Một số giải pháp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 98 - 110)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

3.3. Một số giải pháp của Việt Nam

Để thúc đẩy quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh của khu vực” đi vào chiều sâu, cũng nhƣ tận dụng tốt những cơ hội, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản, Việt Nam cần thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:

- Kiên trì thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, nhất quán thực hiện chủ trƣơng “đa phương hoá, đa dạng hoá” các quan hệ đối ngoại. Đƣờng lối đối ngoại mà Đảng, Nhà nƣớc ta đã kiên trì thực hiện thời gian qua là hoàn toàn đúng đắn, đã và đang đem lại vận hội mới hết sức to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Nó chính là nền tảng giúp chúng ta duy trì đƣợc “độc lập” cả về chủ quyền lãnh thổ lẫn “độc lập” trong việc hoạch định và thực hiện đƣờng lối chính sách. Lịch sử thế giới, nhất là lịch sử Việt Nam đã chứng minh, một khi đã đánh mất độc lập tự chủ, quyền tự quyết dân tộc không còn thì cũng đồng nghĩa với việc có nguy cơ bị mất nƣớc, gây tổn thất cho lợi ích dân tộc. Chúng ta phải hết sức tránh phụ thuộc vào một nƣớc lớn

nào, bất kể là Nhật Bản hay Trung Quốc, Mỹ, Nga... Vì lợi ích riêng, các nƣớc lớn luôn sẵn sàng “mặc cả” trên đầu những nƣớc nhỏ, bởi vì lợi ích của họ trong quan hệ với nhau luôn lớn hơn lợi ích trong quan hệ với Việt Nam. Do đó, chúng ta phải hết sức tỉnh táo trong quan hệ với mỗi nƣớc, nhất là cảnh giác với những “thoả hiệp” giữa các nƣớc có thể xảy ra.

- Triệt để khai thác những điểm đồng, thúc đẩy quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng” Việt - Nhật đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích toàn diện cho Việt Nam. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết để Việt Nam có thể tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức trong quan hệ đối ngoại, nhất là trong quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc. Việt Nam có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng trong sự giành giật ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn ở khu vực, trong khi Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, hai nƣớc có nhiều điểm đồng về chiến lƣợc, văn hóa cũng nhƣ mối lo ngại chung... Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, trong khi Nhật Bản đang đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại với châu Á, trong đó Việt Nam đƣợc xác định là một trong những ƣu tiên tăng cƣờng, lôi kéo vào chiến lƣợc bao vây kiềm chế Trung Quốc, còn Trung Quốc muốn “thuần phục” Việt Nam để tạo vành đai an toàn phía Nam chống lại chiến lƣợc bao vây ngăn chặn của Mỹ và Nhật Bản. Do đó, đây sẽ là cơ hội để ta thúc đẩy quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng” Việt - Nhật phát triển sâu rộng, toàn diện, cũng nhƣ thu đƣợc lợi ích lớn nhất, cả về chính trị, kinh tế lẫn an ninh. Bởi vì, cả Nhật Bản và Trung Quốc sẽ phải giành giật ảnh hƣởng ở Việt Nam, do đó có thể dành cho Việt Nam những ƣu đãi, nhất là về kinh tế để “lôi kéo”.

- Thực hiện chính sách đối ngoại kiên định về chiến lƣợc, linh hoạt và mềm dẻo về sách lƣợc, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam và khắc phục triệt để những tiêu cực do sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản mang lại. Trên cơ sở kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ”, tiếp tục thực

hiện chính sách “cân bằng linh hoạt” trong quan hệ với các nƣớc lớn, nhất là trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc tăng cƣờng cạnh tranh gay gắt trên bình diện toàn cầu và khu vực.

