Thay đổi hướng phòng thủ và thế bố trí chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 53 - 56)

8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu

2.2. Một số điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản

2.2.2. Thay đổi hướng phòng thủ và thế bố trí chiến lược

- Phạm vi phòng vệ chuyển từ lãnh thổ Nhật Bản sang khu vực CA - TBD

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do chịu sức ép của thế giới và từ “Hiến pháp Hoà bình”, Nhật Bản chỉ có thể áp dụng chiến lƣợc an ninh hƣớng nội, với chính sách phòng vệ tập trung vào “ngăn chặn đại lục”, tức là cùng phối hợp với Mỹ bao vây biển đối với Liên Xô (cũ) tại Tây Thái Bình Dƣơng. Tới thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, với sự hoá giải nhân tố ràng buộc bên trong và bên ngoài, tính hƣớng ngoại trong chiến lƣợc phòng vệ Nhật Bản dần dần đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, Nhật Bản không chỉ tập trung ngăn chặn Trung Quốc đi ra biển, mà còn hƣớng tới từng bƣớc mở rộng lợi ích hải dƣơng.

Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, giới chính trị Nhật Bản nhiều lần yêu cầu phải bỏ khái niệm “nước nhỏlục địa”, xây dựng ý thức “nước lớn hải dương”. Năm 2001, Nhật Bản ban hành “Luật Sự biến xung quanh” và năm 2003 ban hành bộ “Luật Hữu sự” là mốc đánh dấu kết thúc thể chế chuyên phòng thủ của Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Trƣớc đó, Cục trƣởng Phòng vệ đã trình bày trƣớc Quốc hội về việc tấn công phủ đầu đối với căn cứ hạt nhân Triều Tiên (tháng 3/2003).

Năm 2005, Nhật Bản lần đầu tiên đƣa việc phòng vệ các bãi, đảo vào “Đại cương Phòng vệ”, đƣa ra khái niệm “ngăn chặn trên biển” và đƣa các đảo có tranh chấp với các nƣớc láng giềng vào kế hoạch tác chiến của LLPV. Điều đó chứng tỏ mƣu cầu mở rộng không gian biển đƣợc đề cao trong quốc sách của Nhật Bản. Mục đích “ngăn chặn đại lục” của Nhật Bản đã vƣợt quá phạm trù ngăn chặn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vƣơn tới mục đích quan trọng hơn là giành giật không gian biển đối với các nƣớc đại lục láng giềng.

Phạm vi phòng vệ trên biển của Nhật mở rộng từ “tuyến phân giới” trong Chiến tranh Lạnh (tuyến hàng hải 1.000 hải lý) chuyển thành “diện rộng” (khu vực xung quanh bao gồm cả tuyến hàng hải viễn dƣơng).

Trong “Luật LLPV” và “Chiến lược An ninh Quốc gia mới” (2013) của Nhật Bản nhấn mạnh, chuyển từ “phòng thủ lãnh thổ” sang “can dự bên ngoài”; từ “LLPV” sang “Quân đội chính quy”... Đặc biệt, việc thông qua “Nghị quyết diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp” (7/2014), cho thấy Nhật Bản không chỉ điều chỉnh về phạm vi phòng vệ, mà còn điều chỉnh từ thế phòng thủ sang thế chủ động tiến công, tăng cƣờng hiện diện quân sự ở nƣớc ngoài.

- Đối tượng tác chiến chuyển dần từ Nga sang Trung Quốc và Triều Tiên, thể hiện cả trong chiến lược quốc phòng và thông qua việc bố trí lực lượng (chuyển dần từ phía Bắc sang phía Tây Nam)

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lực lƣợng Lục quân và Không quân Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía Bắc, còn lực lƣợng Hải quân tập trung bảo vệ các con đƣờng vận tải biển (SLOCs) ở Tây Thái Bình Dƣơng. Sau Chiến tranh Lạnh, trong khi mối đe dọa đối với Nhật Bản từ phƣơng Bắc (Liên Xô trƣớc kia và Nga hiện nay) giảm đi, thì những tranh chấp lãnh hải, quyền và lợi ích với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nhất là Quần đảo Senkacu/Điếu Ngƣ và với Hàn Quốc ở nhóm đảo Takeshima/Dokdo tăng lên. Đặc biệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, cùng với chƣơng trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đã trở thành mối đe doạ trực tiếp lớn nhất đối với Nhật Bản. Trong các văn kiện, nhƣ “Chính sách An ninh”, “Đại cương Phòng vệ” và “Kế hoạch Phòng vệ” của Nhật Bản từ năm 2004 trở lại đây đều xác định “Trung Quốc là đối tượng đáng quan tâm, coi vấn đề Eo biển Đài Loan và vấn đề Triều Tiên là những nhân tố gây bất ổn cho tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản”. Để đối phó với những mối đe doạ này, Nhật Bản từng bƣớc chuyển trọng tâm tác chiến từ phía Bắc xuống phía Tây Nam, chuyển đối

