Tác động đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 93 - 98)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

3.2. Tác động từ sự điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

3.2.2. Tác động đến Việt Nam

3.2.2.1.Tác động tích cực

+ Góp phần giúp Việt Nam có được môi trường xung quanh tương đối hòa bình, ổn định

Sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản sẽ giúp môi trƣờng an ninh khu vực trở nên “cân bằng” hơn, ổn định hơn. Là một nƣớc ở khu vực, nên Việt Nam cũng đƣợc hƣởng lợi nhất định từ môi trƣờng chung đó. Bởi vì, Nhật Bản điều chỉnh CLQS sẽ giúp nƣớc này trở thành một cƣờng quốc toàn diện, gia tăng sức mạnh, tạo thế đan xen lợi ích và ảnh hƣởng, góp phần làm “cân bằng” hơn giữa các thực thể quyền lực ở khu vực, từ đó tạo thế răn đe, ngăn chặn các hành động đơn phƣơng, cứng rắn của các cƣờng quốc khác.

+ Góp phần tạo thế cho Việt Nam trong thực hiện chính sách cân bằng

quan hệ với các nước lớn khác

Việt Nam có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc của Nhật Bản đối với khu vực, bởi Việt Nam có thể làm cầu nối cho Nhật Bản mở rộng ảnh hƣởng

trong ASEAN. Hơn thế nữa, Nhật Bản và Việt Nam là hai nƣớc có cùng một mối đe dọa từ tham vọng bành trƣớng lãnh thổ của Trung Quốc, nên Nhật Bản cho rằng, hơn ai hết, Việt Nam là đối tác quan trọng có thể chia sẻ áp lực này với Nhật Bản. Chính vì vậy, những năm vừa qua, Nhật Bản rất coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Thủ tƣớng Nhật Bản Abe khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản, “vì hai nước chúng ta chia sẻ với nhau các thách thức khu vực và có quan hệ bổ sung với nhau về mặt kinh tế, trong bối cảnh môi trường chiến lược diễn biến phức tạp trong khu vực CA - TBD” [52]. Quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh của khu vực” với Nhật Bản là một trong những yếu tố góp phần “nâng tầm” Việt Nam ở khu vực, tạo thế và lực cho Việt Nam trong quan hệ với các nƣớc lớn khác, nhất là với các nƣớc là “đối thủ” của Nhật Bản.

+ Góp phần giúp Việt Nam gia tăng lợi ích về kinh tế, nhất là từ Nhật Bản

Việc điều chỉnh CLQS của Nhật Bản vấp phải sự lo ngại của một bộ phận dƣ luận quốc tế và sự phản ứng khá gay gắt, nhất là từ một số quốc gia trong khu vực, nên Nhật Bản phải tích cực lôi kéo, tìm kiếm sự ủng hộ của các nƣớc. Việt Nam và Nhật Bản hầu nhƣ không có bất đồng về lợi ích, hơn nữa lại có nhiều điểm tƣơng đồng có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển, nên Nhật Bản đã đang và sẽ tiếp tục dành các ƣu đãi về kinh tế (ODA, mở cửa thị trƣờng, tăng cƣờng đầu tƣ…), mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, trong nhiều năm qua Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam một lƣợng vốn ODA khá lớn, từ năm 1997 - 2013 là 13,4 tỷ USD. Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, lƣợng kinh phí của Nhật Bản dành cho viện trợ ODA có suy giảm, nhƣng Việt Nam luôn là quốc gia đƣợc Nhật Bản ƣu tiên gia tăng (năm 2010: 807,8 triệu USD; năm 2011: 1,01 tỷ; năm 2012: 1,64 tỷ; năm 2013: 2,1 tỷ USD; năm 2015: 2,5 tỷ USD). Trong những năm tới, xu hƣớng này sẽ tiếp tục đƣợc duy trì và gia tăng.

Thủ tƣớng Abe đã cam kết sẽ tiếp tục tăng hỗ trợ ODA cho Việt Nam, tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai 6 lĩnh vực ƣu tiên trong Kế hoạch Hành động thực hiện Công nghiệp hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông - thuỷ sản, đóng tàu, môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô); nghiên cứu về đề nghị tạo điều kiện cho nông sản phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trƣờng Nhật Bản…

Bên cạnh đó, Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh các hoạt động đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại với Việt Nam. Tính hết tháng 12/2016, Nhật Bản là đối tác đầu tƣ lớn thứ 2/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam với 3.280 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 42,05 tỷ USD, chiếm 14,3% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam. Về thƣơng mại, quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam - Nhật Bản tăng trƣởng đột biến, giai đoạn 1995-2015, tằng hơn 11 lần, từ 2,376 tỷ USD/1995 tăng lên 26,49 tỷ USD/2015; năm 2016, đạt gần 30 tỷ USD và hiện Nhật Bản là đối tác thƣơng mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Ngoài ra, để cạnh tranh với Nhật Bản, các nƣớc lớn khác, nhất là Trung Quốc cũng sẽ phải thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, từ đó giúp Việt Nam thu đƣợc nhiều lợi ích trong quan hệ kinh tế quốc tế.

