Thắt chặt quan hệ đồng minh Nhậ t Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 69 - 78)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

2.2. Một số điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

2.2.5. Thắt chặt quan hệ đồng minh Nhậ t Mỹ

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các nhà lãnh đạo Nhật Bản mà tiêu biểu là Thủ tƣớng Shigeru Yoshida cho rằng, Chiến tranh Lạnh sẽ khiến Mỹ phải duy trì sự hiện diện tại Nhật và chỉ điều đó thôi cũng đã đủ để bảo đảm an ninh cho Nhật. Vì vậy, dù đứng về phƣơng Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhƣng Nhật Bản không những không “hào hứng” với cuộc chiến đó, mà còn tránh né những nghĩa vụ đối với đồng minh thông qua con bài “Hiến pháp Hoà bình” để hạn chế, hoặc không phải tham gia vào những vấn đề an ninh quân sự trên thế giới. Do đó, Nhật Bản đã ký với Mỹ Hiệp ƣớc An ninh Mỹ - Nhật, cho phép Mỹ triển khai lực lƣợng và vũ khí trang bị ở Nhật Bản, còn Nhật Bản chịu trách nhiệm cung cấp không gian và các điều kiện đồn trú cho hơn 50.000 quân, nhân viên dân sự Mỹ, chịu trách nhiệm phần lớn chi phí

cho Mỹ duy trì lực lƣợng ở Nhật Bản (khoảng 5 tỷ USD/năm). Dựa vào sự bảo trợ an ninh của Mỹ, Nhật Bản duy trì lực lƣợng quân đội thấp nhất có thể để tập trung khôi phục đất nƣớc, phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ...

Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cùng với sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, chính sách này của Nhật Bản trở nên “lỗi thời”, Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ an ninh cho Nhật, mà đòi hỏi phải có đi có lại trong mối quan hệ liên minh này. Dù đóng góp 13 tỷ USD cho liên quân trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ Nhất, nhƣng Nhật Bản không cử binh sỹ trực tiếp tham chiến, nên Nhật đã phải hứng chịu làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ liên quân, đóng góp tài chình của Nhật Bản cho cuộc chiến bị coi là “ngoại giao ghi séc”. Tƣơng tự, năm 1994, trong cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Triều Tiên về chƣơng trình hạt nhân của Triều Tiên, việc Nhật Bản miễn cƣỡng chấp nhận hỗ trợ Mỹ trong trƣờng hợp xảy ra xung đột đã làm suy giảm lòng tin của Mỹ đối với quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Hai năm sau (1996), cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan nổ ra do Trung Quốc phóng tên lửa vào các vùng biển gần Đài Loan để “răn đe” trƣớc việc Đài Loan “đòi độc lập”, nhất là việc Triều Tiên phóng tên lửa qua không phận của Nhật năm 1998 và việc tàu ngầm của Trung Quốc liên tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản... khiến Nhật lo ngại sâu sắc và nhận ra rằng, sức mạnh kinh tế không còn đủ để bảo đảm an ninh và bảo vệ lợi ích quốc gia của Nhật Bản, mà cần phải tăng cƣờng hợp tác trong khuôn khổ liên minh với Mỹ nếu không muốn Mỹ chấm dứt hỗ trợ Nhật, đồng thời phải theo đuổi một vai trò chính trị - chiến lƣợc chủ động hơn, cũng nhƣ điều chỉnh quan hệ Nhật - Mỹ cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Khẳng định và tăng cường quan hệ liên minh Nhật - Mỹ

Đứng trƣớc sự biến đổi mạnh mẽ của môi trƣờng an ninh khu vực và thế giới sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, để đảm bảo an ninh của mình và thực hiện

mục tiêu trở thành cƣờng quốc toàn diện, Nhật Bản xác định tiếp tục gia tăng quan hệ đồng minh với Mỹ là vấn đề quan trọng và cần thiết. Theo đó, trong các phát biểu của lãnh đạo cấp cao Nhật Bản, cũng nhƣ tất cả các “Sách trắng Ngoại giao”, “Đại cương Phòng vệ”, “Kế hoạch Phòng vệ” trung hạn và dài hạn của Nhật Bản ban hành từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, mặc dù nhấn mạnh tăng cƣờng khả năng quân sự để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, tìm kiếm vai trò an ninh “chủ động” hơn cho LLPV ở nƣớc ngoài, vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh toàn cầu... nhƣng Nhật Bản vẫn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của liên minh Nhật - Mỹ và Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ, coi quan hệ đồng minh với Mỹ là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại, Hiệp ƣớc An ninh Nhật - Mỹ là “trụ cột” trong chiến lƣợc bảo đảm an ninh của Nhật Bản.