tƣợng tác chiến từ Nga sang Trung Quốc và Triều Tiên. Đồng thời, Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng LLPV theo hƣớng: (1) Phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cả trên bộ và trên biển nhằm chống lại chiến lƣợc chống tiếp cận khu vực (AA/AD) của Trung Quốc; (2) Xây dựng các căn cứ tên lửa hành trình; (3) Kiểm soát, phong tỏa con đƣờng vận chuyển huyết mạch ở khu vực biển Hoa Đông và lập vành đai phòng thủ trên biển, ngăn Trung Quốc tiến ra Tây Thái Bình Dƣơng.

Cùng với việc điều chỉnh đối tƣợng tác chiến, Nhật Bản đang từng bƣớc điều chỉnh bố trí LLPV chuyển từ tập trung ở phía Bắc (giáp Nga) xuống tập trung ở phía Tây và Nam, bao gồm cả các hòn đảo nhỏ ngoài khơi xa trên biển Hoa Đông giáp Trung Quốc, nhằm nâng cao khả năng kiểm soát đối với khu vực Quần đảo Senkacu/Điếu Ngƣ và triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa xung quanh Nhật Bản để đối phó với tên lửa của Triều Tiên. Cụ thể: (1) Bố trí 01 đơn vị giám sát bờ biển và 01 đơn vị đặc nhiệm với biên chế 600 quân, trang bị 12 tàu tuần tra tại Quần đảo Nansei để bảo vệ Quần đảo Senkacu/Điếu Ngƣ; (2) Chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng Hải quân Đánh bộ theo mô hình của Mỹ (với khoảng 3.000 quân) để đối phó với các cuộc tiến công đánh chiếm đảo của đối phƣơng; (3) Thành lập đơn vị máy bay cảnh báo sớm tại căn cứ không quân ở Naha/Okinawa, gồm 04 máy bay cảnh báo sớm E-2C. Đáng chú ý, ngày 19/4/2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản khởi công xây dựng Căn cứ Bảo vệ đảo của LLPV mặt đất trên đảo Yonaguni/tỉnh Okinawa, nằm ở cực Tây của Nhật Bản, cách Quần đảo Senkacu/Điếu Ngƣ 150 km, cách Đài Loan 110 km. Sau khi hoàn thành, Nhật Bản sẽ triển khai 150 quân, bố trí trạm ra-đa làm nhiệm vụ theo dõi trên biển, trên không 24/24 giờ. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang đàm phán với lãnh đạo thành phố Amami/tỉnh Kagoshima và thị trấn Setouchi/tỉnh Okayama về việc xây dựng 02 căn cứ của LLPV mặt đất Nhật Bản tại đây.... Ngoài ra, Nhật Bản còn có kế hoạch triển

khai LLPV tại đảo Miyako và Ishigaki, ngoài khơi phía Tây tỉnh Okinawa. Sau khi hoàn thành, các căn cứ trên đảo Ishigaki, Miyako và Yonaguni/Okinawa kết nối với đảo Okinawa, Nansei, Kyushu, Shikoku, Honshu, Hokkaido ở cực Bắc Nhật Bản tạo thành “vòng cung” phòng tuyến trên biển gọi là “Chuỗi đảo thứ nhất” hơn 1.500 hải lý, bao trọn vùng biển Tây Thái Bình Dƣơng. Đặc biệt, với lý do chống hải tặc ở Vịnh Aden, biển Somalia, Nhật Bản từng bƣớc đƣa quân ra nƣớc ngoài lâu dài. Ngày 01/6/2011, Nhật Bản đã chính thức thiết lập căn cứ quân sự tại Cộng hòa Djibouti/Đông Bắc châu Phi. Hiện Nhật Bản triển khai khoảng 200 quân tại căn cứ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chỉnh chiến lược quân sự của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)