Tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hoá LLPV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 56 - 66)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

2.2. Một số điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

2.2.3. Tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hoá LLPV

- Duy trì ngân sách quốc phòng ở mức cao

Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản chƣa bao giờ vƣợt quá 1% GDP và chỉ chiếm khoảng 6,5% ngân sách quốc gia, nhƣng trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong 05 nƣớc có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới. Những năm thuộc thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản ở mức dƣới 30 tỷ USD/năm, nhƣng trung bình trong vòng 20 năm qua, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản luôn duy trì ở mức khoảng 48 tỷ USD/năm. Trong “Kế hoạch Phòng vệ trung hạn 2015 - 2019”, Nhật Bản đã quyết định chi cho ngân sách quốc phòng 24.700 tỷ yên (khoảng 240 tỷ USD), tăng 5% so với các kế hoạch trƣớc, trung bình mỗi năm là 49 tỷ USD[6].

- Tăng quân số, điều chỉnh tổ chức, biên chế, cơ cấu lượng thường trực

+ Về quân số, trong vòng 20 năm qua, LLPV Nhật Bản tăng gần 5.000 quân. Theo đó, năm 1994, tổng quân số lực lƣợng thƣờng trực của Nhật Bản là 242.693 ngƣời, đến năm 2014 đã tăng lên 247.434 ngƣời (tăng 4.741 ngƣời).

+ Về tổ chức, cùng với việc nâng cấp Cục Phòng vệ thành “Bộ Quốc phòng” có cơ cấu, tổ chức, vị trí, vai trò và quyền lực tƣơng đƣơng các bộ khác trong Nội các Nhật Bản (2007), trƣớc và sau đó, Nhật Bản đã nâng cấp và thành lập mới nhiều đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và lực lƣợng Lục - Hải - Không quân, nhƣ: Tháng 01/2006, nâng cấp Hội đồng Tham mƣu trực thuộc Cục Phòng vệ thành “Bộ Tham mưu Liên quân” trực thuộc Bộ Quốc phòng; thành lập “Lực lượng Phản ứng nhanh” với biên chế 3.200 quân có nhiệm vụ đối phó với các tình huống khẩn cấp, chống khủng bố và tham gia các hoạt động GGHB của LHQ (2007)[38]; thành lập “LLPV Không gian Mạng” (2011)... [40]; thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (12/2013)... Ngoài ra, Nhật Bản có kế hoạch thiết lập “Lực lượng Giám sát Vũ trụ” vào năm 2019.

+ Về biên chế, cơ cấu lực lƣợng, Nhật Bản điều chỉnh theo hƣớng tinh giảm Lục quân (LLPV trên bộ) gọn nhẹ, nâng cao khả năng cơ động, phản ứng nhanh, tăng cƣờng năng lực phòng vệ trên không, trên biển, chú trọng đến các lĩnh vực mới nhƣ an ninh mạng, an ninh không gian. Theo đó, Lực lƣợng Lục quân, năm 1996 có 152.000 quân, đƣợc biên chế thành 12 Sƣ đoàn Bộ binh và 01 Sƣ đoàn Thiết giáp, đến năm 2014 chỉ còn 151.000 quân (giảm 650 quân), với biên chế gồm 08 Sƣ đoàn Bộ binh, các sƣ đoàn còn lại đƣợc biên chế thành 06 Lữ đoàn có quy mô gọn nhẹ hơn. Năm 1996, chỉ có 02 Lữ đoàn Hỗn hợp, đến năm 2014 đã tăng lên thành 05 Lữ đoàn. Ngoài ra, Nhật Bản đã tái biên chế 01 Lữ đoàn Công binh. Ngày 07/01/2014, Chính phủ Nhật Bản đã công bố quyết định tái biên chế 07 sƣ đoàn và lữ đoàn trong tổng số 15 Sƣ đoàn/Lữ đoàn thuộc Lực lƣợng Lục quân thành các sƣ đoàn và lữ đoàn cơ động phản ứng nhanh; Lực lƣợng Không quân (LLPV trên không), năm 1996 có 45.800 quân, đến năm 2014 tăng lên 47.120 quân (tăng 1.320 quân); về biên chế tổ chức đƣợc thành lập thêm 01 Liên đội Không quân Cảnh báo