+ Góp phần giúp Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh

Với khuôn khổ quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh của khu vực”, lại có nhiều mối quan tâm chung, do đó Việt Nam và Nhật Bản có điều kiện tăng cƣờng hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn quân sự, an ninh quốc tế và khu vực, nhất là trong các diễn đàn do ASEAN làm “hạt nhân” (ARF, ADMM+…); hai nƣớc cũng có điều kiện để đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực cứu hộ, huấn luyện, đào tạo, quân y, cảnh sát biển. Thực tế những năm qua cho thấy, quan hệ hợp tác quốc phòng, quân sự giữa hai nƣớc không ngừng đƣợc mở rộng và từng bƣớc đi vào thực chất. Nhật Bản không chỉ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nhân lực

quân sự, mà còn hỗ trợ Việt Nam nâng cao tiềm lực, trong đó điển hình là việc cam kết cung cấp 06 tàu tuần tra đã qua sử dụng cho Cảnh sát Biển Việt Nam.

Đặc biệt, sau khi Nhật Bản hoàn thành sửa đổi Hiến pháp, Quân đội Nhật Bản trở thành quân đội bình thƣờng nhƣ các quốc gia khác, quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nƣớc càng có điều kiện phát triển đi vào chiều sâu và mở rộng ra các lĩnh vực khác, nhƣ hợp tác công nghiệp quốc phòng và mua bán vũ khí trang bị… đó sẽ là một trong những nhân tố giúp Việt Nam có điều kiện tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, quân sự và nâng cao khả năng phòng thủ đất nƣớc.

+ Góp phần giúp Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong bảo vệ chủ quyền, lợi ích ở Biển Đông

Biển Đông là tuyến hàng hải thƣơng mại huyết mạch của Nhật Bản trong buôn bán quốc tế, trong đó khoảng 90% dầu khí nhập khẩu của Nhật Bản đi qua đây, nên việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông là mục tiêu mà Nhật Bản luôn hƣớng tới. Vì vậy, thời gian vừa qua, Nhật Bản rất tích cực “can dự” vào vấn đề Biển Đông, mạnh mẽ phản đối các hành động đơn phƣơng của Trung Quốc trên hƣớng Biển Đông. Sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản, nhất là việc mở rộng khả năng tham gia “phòng thủ tập thể” của nƣớc này sẽ tạo áp lực nhất định đối với Trung Quốc trong hành xử ở Biển Đông với các nƣớc có tranh chấp trực tiếp, trong đó có Việt Nam.

3.2.2.2.Tác động tiêu cực

+ Góp phần làm cho môi trường an ninh của Việt Nam phức tạp hơn, đứng trước nguy cơ bị bất ngờ về chiến lược

Việc Nhật Bản điều chỉnh CLQS vừa góp phần giúp “cân bằng” an ninh khu vực, nhƣng nó cũng làm gia tăng cạnh tranh giữa các nƣớc lớn, nhất là giữa Nhật Bản với Trung Quốc, có nguy cơ đẩy khu vực vào cuộc chạy đua

vũ trang tốn kém, mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Hơn nữa, do nằm ở vị trí có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng, nhƣng cũng hết sức “nhạy cảm”, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ trở thành “tuyến đầu” trong cuộc đấu tranh giành giật ảnh hƣởng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, làm cho môi trƣờng an ninh của đất nƣớc đứng trƣớc rất nhiều thử thách. Hơn nữa, việc Nhật Bản điều chỉnh CLQS sẽ khiến họ tự tin hơn, quyết đoán hơn trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, nhất là đối với Quần đảo Senkacu/Điếu Ngƣ, có nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự giữa hai nƣớc. Một khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột, sẽ tác động hết sức lớn đến khu vực, không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng, mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến an ninh kinh tế của Việt Nam, vì Trung Quốc và Nhật Bản là hai đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, trong tƣơng lai ngắn và trung hạn chƣa có bất kỳ đối tác nào có thể thay thế.

+ Gây khó khăn nhất định cho Việt Nam trong công tác đối ngoại, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc

Quan hệ Việt - Nhật đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, toàn diện và ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, trong đó có hợp tác quốc phòng - an ninh. Trong thời gian tới, quan hệ hai nƣớc tiếp tục xu hƣớng phát triển mạnh, trong đó lĩnh vực quốc phòng - an ninh còn rất nhiều “dư địa” để phát triển. Tuy nhiên, với sự phức tạp và “nhạy cảm” của quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nếu Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh với Nhật Bản, có thể sẽ gây ra sự nghi kỵ và những phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc.

+ Làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp ở Biển Đông, tác động nhiều mặt tới cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông

Cùng với quá trình điều chỉnh CLQS, Nhật Bản sẽ tăng cƣờng phối hợp với các nƣớc khác, nhất là Mỹ để mở rộng “can dự” vào vấn đề Biển Đông,

khiến cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông vốn căng thẳng, phức tạp sẽ trở nên căng thẳng, phức tạp hơn. Trƣớc hết, nó làm gia tăng nguy cơ va chạm, xung đột giữa liên minh Nhật - Mỹ với Trung Quốc trên biển và trên không ở Biển Đông, bởi tần suất hoạt động của tàu chiến, máy bay của các nƣớc này ở Biển Đông sẽ gia tăng. Đặc biệt, trong trƣờng hợp Trung Quốc cảm thấy bị vây lấn, không loại trừ khả năng họ sẽ “ra tay trước” để ngăn chặn các nƣớc phối hợp với nhau chống lại Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc có thể lấy cớ “thu hồi chủ quyền” để chiếm toàn bộ Biển Đông, nhằm kiểm soát hoạt động quân sự của liên minh Mỹ - Nhật ở khu vực. Nếu điều đó xảy ra, không những an ninh Việt Nam, mà chủ quyền, lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)