Thực hiện quan điểm đó, những năm qua, Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh tăng cƣờng phối hợp và chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong xây dựng và bố trí lực lƣợng, huấn luyện diễn tập và sản xuất quốc phòng. Theo đó, Nhật Bản không chỉ tăng cƣờng hỗ trợ kinh phí để Mỹ duy trì lực lƣợng quân sự ở Nhật Bản, mà còn thúc đẩy hợp tác sản xuất quốc phòng với Mỹ, trong đó chú trọng hợp tác sản xuất các trang thiết bị công nghệ cao, phƣơng tiện cơ động nhƣ tàu cao tốc, các loại tàu và máy bay vận tải cỡ lớn, trƣớc mắt hợp tác với Mỹ sản xuất loại máy bay chiến đấu thế hệ mới F-35... Nhật Bản và Mỹ cũng thoả thuận sửa đổi “Nguyên tắc Chỉ đạo Hợp tác Quốc phòng Nhật - Mỹ” theo hƣớng tăng cƣờng và mở rộng hơn nữa hợp tác giữa hai nƣớc trong các lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo; hợp tác đối phó các mối đe dọa an ninh không gian vũ trụ và an ninh mạng; tăng cƣờng các cuộc diễn tập chung; hợp tác trong lĩnh vực phòng không và phòng thủ tên lửa; sử dụng các căn cứ và cơ sở hạ tầng; hỗ trợ hậu cần… Tăng cƣờng quan hệ an ninh Nhật - Mỹ không chỉ thể hiện ở các tuyên bố, các thỏa thuận, hay trong lĩnh vực sản xuất vũ khí… mà còn đƣợc Nhật Bản thể hiện bằng hành động đƣa LLPV tham gia các hoạt

động quân sự do Mỹ cầm đầu nhƣ đã sát cánh bên Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động; gửi quân tới Afghanistan, Iraq…; triển khai lực lƣợng đến Ấn Độ Dƣơng làm nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần cho tàu chiến của Mỹ.

- Hình thức hợp tác chuyển từ mô hình Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Mỹ thành mô hình cùng nhau can dự

Nhƣ đã đề cập ở trên, từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ đồng minh quân sự Nhật - Mỹ liên tục đƣợc tăng cƣờng, khả năng hợp tác phòng vệ của Nhật đối với Mỹ không ngừng lớn mạnh, nhất là từ sau khi Thủ tƣớng Koizumi lên nắm quyền, đối thoại và hợp tác chiến lƣợc an ninh của Nhật với Mỹ phát triển mạnh mẽ và cũng là thời kỳ thực hiện bƣớc chuyển hoá mang tính lịch sử từ “nước bị bảo hộ tiêu cực của Mỹ” chuyển thành “nước hợp tác tích cực”. Điều chỉnh của Nhật Bản thể hiện rõ nhất trong việc sửa đổi “Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ”.

Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ” ra đời năm 1951, ký vĩnh viễn năm 1970, từ đó đến nay, Hiệp ƣớc An ninh Nhật - Mỹ đã nhiều lần đƣợc chỉnh sửa. Qua mỗi lần điều chỉnh, với gợi ý của Mỹ, LLPV Nhật Bản lại tiến thêm một bƣớc trong việc chủ động đƣa lực lƣợng của mình ra nƣớc ngoài làm nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần, viện trợ nhân đạo, cùng quân Mỹ thực hiện “sứ mệnh quốc tế”. Tháng 4/1996, hai nƣớc ra “Tuyên bố chung về an ninh Nhật - Mỹ hướng tới thế kỷ XXI”, tháng 12/1997, thông qua “Định hướng Hợp tác Phòng vệ Nhật - Mỹ”, hai bên cam kết phối hợp hành động giải quyết những xung đột ở khu vực xung quanh Nhật Bản và những vấn đề nảy sinh do sự có mặt của quân Mỹ trên đất Nhật Bản. Điểm đáng chú ý trong hai văn kiện trên là, LLPV Nhật Bản có vai trò “chủ động tấn công đối phương” và đƣa ra khái niệm khu vực phòng thủ chung là “khu vực quanh Nhật Bản”, đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và theo tình hình quốc tế, có nghĩa là khu vực ấy có thể bao gồm cả CA - TBD, thậm chí cả Ấn Độ Dƣơng và Vịnh Ba Tƣ.

