Ảnh hưởngmật độtrồng đến năng suất thu hoạch ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 66)

Năng suất mật độ gieo trồng sẽ quyết định năng suất lý thuyết của công thức. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa mà công thức có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng của công thức ở mỗi điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ canh tác nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ trồng.Mật độ là chỉ tiêu quan trọng để đánh khả năng sinh trưởng cũng như năng suất ngô. Mối quan hệ mật thiết đến năng suất khi mật độ cây trồng giảm so trồng thuần các yếu tố năng suất có chiều hướng giảm.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng xen ngô đến năng suất

Công thức NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha)

MĐ1 3,78 7,53

MĐ2 3,80 6,70

MĐ3 3,57 5,91

CV (%) 1,5 6,1

LSD 0,05 0,11 0,81

Năng suất lý thuyết: năng suất mật độ gieo trồng sẽ quyết định năng suất lý thuyết của công thức thí nghiệm đậu đen. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng của cây đậu đen ảnh hưởng ở mỗi điều kiện đất đai, khí hậu và tác động kỹ thuật canh tác nhất định. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất mật độ trồng. Các công thức mật độ khác nhau ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của ngô. Mật độ 3 (50% trồng thuần) năng suất thấp nhất 5,91 tấn/ha trong khi ở công thức mật độ 1 (70% trồng thuần) năng suất cao nhất 6,87 tấn /ha.

Mật độ ngô trồng khác nhau ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, khi mật độ giảm bằng (50% trồng thuần) MĐ3 năng suất giảm so với MĐ1(70% trồng thuần)6,87 tấn/ha, giảm 0,76tấn/ha so với MĐ2 (60% trồng thuần). Các mật độ khác nhau các công thức có năng suất lý thuyết khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%..

Năng suất thực thu:là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét bố trí mật độ cây trồng với biện pháp kỹ thuật trong các công thức khác nhau hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một mật độ khoảng cách phù hợp với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định. Năng suất thực thu cao là mục tiêu khi nghiên cứu xác định mật độ trồng đậu đen thích hợp trồng xen. Năng suất thực thu của công thức mật độ 3 trồng thấp bằng (50% trồng thuần) năng suất 3,57 tấn/ha. Trong khi đó công thức mật độ 2 (60% trồng thuần) có năng suất cao nhất 3,80 tấn/ha.

Hình 4.1. Tương quan giữa năng suất ngô với mật độ trồng

Như vậy mật độ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất thu được của các công thức mật độ trồng giảm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất thu được.Trồng ngô xen ở mật độ bằng 60% so trồng thuần năng suất cao nhất là 3,8 tấn/ha với công thức mật độ khác. 4.2. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân bón thích hợp cho cây ngô LVN-25 trồng xen canh cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản 4 tuổi

Mỗi một giai đoạn phát triển của cây ngô đều liên quan mật thiết đến yếu tố cấu thành năng suất. Hầu như mỗi một yếu tố cấu thành năng suất ngô đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây ngô. Mỗi một yếu tố đóng vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Do đó việc chăm

sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây ngô là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất của cây ngô.

4.2.1. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển cây ngô

Kết quả theo dõi các công thức phân bón cho thấy thời gian ngô gieo đến mọc hoàn toàn từ 6 đến 7 ngày. Các công thức khi tăng lượng phân bón đều không có sự khác nhau nhiều về thời gian mọc.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển cây ngô (ngày)

Công thức Gieo đến mọc Mọc trỗ cờ Trỗ cờ phun râu Phun râu đến chín

Thời gian sinh trưởng, phát triển

PB1 7 58 4 40 109

PB2 7 60 5 41 112

PB3 6 60 5 43 114

TB 6,7 60,3 4,7 41,3 111,7

Thời gian sinh trưởng, phát triển từ mọc đến trỗ cờ của ngô ở các công thức phân bón có liều lượng khác nhau đều tương đương nhau. Nghĩa là không có sự khác biệt nhau giữa các công thức ở mức ý nghĩa thống kê. Thời gian trỗ cờ phun râu sớm ở công thức phân bón thời gian từ 58 – 60 ngày. Tuy nhiên ở công thức PB2 và PB3 liều lượng phân tăng 15% và 25% theo khuyến cáo đều có thời gian từ gieo đến trỗ cờ 60 ngày.

Hầu hết các công thức thời gian trỗ cơ phun râu là 4 - 5 ngày, tuy nhiên có sự khác nhau ở công thức PB2 và công thức PB3 thời gian là 5 ngày.

Công thức PB 2 và công thức PB3 ở giai đoạn này thời gian từ phun râu đến chín hoàn toàn 41- 43 ngày. Trong khi đó công thức PB1 thời gian từ trỗ đến chín hoàn toàn là 40 ngày ngắn hơn (1 ngày).