sớm, tăng thêm 02 Cụm Tên lửa phòng không, giảm 02 Phi đội Máy bay vận tải nhƣng tăng thêm 04 Cụm Vận tải chiến thuật; Lực lƣợng Hải quân (LLPV trên biển), năm 1996 có 44.000 quân, đến năm 2014 tăng lên 45.500 quân (tăng 1.500 quân); về biên chế tổ chức đƣợc tăng thêm 02 Phi đội Máy bay chống ngầm. Ngoài 3 lực lƣợng chính kể trên, Nhật Bản đã thành lập Lực lƣợng Tác chiến Mạng (3/2014), đồng thời có kế hoạch thành lập Cơ quan Giám sát Vũ trụ trực thuộc Bộ Quốc phòng vào năm 2019 và một Trung đoàn Hải quân Đánh bộ theo mô hình của Mỹ [39].

- Tăng cường trang bị các loại vũ khí hiện đại

Về vũ khí, Nhật Bản trang bị cho LLPV theo xu hƣớng không tăng về số lƣợng, mà coi trọng nâng cao chất lƣợng và hiện đại hóa. Theo đó, đối với Lục quân, so với năm 1996, mặc dù số lƣợng xe tăng giảm (năm 1996 là 1.130 chiếc, năm 2014 là 820 chiếc), nhƣng chất lƣợng và chủng loại xe tăng thì thƣờng xuyên đổi mới và hiện đại. Năm 1996, Nhật Bản sử dụng 3 loại xe tăng là T-61, T-74 và T-90, đến năm 2014, xe tăng T-61 loại cũ đã đƣợc loại bỏ hoàn toàn khỏi biên chế, xe tăng T-74 cũng giảm gần một nửa (từ 870 chiếc xuống còn 453 chiếc), thay vào đó, Nhật Bản đã đƣa vào sử dụng loại xe tăng đời mới T-10, số lƣợng xe tăng loại T-90 và T-10 tăng từ 120 chiếc lên hơn 380 chiếc. Điều này chứng tỏ tốc độ hiện đại hóa rất nhanh của LLPV Nhật Bản so với nhiều nƣớc khác, chẳng hạn nhƣ Trung Quốc. Đến năm 2013, Trung Quốc vẫn còn trong biên chế xe tăng T-59 và chủng loại tăng mới nhất cũng chỉ đến T-99. Đối với lực lƣợng xe thiết giáp, so năm 2014 với năm 1996, Nhật Bản đã loại hoàn toàn khỏi biên chế loại xe thiết giáp chở quân T-60, giảm số lƣợng loại xe T-73 từ 320 chiếc xuống 234 chiếc, đƣa vào sử dụng loại T-96 và tăng mạnh loại xe T-89 (đƣa tổng số xe thuộc hai loại này lên gầnn 420 chiếc); 109 xe bọc thép T-87. Đối với pháo binh, Nhật Bản đã loại khỏi biên chế các loại pháo xe kéo 203 mm và 105 mm, tăng thêm hơn

30 pháo xe kéo 155 mm; giảm số lƣợng pháo tự hành 203 mm xuống một nửa (từ 90 xuống 45), đƣa vào sử dụng loại pháo tự hành 155 mm kiểu mới (T- 99); loại khỏi biên chế loại pháo giàn hỏa tiễn 130 mm, nhƣng tăng mạnh loại 227 mm (từ 20 giàn lên 100 giàn)[40]. Đối với Hải quân, số lƣợng tàu chiến đấu mặc dù hầu nhƣ không thay đổi (từ 118 lên 121), nhƣng Nhật Bản giảm số lƣợng các tàu hộ vệ, tăng mạnh số lƣợng các tàu tuần tiễu (từ 06 tàu lên 15 tàu) và tàu khu trục (từ 09 tàu lên 50 tàu), tàu ngầm (16 lên 21 chiếc). Trong đó, đáng chú ý, Nhật Bản tăng mạnh số lƣợng tàu khu trục tên lửa lớp Kongo và Atago đƣợc trang bị hệ thống Aegis hiện đại (từ 04 chiếc lên 06 chiếc). Đƣa vào biên chế: 01 tàu tuần tra Akitsushima loại lớn và hiện đại bậc nhất thế giới (2014); 02 tàu khu trục tự sản xuất lớn và hiện đại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II (Izumo DDH-183, Kaga DDH-184) (2015 và 2017); 02 tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga (2009 và 2011). Tàu khu trục sân bay trực thăng Izumo và Kaga là tàu chiến lớn nhất và hiện đại nhất của LLPV trên Biển Nhật Bản hiện nay. Sức mạnh của Lực lƣợng Không quân của LLPV trên Biển Nhật Bản đƣợc tăng cƣờng đáng kể với việc đƣa vào biên chế nhiều loại loại máy bay hiện đại nhƣ: Máy bay trinh sát chống ngầm P-3C (80 chiếc); máy bay trực thăng chống ngầm HH-2B và SH-60K (105 chiếc), máy bay quét mìn MH-53E và MCH-101 (11 chiếc); máy bay tác chiến điện tử EP-3C (15 chiếc)…[40].