Sự điều chỉnh về hình thức hợp tác của Nhật Bản với Mỹ còn thể hiện rõ trong các báo cáo an ninh của Chính phủ Nhật Bản hàng năm. Cụ thể, trong báo cáo an ninh năm 1994, Nhật Bản đã đề ra “Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động”, trong đó tƣ tƣởng mang tính “tự chủ phòng vệ” bắt đầu đƣợc coi trọng; Báo cáo an ninh năm 2004 đề ra “Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất”, trong đó nhấn mạnh, thông qua sự kết hợp giữa “tự nỗ lực bản thân” với “quan hệ đồng minh” và “hợp tác quốc tế”, thực hiện hai mục tiêu, nhiệm vụ lớn là “bảo vệ an ninh Nhật Bản” và “cải thiện môi trường an ninh quốc tế”, tự chủ phòng vệ đƣợc nâng lên vị trí quan trọng; Báo cáo an ninh năm 2010 đề ra “Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng”, trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động hơn để tự thân bảo vệ an ninh, xác lập vị trí cốt lõi của tự phòng vệ [2]. Đáng chú ý, trong Thông cáo chung “Đồng minh Nhật - Mỹ: Vì cải cách và tổ chức lại trong tương lai” mà hai bên công bố sau khi kết thúc “Hội nghị 2+2” giữa Ngoại trƣởng và Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ với Ngoại trƣởng và Cục trƣởng Cục phòng vệ Nhật Bản (11/2005), hai nƣớc khẳng định trách nhiệm cùng chia sẻ phòng vệ và tác chiến khi chiến sự xảy ra… Tiếp đó, tháng 12/2013, Nhật Bản đã đƣa ra “Chiến lược An ninh mới” với trung tâm là chính sách ngoại giao và quốc phòng để đảm bảo an ninh quốc gia, đóng góp cho hòa bình ổn định khu vực và thế giới. Theo đó, Nhật Bản xác định sẽ chuyển đổi cơ bản từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ”, từ “phòng thủ lãnh thổ” mở rộng “can dự bên ngoài”, từ “LLPV” thành “Quân đội chính quy”, từ “phát triển công nghiệp quốc phòng đến xuất khẩu vũ khí trang bị”... [4]. Ngày 08/10/2014, hai nƣớc đã công bố bản “Dự thảo sửa đổi Nguyên tắc Chỉ đạo Hợp tác Quốc phòng Nhật - Mỹ”. Nguyên tắc không chỉ củng cố mối quan hệ đồng minh chiến lƣợc Nhật Bản - Mỹ, xác định mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nƣớc nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản, khu vực

và toàn cầu, đánh dấu một bƣớc quan trọng hƣớng đến quan hệ đối tác quốc phòng bình đẳng... mà còn tăng cƣờng khả năng phòng thủ, mở rộng vai trò an ninh của Nhật Bản tại khu vực cũng nhƣ trên thế giới... Đây là những bƣớc chuyển quan trọng theo hƣớng đƣa Nhật Bản trở thành “nước lớn về quân sự”; không chỉ đáp ứng các nỗ lực bảo vệ lãnh thổ, ngƣời dân của Nhật Bản, mà còn cho phép Nhật Bản đảm nhận trách nhiệm và vai trò lớn hơn, đóng góp tích cực cho hòa bình, dựa trên nguyên tắc hợp tác quốc tế, san sẻ bớt gánh nặng quân sự cho Mỹ ở khu vực CA - TBD...

- Quan hệ đồng minh chuyển từ Mỹ là chủ, Nhật đi theo sang quan hệ

đối tác bình đẳng, độc lập hơn

Sau Chiến tranh Lạnh, tình hình quốc tế thay đổi, quan hệ an ninh song phƣơng Nhật - Mỹ trở nên phức tạp hơn, Mỹ ngày càng không thể cung cấp và đảm bảo an ninh cho Nhật Bản, cũng nhƣ thái độ dè chừng của Mỹ khi vừa vẫn muốn tham gia vào các vấn đề an ninh của Nhật Bản nhƣng tránh rơi vào cuộc chiến với Trung Quốc, đã góp phần đẩy Nhật Bản có những bƣớc đi quyết liệt trong điều chỉnh CLQS, cũng nhƣ điều chỉnh chính sách quan hệ đồng minh với Mỹ từ mô hình “Mỹ là chủ, Nhật đi theo” sang mô hình quan hệ “đối tác bình đẳng, độc lập” nhằm từng bƣớc giảm thiểu, tiến tới không lệ thuộc vào đồng minh Mỹ. Theo đó:

