Nhật Bản sẽ đạt được những kết quả đáng kể trong điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 82 - 85)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

3.3.2. Nhật Bản sẽ đạt được những kết quả đáng kể trong điều chỉnh

chiến lược quân sự của mình

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhƣng tiến trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản theo hƣớng nâng cao vai trò, vị thế và mở rộng hoạt động của LLPV Nhật Bản là khó có thể đảo ngƣợc. Dự kiến trong vòng 5 - 15 năm tới, tiến trình này của Nhật Bản sẽ đạt đƣợc một số kết quả nổi bật:

- Hoàn thành sửa đổi Hiến pháp

Trong thông điệp năm mới 2014, Thủ tƣớng Abe cho rằng, “đã 68 năm trôi qua kể từ khi Hiến pháp Hòa bình có hiệu lực và giờ là lúc cả nước Nhật cần phải thảo luận sâu hơn về việc thay đổi Hiến pháp để có thể theo kịp với sự thay đổi của thời cuộc”12

. Ông Abe cũng đồng thời đề cập đến khả năng sẽ hoàn thành việc sửa đổi Hiến pháp này trƣớc thời điểm năm 2020. Việc Nội

12Nhật Bản sẽ thay đổi “Hiến pháp hòa bình” vào năm 2020, website: http://vov.vn/thegioi/nhat-ban- se-thay-doi-hien-phap-hoa-binh-vao-nam-2020-304020.vov

các Nhật Bản thông qua nghị quyết diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp (7/2014) chính là động thái cụ thể và rõ ràng nhất cho quyết tâm đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến pháp của chính quyền Abe trong thời gian tới. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Nhật Bản ban hành các điều luật và chính sách quốc phòng - an ninh cụ thể và tiến tới hoàn thành việc sửa đổi Hiến pháp với trọng tâm là Điều 9.

- Xây dựng Lực lượng Phòng vệ thành Quân đội Nhật Bản

Đại cƣơng Phòng vệ 2013 của Nhật Bản đã xác định các lĩnh vực trọng tâm mà LLPV của nƣớc này cần nâng cao trong vòng 10 năm tới là: Năng lực tình báo, do thám và trinh sát; năng lực vận chuyển; năng lực điều khiển, chỉ huy thông tin và liên lạc; ứng phó với các cuộc tấn công ở các đảo xa; ứng phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo; ứng phó với diễn biến ngoài không gian và không gian mạng; ứng phó thảm họa và tham gia các hoạt động quốc tế… Từ đó cho thấy, Nhật Bản sẽ nỗ lực hoàn thiện chức năng, cơ cấu và nhiệm vụ của LLPV theo mô hình một quân đội nhà nghề. Năm 2007, Cục Phòng vệ Nhật Bản đã đƣợc nâng cấp thành Bộ Quốc phòng và trong thời gian tới, sau khi đã sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, Nhật Bản sẽ có “quân đội” của riêng mình kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.

- Đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội cả về số lượng và chất lượng

Hiện nay, LLPV Nhật Bản có quy mô còn khá “khiêm tốn” so với các quốc gia trong khu vực (quân số ít hơn rất nhiều so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên). Để xây dựng LLPV theo hƣớng quân đội chính quy, hiện đại, Nhật Bản sẽ tăng mạnh quân số cũng nhƣ thành lập thêm nhiều đơn vị và lực lƣợng mới nhƣ: Lực lƣợng Hải quân đánh bộ, cơ quan giám sát vũ trụ, lực lƣợng tác chiến mạng... Song song với việc tăng quân số, Nhật Bản sẽ tiếp tục hiện đại hóa “quân đội” thông qua việc mua sắm, nghiên cứu sản xuất các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại nhƣ máy bay chiến đấu F-35, máy bay cảnh báo

sớm Global Hawk, tàu chiến khu trục trang bị hệ thống Aegis… Trong đó, “tàng hình hóa” là xu thế mà Nhật Bản đang và sẽ hƣớng tới cho các loại vũ khí tiến công chiến lƣợc của mình. Về cơ bản, các nội dung hiện đại hóa trong các kế hoạch quốc phòng ngắn hạn và dài hạn đã đƣa ra gần đây sẽ đƣợc thực hiện, nên đến năm 2030, sức mạnh của Quân đội Nhật Bản sẽ đƣợc nâng lên đáng kể.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vũ khí

Với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của mình, chỉ một thời gian ngắn sau khi chính thức sửa đổi “Ba Nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” (4/2014) và thông qua chiến lƣợc phát triển công nghiệp quốc phòng (6/2014), Nhật Bản đã nhanh chóng đạt đƣợc các thỏa thuận cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu, chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí cho một số nƣớc. Thời gian tới, việc xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản sẽ đƣợc đẩy mạnh hơn nữa sau khi nƣớc này thông qua chính sách viện trợ ODA mới cho phép sử dụng nguồn vốn ODA để viện trợ quân sự. Ngoài việc hƣớng tới mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu ở châu Á cũng nhƣ thế giới, Nhật Bản cũng chú trọng thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu trong nƣớc. Theo các nguồn tin của Nhật Bản cho biết, nƣớc này đang có kế hoạch nghiên cứu và sản xuất một dòng máy bay chiến đấu hoàn toàn nội địa, có tính năng tàng hình thậm chí còn hơn cả máy bay F-35 của Mỹ.

- Mở rộng sự hiện diện quốc tế của Quân đội Nhật Bản

Đây là mục tiêu và là bƣớc cuối cùng trong quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản nhằm trở thành một cƣờng quốc quân sự. Hơn 20 năm qua, Nhật Bản đã bắt đầu tham hoạt động GGHB và các hoạt động tƣơng tự trong khuôn khổ LHQ nhƣng chủ yếu là trong các nhiệm vụ đảm bảo, hỗ trợ hậu cần. Điểm khác biệt trong các hoạt động của Nhật Bản thời gian tới sẽ nằm ở sự mở rộng cả về quy mô (tăng thêm quân số và số lƣợng các phƣơng tiện vũ

khí, trang bị cử đi) và tính chất (chuyển từ hỗ trợ, đảm bảo sang trực tiếp tham chiến). Bên cạnh việc tiếp tục tăng cƣờng hợp tác, hỗ trợ các nƣớc trong khu vực ở những lĩnh vực có thế mạnh nhƣ an ninh hàng hải và cứu trợ thảm họa, Nhật Bản sẽ trực tiếp tham gia các hành động quân sự cùng Mỹ và các đồng minh ở các khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, để mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cƣờng hiện diện, cũng nhƣ gia tăng quan hệ với quân đội các nƣớc, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện, diễn tập quân sự ở bên ngoài lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)