Đối với Không quân, số lƣợng máy bay giảm từ 803 chiếc/1992, xuống 735 chiếc/2014), riêng máy bay chiến đấu giảm từ 350 chiếc xuống còn 252 chiếc, nhƣng đáng lƣu ý là Nhật Bản đã loại bỏ hoàn toàn loại máy bay F-1 (50 chiếc), giảm số lƣợng máy bay F-4EJ (từ 110 chiếc xuống 62 chiếc); tăng số lƣợng máy bay F-15J/DJ (từ 179 chiếc lên 201 chiếc); tăng máy bay cảnh báo sớm E-2C (từ 05 chiếc lên 10 chiếc); tăng máy bay vận tải C-130H, C-1, CH-47J (từ 52 lên 75 chiếc)...; đƣa vào biên chế nhiều loại máy bay mới hiện

đại, nhƣ máy bay vận tải Boeing 747-400 (20 chiếc); máy bay tiếp dầu trên không KC-167 (04 chiếc), KC-130H (01 chiếc); máy bay cảnh báo sớm E-767 (04 chiếc); máy bay tác chiến điện tử EC-1 và YS-11EB (07 chiếc); máy bay do thám không ngƣời lái Global Hawk... Đáng chú ý, tháng 11/2016, Mỹ đã bàn giao cho Nhật Bản loạt máy bay tác chiến đa nhiệm tàng hình F-35A đầu tiên (04 chiếc). Nhật Bản tăng số lƣợng tên lửa phòng không từ 680 lên 740 quả, trong đó đƣa vào sử dụng nhiều loại tên lửa mới nhƣ Patriot (PAC-2 và PAC-3), tên lửa Type-03 (tầm trung), Type-11 (tầm ngắn)... Ngoài ra, trong Kế hoạch phòng vệ trung hạn 2014 - 2019, Nhật Bản dự kiến mua thêm 03 máy bay do thám không ngƣời lái Global Hawk, 17 máy bay vận tải Osprey của Mỹ, 03 máy bay tiếp dầu trên không, 04 máy bay cảnh báo sớm, 28 máy bay tác chiến đa nhiệm tàng hình F-35…[40].

- Xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của riêng Nhật Bản

Năm 1993, Nhật Bản ký với Mỹ Hiệp ƣớc về xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trƣờng (NMD) và thành lập một Ủy ban Liên hợp để thực hiện hiệp ƣớc này. Cuối những năm 1990, Nhật Bản đã thông qua nhiều kế hoạch phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 (Patriot Advanced Capablity 3) trên đất liền và hợp tác với Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 (Standart Missile 3) phóng từ tàu Aegis, nhƣ: Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chung Mỹ - Nhật (1993), Kế hoạch triển khai hệ thống Ra-đar FPS-5, Kế hoạch trang bị tên lửa SM-3 cải tiến cho tàu Aegis của Hải quân... Cho đến nay, hệ thống phòng không thuộc NMD chung của Mỹ và Nhật Bản đƣợc triển khai trên các chiến hạm và trên các quần đảo của Nhật. Trong đó, thành phần trên biển gồm các hệ thống tên lửa phòng không Aegis - Standart. Từ năm 2007 đến nay, Nhật Bản và Mỹ đã hợp tác lắp đặt hệ thống Aegis cho 06 tàu khu trục gồm 04 chiếc lớp Kongo (Kongo 173,