Về kinh tế, Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, đẩy mạnh thâm nhập vào châu Á, tiêu biểu nhƣ điều chỉnh lƣợng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Trƣớc năm 2000, giá trị xuất khẩu vào Mỹ của Nhật Bản lớn gấp ba lần xuất khẩu vào khu vực châu Á, nhƣng hiện nay giá trị xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản sang các nƣớc châu Á đã vƣợt xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, Nhật Bản đẩy mạnh đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học công nghệ, coi đó là hòn đá tảng của công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thế kỷ XXI, từng bƣớc cạnh tranh với Mỹ trong các lĩnh vực kỹ thuật cao và mới, đồng thời tăng cƣờng vai trò, ảnh hƣởng đối

với các tổ chức, các vấn đề khu vực, nhƣ APEC, ASEAN... nhằm cạnh tranh ảnh hƣởng với các nƣớc lớn khác, trong đó có Mỹ.

Về chính trị và an ninh, tuy có sự ràng buộc bởi Hiệp ƣớc An ninh Nhật - Mỹ, nhƣng Nhật Bản dần thể hiện sự độc lập tự chủ trong hành động, việc Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam vào tháng 11/1992 (mặc dù tháng 02/1994, Mỹ mới tuyên bố huỷ bỏ cấm vận đối với Việt Nam), các nhà lãnh đạo và nghị sỹ Nhật Bản liên tục thăm viếng đền Yasukuni là những ví dụ điển hình về sự thay đổi trong lĩnh vực chính trị. Hoặc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đã chứng tỏ vai trò của mình trong việc GGHB và an ninh khu vực. Theo đó, năm 1990, Nhật Bản đã tiến hành đàm phán với Triều Tiên để bình thƣờng hoá quan hệ hai nƣớc. Tuy không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, nhƣng sau đó, Nhật Bản vẫn bày tỏ kiên trì lập trƣờng đàm phán của mình yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chƣơng trình phát triển vũ khí hạt nhân, giải quyết vấn đề bắt cóc công dân Nhật… đổi lại, Nhật Bản sẽ hỗ trợ, cung cấp năng lƣợng, lƣơng thực… cho Triều Tiên. Tháng 9/2002, Thủ tƣớng Nhật Bản Koizumi thăm Triều Tiên, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng”, đạt đƣợc thoả thuận về việc giải quyết vấn đề quá khứ, nối lại thƣơng lƣợng, thiết lập quan hệ ngoại giao… Thủ tƣớng Koizumi cam kết viện trợ cả gói trị giá 10 tỷ USD cho Triều Tiên [37]. Trong các năm sau đó, Nhật Bản còn có nhiều cuộc đàm phán song phƣơng với Triều Tiên, tiêu biểu nhƣ cuộc đàm phán bình thƣờng hoá giữa hai nƣớc tại Hà Nội đầu năm 2007. Tiếp đó, ngày 04/7/2014, Nhật Bản đã đơn phƣơng quyết định (không thông qua Mỹ) dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên và tuyên bố Thủ tƣớng Abe sẵn sàng thăm Triều Tiên thời gian tới nhằm cải thiện quan hệ với nƣớc này. Trong năm 2014, hai nƣớc đã tiến hành một số cuộc gặp song phƣơng để bàn giải quyết những vấn đề đã đƣợc nêu ra. Mặc dù hai nƣớc chƣa đạt đƣợc thoả thuận cuối cùng, nhƣng nó

đã chứng tỏ nỗ lực của Nhật Bản trong việc cố gắng độc lập trong giải quyết các vấn đề chính trị của mình. Hành động này của Nhật Bản khiến Mỹ không hài lòng [36]. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trƣởng Nhật Bản Fumio Kishida (07/6/2014), Ngoại trƣởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Thủ tƣớng Abe hủy bỏ ý định tới thăm Triều Tiên và cảnh báo, một chuyến thăm nhƣ vậy có thể gây ảnh hƣởng lớn cho mối quan hệ đồng minh Nhật Bản - Mỹ - Hàn Quốc trong việc kiềm chế các tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Những nỗ lực trên của Nhật Bản bị dƣ luận Mỹ chỉ trích là tín hiệu Nhật Bản muốn “độc lập” với Mỹ, nhƣng đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận là những bƣớc đi ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề chính trị, an ninh ở khu vực liên quan tới Nhật Bản.

Kết luận chương 2

Trƣớc sự biến đổi sâu sắc của tình hình chính trị quốc tế, khu vực trong những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là trong những năm gần đây, cùng với những vận động, biến đổi mạnh mẽ trong nƣớc, Nhật Bản đã và đang từng bƣớc thực hiện chủ trƣơng xóa bỏ sự áp đặt của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)