- Tích cực, chủ động thúc đẩy quan hệ với các nƣớc khác, nhất là với các nƣớc lớn và Lào, Campuchia, thực hiện “cân bằng linh hoạt” trong quan hệ với các nƣớc lớn, tránh bị phụ thuộc vào một thế lực “độc tôn”. Bên cạnh việc tăng cƣờng quan hệ với Nhật Bản, sử dụng nƣớc này để “cân bằng” với nƣớc kia, phải tiếp tục thực hiện triệt để phƣơng châm “đa phương hoá, đa dạng hoá”, mở rộng hội nhập quốc tế, nhất là tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU…) và các nƣớc láng giềng Lào, Campuchia nhằm tạo thế và lực để “cân bằng” trong quan hệ với Nhật Bản, tránh để phụ thuộc vào bất kỳ một nƣớc nào. Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ, phối hợp với các nƣớc thành viên ASEAN thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN; phối hợp chặt chẽ, tìm tiếng nói chung với các nƣớc ASEAN trong đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định lâu dài ở Biển Đông và khu vực...

- Hoạch định tốt chiến lƣợc quốc phòng trong thời gian trung và dài hạn. Xác định rõ đối tƣợng tác chiến chủ yếu, lâu dài của Quân đội để có đối sách phù hợp trong xây dựng và phát triển lực lƣợng trên cơ sở kiên trì nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với Quân đội, chính sách “không liên minh, không kết đồng minh”, không đi với nƣớc này để chống nƣớc kia; xây dựng lực lƣợng vũ trang có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định; đấu tranh chống lại âm mƣu “phi chính trị hoá” Quân đội của các thế lực thù địch.

- Tận dụng tốt sức mạnh, tiềm lực, nhất là tiềm lực khoa học công nghệ quân sự của Nhật Bản, tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản để nâng cao tiềm lực quốc phòng. Nhật Bản không chỉ là một trong những cƣờng quân sự, mà còn

có ngành công nghiệp quốc phòng rất phát triển. Theo đánh giới chuyên gia quân sự, một khi có nhu cầu, trong 01 năm Nhật Bản có thể sản xuất đƣợc 20.000 - 30.000 xe tăng, hơn 10.000 khẩu pháo, hơn 10.000 máy bay, tàu chiến các loại có tổng lƣợng giãn nƣớc 09 triệu tấn, hơn 13 triệu súng ống [32]. Đáng chú ý, Nhật Bản hiện đang dự trữ khoảng 09 tấn plutonium đã phân tách tại chính nƣớc này và hàng chục tấn ở Anh, Mỹ và Pháp. Lƣợng nguyên liệu đó cùng với trình độ khoa học công nghệ của Nhật Bản hiện nay, trong một năm, Nhật Bản có thể sản xuất từ 1.000 - 2.000 tên lửa tầm trung và tầm xa [37]. Do đó, tăng cƣờng hợp tác quân sự với Nhật Bản nói chung, hợp tác công nghiệp quốc phòng nói riêng là giải pháp rất quan trọng, hỗ trợ cho quan hệ “đối tác chiến lược” giữa hai nƣớc phát triển sâu rộng và toàn diện, đồng thời góp phần giúp Việt Nam hiện đại hóa vũ khí, khí tài để nâng cao tiềm lực quốc phòng của Việt Nam, cũng nhƣ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh đất nƣớc. Trƣớc mắt, Việt Nam có thể mua một số loại vũ khí, trang bị của Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực hải quân, tên lửa; đồng thời tiếp tục đề nghị Nhật Bản hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí tiên tiến, cũng nhƣ hợp tác trong việc sản xuất, đóng mới tàu chiến…

Kết luận chương 3

Nhật Bản là một cƣờng quốc có vai trò quan trọng ở khu vực và trên trƣờng quốc tế, nên những bƣớc đi của nƣớc này trong điều chỉnh CLQS sẽ tác động sâu sắc đến thế giới, khu vực và Việt Nam, sự tác động mang tính hai chiều cả tích cực và tiêu cực, đan xen lẫn nhau. Trƣớc hết, nó sẽ giúp “cân bằng” cán cân quyền lực khu vực, góp phần duy trì sự ổn định “tương đối” của môi trƣờng an ninh khu vực, tạo điều kiện cho các nƣớc nhỏ và yếu trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích… Nhƣng đồng hành với những lợi ích, thì sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản cũng mang lại nhiều hệ lụy cho khu vực, Việt

Nam, dẫn đến nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và nhất là khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Do vậy, ta cần nắm bắt để có biện pháp phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực từ sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản mang lại để thu đƣợc lợi ích lớn nhất.

