8. Đóng góp của đề tài và hƣớng ứng dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu
3.2. Tác động từ sự điều chỉnh chiến lƣợc quân sự của Nhật Bản
3.2.1. Tác động đến khu vực
3.2.1.1.Tác động tích cực
+ Góp phần tạo “cân bằng” an ninh và môi trường hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực CA - TBD nói chung, khu vực Đông Á nói riêng
Sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản sẽ đƣa nƣớc này trở thành một “cường quốc toàn diện”, có sức mạnh chính trị và quân sự tƣơng xứng với sức mạnh về kinh tế, đƣa Nhật Bản trở thành một thế lực đáng kể, góp phần tạo ra sự “cân bằng” trong cán cân quyền lực ở khu vực, nhất là trong “cân bằng” quyền lực với Trung Quốc. Thủ tƣớng Abe khẳng định, “Nhật Bản có ý định đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn nữa so với những gì đã thực
hiện để đóng góp cho hòa bình ở châu Á và trên thế giới” [52]. Giới phân tích cho rằng, sự điều chỉnh chính sách quốc phòng của Nhật Bản sẽ góp phần “tái cân bằng” cân quyền lực ở khu vực châu Á, nhất là “cân bằng” với Trung Quốc, một nƣớc đang gia tăng nhanh chóng sức mạnh và ảnh hƣởng ở khu vực, trong đó có lĩnh vực quân sự. Học giả Kawakami thuộc Đại học Meiji Gakuin cho rằng, “áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc tạo đến một thách thức thật sự đối với vai trò của Mỹ và các đồng minh trong khu vực, trong đó có Nhật Bản. Vì vậy, việc Tokyo phải có sự thay đổi để đáp ứng với thách thức nói trên là điều hoàn toàn dễ hiểu” [52].
Với sức mạnh quân sự đƣợc củng cố, Nhật Bản sẽ là nhân tố quan trọng trong việc kiềm chế các hành động “đơn phương” của Trung Quốc ở khu vực, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, bởi Trung Quốc buộc phải tính toán đến sự can dự của Nhật Bản, cũng nhƣ liên minh Nhật - Mỹ. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, sự “cân bằng” quyền lực, kiềm chế lẫn nhau giữa các nƣớc lớn ở khu vực là nhân tố quan trọng khiến môi trƣờng an ninh khu vực đƣợc duy trì ổn định tƣơng đối, góp phần ngăn chặn hành động đơn phƣơng của một thực thể quyền lực duy nhất. Tổng thống Philippines Aquino cho rằng, việc mở rộng vai trò của Quân đội Nhật Bản sẽ đem lại lợi ích cho sự ổn định khu vực, đồng thời nhấn mạnh, “chúng tôi tin rằng, các quốc gia có thiện chí chỉ có thể có lợi ích nếu Chính phủ Nhật được trao quyền để hỗ trợ các nước khác và được phép hỗ trợ những quốc gia cần sự hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực phòng thủ tập thể”[52].
+ Góp phần nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN, cũng như các định chế an ninh do ASEAN làm hạt nhân
Sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi cấu trúc an ninh khu vực CA - TBD, trong đó vai trò “hạt nhân” của ASEAN sẽ đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Hiện nay, khu vực CA - TBD là
nơi tập trung các cƣờng quốc có sức mạnh và thế lực hàng đầu thế giới, với một nƣớc Mỹ có ảnh hƣởng truyền thống nhƣng đang trong xu hƣớng suy giảm, một nƣớc Nga đang tìm lại vị thế cƣờng quốc và ảnh hƣởng vốn có, một Ấn Độ đang gia tăng sức mạnh và nhất là một Trung Quốc đang “trỗi dậy” mạnh mẽ với nhiều tham vọng lớn. Do vậy, sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản sẽ giúp nƣớc này nâng cao tiềm lực tổng hợp quốc gia, đủ sức tham gia vào quá trình cạnh tranh ảnh hƣởng, góp phần kiềm chế lẫn nhau để không có một trung tâm quyền lực nào đủ sức chi phối đến an ninh khu vực. Trong khi đó, hiện nay chỉ có các định chế an ninh do ASEAN làm “hạt nhân” là bao trùm toàn bộ khu vực CA - TBD (ARF, ADMM+...) và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trƣờng hòa bình và bảo đảm an ninh của khu vực. Các cƣờng quốc, trong đó có Nhật Bản sẽ sử dụng các định chế an ninh khu vực do ASEAN làm “hạt nhân” để bảo vệ lợi ích của mình và cạnh tranh với các cƣờng quốc khác. Vì vậy, vai trò của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đã hình thành sẽ ngày càng đƣợc tăng cƣờng, bởi các cƣờng quốc đều cam kết tôn trọng và ủng hộ vai trò hạt nhân của ASEAN.