Kirishima 174, Myoko 175, Chokai 176) và 02 chiếc lớp Atago (Atago 177 và Ashigara 178). Theo kế hoạch, Nhật Bản đang đóng thêm 02 tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis, nâng tổng số lên 08 chiếc vào năm 2020. Đáng chú ý, trong Báo cáo của Chính phủ Mỹ trƣớc Quốc hội Mỹ năm 2014, Mỹ không chỉ cam kết hoàn thành chƣơng trình cung cấp các hệ thống đạn tên lửa, mà còn thúc đẩy chƣơng trình nghiên cứu, triển khai phiên bản SM-3 Block IIA cải tiến với Nhật Bản, nhằm giúp Nhật Bản hoàn thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD).

Ngày 19/12/2003, Ủy ban An ninh Quốc gia và Nội các Nhật Bản chính thức quyết định tiến hành triển khai BMD của riêng Nhật Bản. Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa BMD của Nhật Bản tƣơng tự nhƣ kiểu NMD của Mỹ có khả năng đánh chặn các cuộc tiến công của tên lửa đạn đạo. Hệ thống này gồm các tên lửa SM-3 bố trí trên các tàu khu trục và hệ thống tên lửa PAC-3 bố trí trên đất liền. Để thực hiện kế hoạch này, trƣớc đó từ năm 1999 - 2003, Nhật Bản đã chi 244,85 triệu USD để cùng Mỹ nghiên cứu và chuẩn bị. Từ năm 2004 - 2007, Nhật Bản đã chi khoảng 5,1 tỷ USD để triển khai (không tính khoản chi phí 02 tỷ USD để duy tu bảo dƣỡng). Thực hiện kế hoạch trên, từ năm 2006 - 2010, Nhật Bản đã triển khai 03 cụm tên lửa đánh chặn PAC-3, gồm: Cụm số 1 tại vùng Kanto; Cụm số 2 tại vùng Kyushu; Cụm số 4 tại miền Trung và khu vực Kinki. Năm 2011 và 2012, mỗi năm bố trí thêm 01 đơn vị (Đội) để làm dự bị thay thế sửa chữa định kỳ.

Ngoài ra, để tăng cƣờng khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, giám sát các hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, hoạt động của tàu thuyền, vệ tinh của các nƣớc và rác vũ trụ... Trong những năm gần đây, Nhật Bản không ngừng chú trọng phát triển lực lƣợng kiểm soát không gian vũ trụ, nhất là việc tăng số lƣợng vệ tinh QZS thuộc hệ thống định vị toàn cầu GPRS của Nhật Bản. Theo kế hoạch, Nhật

Bản sẽ tăng từ 01 vệ tinh hiện nay lên 07 vệ tinh trong 10 năm tới. Việc phát triển lực lƣợng không gian vũ trụ không chỉ cho phép Nhật Bản chia sẻ dữ liệu vệ tinh với nƣớc ngoài, nhất là các nƣớc đồng minh và đối tác của Nhật Bản, mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp không gian vũ trụ quốc phòng Nhật Bản tăng cƣờng hợp tác với Mỹ và phƣơng Tây phát triển vũ khí tiến công chiến lƣợc.

- Tăng cường các hoạt động huấn luyện, diễn tập

Nhằm nâng cao khả năng cơ động, tác chiến chiếm đóng, giữ và bảo vệ biển đảo, cũng nhƣ hiệp đồng tác chiến giữa các lực lƣợng thuộc LLPV Nhật Bản, những năm vừa qua, Nhật Bản không ngừng tăng cƣờng tiến hành các cuộc diễn tập quân sự cả đơn phƣơng, song phƣơng với Mỹ và từng bƣớc mở rộng và tham gia các cuộc diễn tập với các nƣớc ở trong và ngoài khu vực, nhất là với các nƣớc đồng minh của Mỹ (Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan...).