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô cho thấy thời gian từ gieo tới khi thu hoạch có thay đổi khác nhau. Các công thức phân bón với liều lượng khác nhau thì thời gian từ gieo đến thu hoạch không có sự khác nhau. Thời gian của các công thức PB3 liều lượng tăng 25% thời gian sinh trưởng, phát triển 114 ngày, công

thức PB1có thời gian ngắn 109 ngày. Như vậy việc điều chỉnh tăng lượng phân làm cho thời gian sinh trưởng của ngô kéo dài hơn, thời gian chín cũng kéo dài hơn.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến chỉ tiêu nông học

Công thức Cao cây

(cm) Cao đóng bắp (cm) Dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) PB1 189,72 81,62 20,08 4,31 PB2 188,27 79,03 19,46 4,27 PB3 183,14 75,57 18,82 4,29 CV (%) 1,0 2,5 4,0 2,2 LSD 0,05 3,86 3,95 1,57 0,18

Chiều cao cây ngô:Bảng4.7 cho thấy chiều cao cây cuối của ngô trên các công thức phân bón có chiều cao đạt 183,14 – 189,72 cm có chiều cao của ngô cao nhất ở công thức PB1 và công thức PB2 liều lượng tăng 15 % so với khuyến cáo).

Chiều cao đóng bắp: Cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, tuy nhiên ở công thức phân có cao đóng bắp dao động ( 75,57 cm – 81,62 cm). Công thức PB1 có chiều cao đóng bắp cao nhất là 81,62 cm. Tron khi đó công thức PB3 bón tăng 25% so với khuyến cáo mà chiều cao đóng bắp thấp (75,57 cm) do đó các công thức đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%.

Chiều dài bắp: Công thức phân bón có chiều dài bắp dao động từ 18,82 - 20,08 cm,dài bắp ngắn nhất (18,82 cm) ở công thức PB3 tăng 25% theo khuyến cáo. Như vậy các yếu tố cấu thành năng suất ở công thức tăng dần liều lượng phân bón dẫn đến cây sinh trưởng quá mạnh các yếu tố tăng năng suất giảm đi giữa các công thức với sự sai khác không rõ ràng.

Đường kính bắp:ở công thức PB3 liều lượng bón tăng 25% theo khuyến cáo đường kính bắp lớn nhất (4,29 cm). Thứ đến ở công thức PB2 liều lượng tăng 15% theo khuyến cáo đường kính bắp 4,27cm. Công thức còn lại PB1(bón theo khuyến cáo) đường kính bắp nhỏ nhất (4,12 cm).

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên giống ngô LVN- 25 giống ngô LVN- 25

được chăm sóc đầy đủ nhưng mức độ nhiễm sâu bệnh hại vẫn xuất hiện.Trong đó công thức PB1 ở liều lượng phân bón theo khuyến cáocho đến công thức PB3 liều lượng tăng 25 % so trồng thuần. Qua theo dõi đã thấy xuất hiện những đối tượng sâu hại nhưng tỷ lệ hại thấpnhư sâu ăn lá gây hại tỷ lệ 1,54 - 3,52%, sâu đục thân hại 2,12 – 3,23 %.

Bảng 4.8. Ảnh hưởngphân bón đến sâu hại trên cây ngô trồng xen

Công thức Sâu ăn lá

(điểm) Sâu đục thân (điểm 1-5) PB1 2,22 2,23 PB2 1,54 2,12 PB3 3,52 2,14

Vậy cây ngô trồng xen trong cao su kiến thiết cơ bản 4 tuổi thích hợp sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu sâu hại do đó không ảnh hưởng năng suất và chất lượng cây ngô.

4.2.3. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngô

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động tổng hợp của các biện pháp kỹ tuật và điều kiện canh tác. Năng suất ngô được đánh giá thông qua chỉ tiêu trong đó yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Năng suất ngô phụ thuộc vào các yếu tố: số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt kết quả theo dõi thể hiện cho thấy Bảng4.9.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Số hàng hạt Số hạt/hàng KL 1000 hạt (gam) PB1 14,20 35,95 297,64 PB2 14,52 35,84 307,29 PB3 14,10 35,66 302,10 CV (%) 3,3 1,0 8,9 LSD 0,05 0,98 0,71 1,5

Số hàng/bắp:các công thức phân bón khác nhau không thay đổi nhiều bởi do đặc tính của giống. Công thức PB2 liều lượng tăng 15% so với khuyến cáo bắp ngô có số lượng hàng hạt/ bắp cao 14,52 hàng hạt, số lượng hàng thấp nhất ở công thức PB1 bón theo mức khuyến cáo được 14,20 hàng hạt/bắp.

Số hạt/hàng: trong các công thức phân bón ở liều lượng tăng khác nhau nhưng số bắp có hạt/hàng đều không khác biệt. Tuy nhiên với các công thức PB1, PB2, PB3 cho thấy bắp có số hạt trên hàng không có sự khác biệt đều dao động 35,66 - 35,95 hạt/hàng.