+ Tạo thuận lợi nhất định cho các nước ASEAN trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông
Trong bối cảnh Nhật Bản có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nhất là Quần đảo Senkacu/Điếu Ngƣ và Nhật Bản có quan điểm ủng hộ các nƣớc có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, nên sự điều chỉnh chiến lƣợc, tăng cƣờng sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ góp phần tạo thuận lợi cho các nƣớc ASEAN trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Trƣớc hết, nó làm phân tán sự quan tâm chú ý, cũng nhƣ sức mạnh của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền, lợi ích với các nƣớc ASEAN ở Biển Đông, bởi Trung Quốc phải tính toán tới yếu tố liên kết giữa Nhật Bản và các nƣớc ASEAN, nhất là các nƣớc có tranh chấp ở Biển Đông để đối phó với
Trung Quốc. Thực tế diễn biến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và giữa Trung Quốc với một số nƣớc ASEAN ở Biển Đông thời gian qua đã chứng minh, Trung Quốc không thể cùng lúc gây căng thẳng trên cả hai mặt trận.
Khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động đơn phƣơng gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian qua nhƣ chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough của Philippines (2012), đƣa giàn khoan HD-981 vào tác nghiệp ở vùng biển Việt Nam (5/2014)… Nhật Bản là nƣớc bên ngoài can dự mạnh mẽ nhất. Theo đó, Nhật Bản không chỉ là nƣớc lên tiếng phản đối sớm nhất, mạnh nhất, mà còn là nƣớc có hành động cụ thể thiết thực ủng hộ Việt Nam và Philippines (cung cấp tàu tuần tra cho lực lƣợng duy trì pháp luật trên biển của Việt Nam và Philippines).
Phát biểu tại Đối thoại Shangri La (5/2014), Thủ tƣớng Nhật Bản Abe khẳng định, “Nhật Bản sẽ ủng hộ hết mình những nỗ lực của các nước ASEAN khi họ hành động để bảo đảm an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để tự do hàng hải và tự do hàng không” [52]. Sự can dự của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông sẽ ngày càng gia tăng mạnh hơn, bởi vừa qua Nhật Bản đã diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp, cho phép LLPV thực hiện “quyền phòng vệ tập thể” với đối tác không chỉ là Mỹ và các nƣớc đồng minh, mà còn bao gồm nhiều đối tác khác, trong đó có các nƣớc ASEAN.
+ Tạo điều kiện cho các nước ASEAN phát triển kinh tế và củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng
Để tìm kiếm sự ủng hộ đối với việc điều chỉnh chính sách quốc phòng, cũng nhƣ gia tăng ảnh hƣởng ở khu vực, Nhật Bản sẽ tìm cách lôi kéo các nƣớc ASEAN thông qua thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế và quốc phòng, nhất là đầu tƣ, thƣơng mại và viện trợ, tạo cho các nƣớc ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng. Trong những năm
qua, hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng nhƣ Thỏa thuận khung về “Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản” (2003), FTA… Nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của ASEAN tính chung cả về mậu dịch, đầu tƣ trực tiếp và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Từ thập kỷ 1990 đến nay, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng giữa hai bên luôn tăng trƣởng ở mức khoảng 15%, những năm gần đây, kim ngạch thƣơng mại Nhật Bản - ASEAN đạt trên 200 tỷ USD, từ năm 2012 đến nay đạt trên 250 tỷ USD/năm. Tổng vốn đầu tƣ của Nhật Bản vào ASEAN trong 10 năm qua lên đến trên 100 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng số vốn FDI vào ASEAN và khoảng 50% tổng vốn đầu tƣ của Nhật Bản vào châu Á. Hiện nay các nhà đầu tƣ Nhật Bản đang đóng vai trò trung tâm hoạt động kinh tế ở ASEAN và sản xuất ra lƣợng hàng hoá chiếm 20% GDP của một số nƣớc. ASEAN là khu vực ƣu tiên hàng đầu về viện trợ ODA của Nhật Bản và Nhật Bản là nƣớc viện trợ ODA nhiều nhất cho ASEAN. Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã viện trợ ODA cho ASEAN khoảng trên 100 tỉ USD. Một số nƣớc ASEAN nằm trong số những nƣớc nhận đƣợc viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản trên thế giới nhƣ: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Malaysia... Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997 - 1998), Nhật Bản đã viện trợ tài chính cho các nƣớc ASEAN hơn 40 tỉ USD để khắc phục khủng hoảng.