Trong thời gian tới, tình hình Nhật Bản nói chung, sự điều chỉnh CLQS của nƣớc này nói riêng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lƣờng, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

KẾT LUẬN

Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, có nền công nghiệp và khoa học - công nghệ hiện đại, nhƣng trong suốt thời gian từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến nay, Nhật Bản đƣợc ví nhƣ “người khổng lồ một chân” bởi vì sức mạnh chính trị và quân sự không tƣơng xứng với sức mạnh kinh tế. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản thực hiện chính sách quốc phòng theo “Hiến pháp Hòa bình năm 1946”, giữ cam kết phát triển Lực lƣợng Phòng vệ ở mức độ phù hợp, tuân thủ các nguyên tắc về cấm sản xuất, sử dụng và phổ biến vũ khí hạt nhân cũng nhƣ các nguyên tắc cấm xuất khẩu vũ khí, việc đảm bảo an ninh quốc gia chủ yếu dựa vào Mỹ và Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, trƣớc những vận động và biến đổi mạnh mẽ trong nƣớc, nhất là sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế đất nƣớc, cùng với những biến đổi sâu sắc của tình hình chính trị quốc tế và khu vực trong những năm 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống các nƣớc XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, sự suy giảm sức mạnh của Mỹ, cũng nhƣ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc với mục tiêu trở thành cƣờng quốc thế giới và đặc biệt là tham vọng mở rộng lãnh thổ của nƣớc này… không chỉ tác động mạnh mẽ tới yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, mà còn thôi thúc Nhật Bản phát triển trở thành “cường quốc toàn diện”, có sức mạnh chính trị và quân sự ngang bằng với sức mạnh kinh tế... Vì vậy, một mặt Nhật Bản vẫn củng cố mối quan hệ an ninh Nhật - Mỹ, coi đó là “hòn đá tảng” trong chính sách an ninh của mình, mặt khác Nhật Bản đã và đang từng bƣớc chủ động thực hiện chủ trƣơng xóa bỏ sự áp đặt của quốc tế, đặc biệt là Hiến pháp Hoà bình năm 1946 do Mỹ áp đặt, cũng nhƣ các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí trang bị, nhằm phát triển quân đội với đầy đủ chức năng, vai trò nhƣ quân đội của một “quốc gia bình thường”, thực hiện mục tiêu không chỉ

đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nƣớc, mà còn đƣa Nhật Bản trở thành “cường quốc toàn diện”. Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trƣơng trên, đặc biệt là từ sau khi ông Shinzo Abe lên làm Thủ tƣớng Nhật Bản nhiệm kỳ 2, công cuộc điều chỉnh CLQS của Nhật Bản đã tiến đƣợc những bƣớc quan trọng, Nhật Bản đã đạt đƣợc những tiến bƣớc quan trọng trong điều chỉnh CLQS, từ xây dựng cơ sở pháp lý đến mở rộng tổ chức lực lƣợng và điều chỉnh đối tƣợng tác chiến, mở rộng phạm vi phòng thủ cũng nhƣ thế trận bố trí chiến lƣợc… hiện thực hóa, “pháp lý hoá” việc phát triển LLPV trên nhiều lĩnh vực thiết yếu nhƣ nâng cấp Cục Phòng vệ thành Bộ quốc phòng; LLPV đƣợc xây dựng theo hƣớng đa chức năng, hiện đại, tinh nhuệ, sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ; mở rộng phạm vi hoạt động của LLPV ra nƣớc ngoài; LLPV đƣợc quyền tham gia phòng vệ tập thể; hiện đại hóa vũ khí, trang bị của LLPV; mở rộng hợp tác quốc phòng và xuất khẩu vũ khí, cũng nhƣ từng bƣớc đƣa Nhật Bản trở thành một đối tác bình đẳng với Mỹ, tham gia ngày càng sâu rộng vào công việc quốc tế... Chính sách quốc phòng - an ninh của Nhật Bản đã thực sự thoát ly mục tiêu “phòng thủ tự vệ”, chuyển sang “phản ứng răn đe” từ vùng ngoại biên; mục tiêu quốc phòng đơn thuần mà đã mang các mục tiêu chính trị cụ thể.

