỉ đạo mới trong hoạt động xuất khẩu vũ khí” không chỉ là bƣớc đi thực sự phá vỡ “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” năm 1967 nhằm thực hiện hiện đại hoá quân đội, mà còn mang lại cơ hội to lớn cho các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản mở rộng hợp tác, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ quân sự, bao gồm cả xuất khẩu vũ khí sang các nƣớc không phải là đối tác truyền thống (Mỹ, Anh, Pháp, NATO…),

Nhật Bản sẽ ƣu tiên xuất khẩu vũ khí và hợp tác chuyển giao công nghệ cho những nƣớc có biển liên quan đến lợi ích của Nhật Bản, nhƣ Việt Nam, Philippines, Indonesia, Australia, Ấn Độ...

Thực hiện “Ba Nguyên tắc và chỉ đạo mới trong hoạt động xuất khẩu vũ khí”, cuối tháng 7/2014, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) đã phê chuẩn Dự án hợp tác với Anh về nghiên cứu và phát triển tên lửa không đối không Meteor và xuất khẩu một số linh kiện tên lửa PAC-2 do Nhật Bản sản xuất sang Mỹ. Trƣớc đó, Nhật Bản đã ký với Australia Thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng chế tạo tàu ngầm lớp Soryu 4.200 tấn. Nhật Bản cũng đang xem xét việc xuất khẩu thiết bị quân sự cho Ấn Độ, trong đó có thủy phi cơ quân sự US-2. Ngoài ra, ngày 09/01/2014, Nhật Bản và Pháp đã nhất trí thành lập 2 Uỷ ban Tham vấn về hợp tác nghiên cứu, chế tạo trang bị phòng vệ và quản lý xuất khẩu; nhất trí kế hoạch triển khai hợp tác trên các lĩnh vực nhƣ tàu ngầm, máy bay không ngƣời lái và máy bay trực thăng thế hệ mới nhất...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)