Về hỗ trợ các nƣớc củng cố, phát triển quốc phòng: Thời gian qua, Nhật Bản không chỉ tích cực thúc đẩy hình thành các cơ chế nhƣ đối thoại, diễn tập chung, cứu hộ nhân đạo… mà Nhật Bản còn có những hành động cụ thể thiết thực giúp các nƣớc ASEAN nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh của mình. Cụ thể, Nhật Bản đã viện trợ cho Philippines 09 tàu tuần tra và cam kết viện trợ cho Việt Nam 06 tàu tuần tra đã qua sử dụng… Giáo sƣ Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) đánh giá, “sự hỗ trợ của Nhật dành cho các nước
ASEAN sẽ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tàu tuần tra, mà còn báo hiệu vai trò lớn hơn của lực lượng tuần duyên, thậm chí là của LLPV Nhật Bản. Hai lực lượng này sẽ hỗ trợ các nước ASEAN, trong đó có Philippines và Việt Nam, xây dựng năng lực và huấn luyện” [52].
Vừa qua, Nhật Bản đã điều chỉnh nới lỏng các “nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” và khả năng tới đây rất có khả năng cho phép sử dụng nguồn vốn ODA để viện trợ quân sự. Do đó, trong tƣơng lai, các nƣớc ASEAN, nhất là các nƣớc có tranh chấp ở Biển Đông, có điều kiện nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiều hơn từ Nhật Bản về vũ khí và trang bị để phát triển sức mạnh quốc phòng.
3.2.1.2.Tác động tiêu cực
+ Làm gia tăng nguy cơ can thiệp của liên minh Nhật - Mỹ đối với các nước ở khu vực
Trƣớc đây, Mỹ luôn lo ngại Nhật Bản phát triển tiềm lực quân sự sẽ đe dọa đến vai trò, ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực, nhƣng những năm gần đây, Mỹ lại cổ vũ Nhật Bản tăng cƣờng tiềm lực quân sự để hỗ trợ cho chiến lƣợc của Mỹ ở khu vực. Do vậy, sau khi Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp và thông qua “quyền phòng vệ tập thể”, Mỹ đã bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ. Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho rằng, chính sách phòng vệ tập thể mới cho phép LLPV Nhật Bản tham gia nhiều chiến dịch hơn và góp phần nâng cao hiệu quả của quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật. Giới phân tích cho rằng, sự xuất hiện của mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật thực tế hơn sẽ càng tăng cƣờng sự thống trị về quân sự của Mỹ ở Đông Á và trên toàn thế giới và gây quan ngại cho các nƣớc, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc. Bởi vì, có đƣợc sự hỗ trợ của Nhật Bản, Mỹ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi quyết định can thiệp quân sự vào các nƣớc, nhất là đối với các điểm nóng ở khu vực nhƣ Bán đảo Triều Tiên, Eo biển Đài Loan…
ninh khu vực Đông Á, cũng như nguy cơ xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc trong tranh chấp biển Hoa Đông
Việc Nhật Bản điều chỉnh CLQS sẽ khiến các nƣớc, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga lo ngại, buộc phải điều chỉnh chính sách quốc phòng, từ đó có thể làm dấy lên cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực, khiến môi trƣờng an ninh khu vực tiềm ẩn nguy cơ gia tăng căng thẳng, phức tạp. Một chuyên gia quân sự Đức cho rằng, “mặc dù các nước châu Á chưa thực sự nhảy vào một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng động thái của Nhật Bản sẽ khiến các nước khác phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về an ninh của chính họ” [52]. Đặc biệt, do Trung Quốc và Nhật Bản tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhất là trong vấn đề lịch sử và chủ quyền lãnh thổ, nên nguy cơ xung đột Nhật - Trung sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Một khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột, sẽ đe dọa nghiêm trọng đến môi trƣờng hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, thậm chí có thể khiến khu vực lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