Mặc dù phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức, nhƣng với những điều kiện thuận lợi rất cơ bản, đặc biệt là nhận đƣợc sự ủng hộ của Mỹ, trong những năm tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy nhanh kế hoạch điều chỉnh CLQS của mình và dự kiến đến những năm 2020 - 2030, Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn thành chủ trƣơng, mục tiêu đã đề ra, trở thành “cường quốc toàn diện”, có tiềm lực quân sự mạnh ở khu vực và trên thế giới.

Là một cƣờng quốc có tiềm lực lớn về kinh tế, khoa học - công nghệ và có vai trò quan trọng ở khu vực, nên quá trình điều chỉnh CLQS của Nhật Bản

sẽ có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến sự ổn định, phát triển của thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam. Trƣớc bối cảnh đó, đòi hỏi Việt Nam phải có đối sách kịp thời, hợp lý để tận dụng tốt những tác động tích cực, thu đƣợc lợi ích lớn nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản mang lại, nhất là trong bối cảnh các nƣớc lớn ngày càng coi trọng khu vực CA - TBD, trong đó Đông Nam Á là một trọng điểm, cũng nhƣ quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc có những phức tạp khó giải quyết, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ có những điểm tồn tại nhạy cảm, góp phần thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khổng Thị Bình (2006), “Nhật Bản trên con đường trở thành quốc gia bình thường”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 66, tr70-83.

2. Chính phủ Nhật Bản (1994, 2004, 2010), Báo cáo An ninh năm 1994, 2004 và 2010.

3. Bộ Quốc phòng Nhật Bản (2005, 2010, 2013, 2014, 2016), Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2005, 2010, 2013. 2014, 2016.

4. Chính phủ Nhật Bản (2013), Chiến lược An ninh Quốc gia Nhật Bản năm 2013.

5. Chính phủ Nhật Bản (2013), Đại cương Phòng vệ Nhật Bản năm 2013.

6. Chính phủ Nhật Bản (2004, 2013), Kế hoạch Quốc phòng trung hạn 2005 - 2009; Kế hoạch Quốc phòng trung hạn 2015 - 2019.

7. Nguyễn Duy Dũng (2006), “Điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (70), tr19-24.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991, 1996. 2001, 2006, 2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, IX, X, XI, Nxb Chính trị Quốc gia.

9. Hoàng Minh Hằng (2013), “Điều chỉnh chiến lược nhằm đẩy mạnh quá trình trở thành ‘quốc gia bình thường’ của Nhật Bản trong hai thập niên sau Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (150).

10. Hoàng Minh Hằng (2003), “Vài nét về quan hệ Trung - Nhật sau Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 (47), tr63-67.

11. Tân Hoa (2006), “Trong tương lai Nhật Bản liệu có trở thành một cường quốc quân sự - chính trị được không”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 (67), tr33-35.

12. Không quân Nhật hoàn thiện khả năng theo hướng tấn công, http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/khong-quan-nhat-hoan- thien-kha-nang-theo-huong-tan-cong-3120160/

13. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11-9, Nxb Thông tấn. 14. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia.

15. Nguyễn Ngọc Nghiệp (2006), “Sự ra đời và ảnh hưởng của Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 (69).

16. Những thay đổi của LLPV Nhật Bản và xu hướng phát triển trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)