Hàng năm, Nhật Bản tiến hành hàng chục cuộc diễn tập đơn phƣơng và song phƣơng với Mỹ, trong đó có nhiều cuộc diễn tập quy mô lớn. Tiêu biểu từ năm 2010 trở lại đây có: (1) Diễn tập đổ bộ đƣờng không của Lực lƣợng Đổ bộ đƣờng không Nhật Bản với sự tham gia của 400 lính dù, hơn 20 máy bay, 74 xe tăng và xe bọc thép (01/2010); (2) Diễn tập chung “Keen Sword” (Gƣơm sắc) Nhật Bản - Mỹ với sự tham gia của 44.000 quân, 60 tàu (trong đó có tàu sân bay George Washington), khoảng 400 máy bay các loại thuộc 03 quân chủng của Nhật Bản và Mỹ (12/2010); (3) Diễn tập lục quân chung “Yamasakura” (Hoa Anh đào) Mỹ - Nhật Bản tại Bộ Tƣ lệnh Lục quân miền Trung/Nhật Bản (02/2012) với sự tham gia của 4.500 quân cùng nhiều vũ khí trang bị của hai nƣớc; (4) Diễn tập bắn đạn thật “Fuji” của LLPV Nhật Bản tại khu vực chân núi Fuji (24/8/2014), với sự tham gia của 2.300 quân, 20 máy bay chiến đấu, 80 xe thiết giáp, 60 pháo, 600 xe quân dụng và một số

máy bay săn ngầm P-3C…

Bên cạnh đó, hàng năm Nhật Bản tham gia một số cuộc diễn tập đa phƣơng với các nƣớc trong khu vực, nhƣ diễn tập Cobra Gold tại Thái Lan, bắt đầu từ năm 2001; diễn tập Sáng kiến Phổ biến An ninh - PSI (2010) với Hải quân 13 nƣớc; diễn tập chung không quân Mỹ-Australia-Nhật Bản tại Guam/Mỹ (02/2012); tháng 4/2012, Nhật Bản chính thức cử quan sát viên tham gia diễn tập Balikatan với Mỹ và Philippines; tháng 6/2013, Hải quân Nhật Bản và Ấn Độ tổ chức diễn diễn tập chung tìm kiếm cứu nạn lần thứ nhất tại Vịnh Sagami/Kanagawa, Nhật Bản; diễn tập chung “PASSEX 2014” với Mỹ và Philippines tại vùng biển ngoài khơi Palawan/Philippines.

- Đưa quân ra nước ngoài tham gia hoạt động GGHB của LHQ, cứu trợ thảm họa và chống cướp biển

Quan hệ với LHQ là chủ trƣơng chiến lƣợc mang tính toàn cầu của Nhật Bản. Nhật Bản “đặt LHQ ở trung tâm chủ nghĩa hợp tác quốc tế”, coi LHQ là “tổ chức quốc tế quan trọng nhất”, thông qua đó Nhật Bản có đƣợc vai trò cƣờng quốc chính trị. Vì vậy, ngoài việc đóng góp tài chính cho các hoạt động GGHB của LHQ, bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX, Nhật Bản tích cực thúc đẩy việc đƣa LLPV ra nƣớc ngoài để tham gia các hoạt động GGHB của LHQ. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ việc phát triển tiềm lực quân sự và tham gia phòng vệ tập thể, hoạt động GGHB của Nhật Bản cũng bị hạn chế bởi Hiến pháp. Vì vậy, cho dù Nhật Bản đã đóng góp 13 tỷ USD cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, nhƣng vẫn không đƣợc Mỹ đánh giá cao bằng những nƣớc cử quân đội tham gia lực lƣợng liên quân, điều này khiến cho vai trò của Nhật Bản trong đảm bảo an ninh thế giới rất mờ nhạt. Để cải thiện tình trạng đó, ngày 15/6/1992, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua “Luật Hợp tác Hòa bình LHQ” (Luật PKO), cho phép LLPV Nhật Bản tham các hoạt động GGHB của LHQ. Tiếp đó, Nhật Bản đã thông qua “Luật Đặc biệt Chống khủng bố

(10/2001), cho phép đƣa LLPV sang Ấn Độ Dƣơng hỗ trợ hậu cần cho lực lƣợng liên quân do Mỹ cầm đầu chống lại chế độ Taliban ở Afghanistan; “Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)