+ Ảnh hưởng nhất định tới vai trò “hạt nhân” của ASEAN, cũng như việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và Biển Đông
Việc Nhật Bản điều chỉnh CLQS sẽ khiến nƣớc này quyết đoán hơn, mạnh mẽ hơn trong cạnh tranh ảnh hƣởng ở khu vực, nhất là trong các diễn đàn do ASEAN làm “hạt nhân” (ARF, ADMM+…), gây phức tạp tình hình, thậm chí có thể phá vỡ các định chế hiện có. Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh về tiềm lực quân sự, Nhật Bản sẽ gia tăng “can dự” vào các vấn đề an ninh khu vực, nhất là trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Sự “can dự” này sẽ mang tính hai mặt, vừa giúp các nƣớc ASEAN có thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài trong việc chống lại các tham vọng của Trung Quốc, nhƣng mặt khác nó cũng là nhân tố góp phần làm cho vấn đề tranh chấp trở nên phức tạp, căng thẳng hơn, thậm chí có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột giữa các bên có tranh
chấp. Bởi vì, khi Nhật Bản gia tăng “can dự” vào vấn đề Biển Đông, sẽ khiến cho Trung Quốc trở nên “bất an” hơn và tìm biện pháp đối phó, trong đó không loại trừ biện pháp “ra tay trước”.
+ Gây khó khăn cho các nước ASEAN trong xử lý mối quan hệ với các nước lớn khác, nhất là với Trung Quốc
Sự điều chỉnh CLQS của Nhật Bản sẽ giúp nƣớc này gia tăng cạnh tranh ảnh hƣởng với các cƣờng quốc khác ở khu vực, nhất là với Trung Quốc. Trong thời gian tới, tranh giành ảnh hƣởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở khu vực sẽ ngày càng gia tăng, buộc các nƣớc, các tổ chức khu vực phải linh hoạt hơn trong chính sách đối với hai nƣớc, thậm chí trong nhiều trƣờng hợp buộc phải “lựa chọn” giữa Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Điều này sẽ đặt các nƣớc, nhất là những nƣớc nhỏ và yếu trƣớc những nguy cơ, thách thức lớn, bởi vì đi theo nƣớc này sẽ chịu sức ép từ nƣớc kia. Đặc biệt, không loại trừ khả năng vì lợi ích riêng của mình, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tìm cách “thoả hiệp” nhằm phân chia lợi ích với nhau trên đầu các tổ chức, nhất là các nƣớc nhỏ và yếu ở khu vực Đông Nam Á.
+ Làm gia tăng quan ngại, lo lắng của một số quốc gia trong khu vực về sự phục hồi của “Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản”
Mặc dù các nhà lãnh đạo Nhật Bản, nhất là Thủ tƣớng Abe đã nhiều lần khẳng định mạnh mẽ loại trừ khả năng sự điều chỉnh CLQS sẽ khiến nƣớc này bị lôi kéo vào các cuộc xung đột quân sự ở nƣớc ngoài. Ông Abe cho rằng, “có sự hiểu sai về việc Nhật Bản sẽ tham chiến để bảo vệ một quốc gia bên ngoài. Đó sẽ là một biện pháp phòng vệ nghiêm ngặt để bảo vệ người dân, chúng tôi sẽ không sử dụng quân lực để bảo vệ các lực lượng bên ngoài, sẽ không có thay đổi nào trong các nguyên tắc cấm điều quân ra nước ngoài của Nhật Bản” [52]. Tuy nhiên, một số nƣớc châu Á, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và cả ngƣời dân Nhật Bản vẫn bày tỏ lo ngại nguy cơ Nhật Bản
quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt. Sau khi Nhật Bản thông qua nghị quyết giải