Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 68 - 69)

PHẦN 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân bón thích hợp chocây ngô LVN-

4.2.1. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây ngô

Kết quả theo dõi các công thức phân bón cho thấy thời gian ngô gieo đến mọc hoàn toàn từ 6 đến 7 ngày. Các công thức khi tăng lượng phân bón đều không có sự khác nhau nhiều về thời gian mọc.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển cây ngô (ngày)

Công thức Gieo đến mọc Mọc trỗ cờ Trỗ cờ phun râu Phun râu đến chín

Thời gian sinh trưởng, phát triển

PB1 7 58 4 40 109

PB2 7 60 5 41 112

PB3 6 60 5 43 114

TB 6,7 60,3 4,7 41,3 111,7

Thời gian sinh trưởng, phát triển từ mọc đến trỗ cờ của ngô ở các công thức phân bón có liều lượng khác nhau đều tương đương nhau. Nghĩa là không có sự khác biệt nhau giữa các công thức ở mức ý nghĩa thống kê. Thời gian trỗ cờ phun râu sớm ở công thức phân bón thời gian từ 58 – 60 ngày. Tuy nhiên ở công thức PB2 và PB3 liều lượng phân tăng 15% và 25% theo khuyến cáo đều có thời gian từ gieo đến trỗ cờ 60 ngày.

Hầu hết các công thức thời gian trỗ cơ phun râu là 4 - 5 ngày, tuy nhiên có sự khác nhau ở công thức PB2 và công thức PB3 thời gian là 5 ngày.

Công thức PB 2 và công thức PB3 ở giai đoạn này thời gian từ phun râu đến chín hoàn toàn 41- 43 ngày. Trong khi đó công thức PB1 thời gian từ trỗ đến chín hoàn toàn là 40 ngày ngắn hơn (1 ngày).

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô cho thấy thời gian từ gieo tới khi thu hoạch có thay đổi khác nhau. Các công thức phân bón với liều lượng khác nhau thì thời gian từ gieo đến thu hoạch không có sự khác nhau. Thời gian của các công thức PB3 liều lượng tăng 25% thời gian sinh trưởng, phát triển 114 ngày, công

thức PB1có thời gian ngắn 109 ngày. Như vậy việc điều chỉnh tăng lượng phân làm cho thời gian sinh trưởng của ngô kéo dài hơn, thời gian chín cũng kéo dài hơn.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến chỉ tiêu nông học

Công thức Cao cây

(cm) Cao đóng bắp (cm) Dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) PB1 189,72 81,62 20,08 4,31 PB2 188,27 79,03 19,46 4,27 PB3 183,14 75,57 18,82 4,29 CV (%) 1,0 2,5 4,0 2,2 LSD 0,05 3,86 3,95 1,57 0,18

Chiều cao cây ngô:Bảng4.7 cho thấy chiều cao cây cuối của ngô trên các công thức phân bón có chiều cao đạt 183,14 – 189,72 cm có chiều cao của ngô cao nhất ở công thức PB1 và công thức PB2 liều lượng tăng 15 % so với khuyến cáo).

Chiều cao đóng bắp: Cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, tuy nhiên ở công thức phân có cao đóng bắp dao động ( 75,57 cm – 81,62 cm). Công thức PB1 có chiều cao đóng bắp cao nhất là 81,62 cm. Tron khi đó công thức PB3 bón tăng 25% so với khuyến cáo mà chiều cao đóng bắp thấp (75,57 cm) do đó các công thức đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%.

Chiều dài bắp: Công thức phân bón có chiều dài bắp dao động từ 18,82 - 20,08 cm,dài bắp ngắn nhất (18,82 cm) ở công thức PB3 tăng 25% theo khuyến cáo. Như vậy các yếu tố cấu thành năng suất ở công thức tăng dần liều lượng phân bón dẫn đến cây sinh trưởng quá mạnh các yếu tố tăng năng suất giảm đi giữa các công thức với sự sai khác không rõ ràng.

Đường kính bắp:ở công thức PB3 liều lượng bón tăng 25% theo khuyến cáo đường kính bắp lớn nhất (4,29 cm). Thứ đến ở công thức PB2 liều lượng tăng 15% theo khuyến cáo đường kính bắp 4,27cm. Công thức còn lại PB1(bón theo khuyến cáo) đường kính bắp nhỏ nhất (4,12 cm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)