Khối lượng 1000 hạt:một nhân tố quan trọng làm tăng năng suất và chất lượng là khối lượng 1000 hạt. Chỉ tiêu này thường thay đổi theo điều kiện canh tác, khí hậu, thời tiết và có liên quan nhiều đến yếu tố dinh dưỡng. Khối lượng 1000 hạt trước hết được giới hạn bởi đặc tính sinh học của giống, nghĩa là không thể dùng các biện pháp kỹ thuật hoặc các yếu tố dinh dưỡng để tăng vô hạn khối lượng 1000 hạt.Công thức PB 2 khi liều lượng tăng 15% so với khuyến cáo cho khối lượng 1000 hạt cao nhất (307,3 gam), thấp nhất công thức PB1(bón phân theo khuyến cáo) được297,61gam.

Như vậy các yếu tố cấu thành năng suất thấp nhất ở công thức phân bón, số liệu quan trắc cho thấy số hàng hạt/ bắp, hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt trong các công thức khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê 95%.

4.2.4. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến năng suất ngô

Liều lượng phân bón quan hệ mật thiết đến năng suất cây trồng, khi tăng lượng phân so với khuyến cáo năng suất cũng tăng theo mà năng suất không tăng nhiều mà có thể giảm đi.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng phân bón khác nhau đến năng suất

Công thức NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha)

PB1 3,42 6,41

PB2 3,75 7,13

PB3 3,55 6,60

CV (%) 3,9 5,8

Năng suất lý thuyết: liều lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến năng suất công thức PB1, PB2, PB3 sự dao động 6,41 – 6,73 tấn/ha. Trong đócông thức PB2 lượng bón tăng 15% theokhuyến cáo là (6,73 tấn/ha) có năng suất lý thuyết cao nhất. Công thức tăng phân bón (15% so với khuyến cáo) có tiềm năng tăng năng suất.Các công thức với năng suất lý thuyết khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%.

Năng suất thực thu: năng suất thực thu của các công thức có lượng phân bón khác nhau có thể làm tăng năng suất nhưng không nhiều. Cùng với các công thức phân bón được tiến hành thu năng suất đều có năng suất ổn định. Năng suất ngô thu được thấp nhất công thức PB1 liều lượng theo khuyến cáo3,42 tấn/ha. Năng suất thu cao nhất ở công thứcPB2 liều lượng tăng 15% so khuyến cáo thu được 3,75 tấn/ha.

Như vậy, khi trồng ngô LVN- 25xen cao su với công thức PB2 lượng bón tăng lên 15% so với khuyến cáo cho năng suất cao hơn các công thức còn lại.

Hình 4.2. Tương quan giữa năng suất ngô với phân bón

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG THÍCH HỢP CHO CÂY ĐẬU ĐEN LÒNG XANH ĐỊA PHƯƠNG TRỒNG XEN CAO SU CHO CÂY ĐẬU ĐEN LÒNG XANH ĐỊA PHƯƠNG TRỒNG XEN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 4 TUỔI

4.3.1. Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển đậu đen

Sau khi thu hoạch ngô xong đã tiếp tục làm đất kịp thời vụ để tiến hành trồng đậu đen. Chúng tôi thực hiện thí nghiệm mật độ và tiến hành gieo trồng đậu đenvào ngày 20/8tại xã Mường Bon huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.

Cây đậu đen thời gian mọc là giai đoạn đầu tiên đánh dấu sự sống của hạt, lúc này cây rất mẫn cảm với điều kiện tự nhiên vì cây hoàn toàn sống nhờ vào dinh dưỡng của phôi hạt. Thời gian từ gieo đến mọc ngắn thì cây con sẽ khỏe tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây sau này.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng mật độ trồng xen đến thời gian sinh trưởng đậu đen

Công thức Tỷ lệ mọc (%) i Tổng thời gian sinh

trưởng, phát triển (ngày)

MĐ1 93,3 96

MĐ2 93,3 98

MĐ3 90,0 98

TB 93,02 97,3

Kết quả theo dõi đậu đen ở các công thức mật độ cho thấy (Bảng 4.11) tỷ lệ cây mọc hoàn toàn cho thấy ở công thức MĐ1 và MĐ2 là cao nhất 93,2 (%) thấp nhất công thức MĐ3 có tỷ lệ cây mọc được 90.0 (%).

Thời gian sinh trưởng: của giống đậu đen trên các công thức với mật độ khác nhau đều có thời gian trong khoảng 96 đến 98 ngày. Trong đó cùng công thức MĐ2 và công thức MĐ3 có thời gian sinh trưởng dài (98 ngày). Như vậy đậu đen có thời gian sinh trưởng phù hợp điều kiện thời vụ với địa phương đã sử dụng để trồng.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu các đặc điểm nông học cho chúng ta biết khả năng sinh trưởng, phát triển của cây đậu đensố liệu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây đậu

Công thức Cao cây (cm) Số cành cấp 1 (cành)

MĐ1 72,13 5,37

MĐ2 71,87 5,45

MĐ3 71,67 5,31

CV (%) 1,0 1,4

Chiều cao cây: được tạo nên bởi số đốt trên thân chính, chiều dài của lóng ở thân chính nó liên quan rất nhiều đến khả năng chống đổ của cây. Chiều cao thân chính ở đậu đen công thức MĐ1, MĐ2, MĐ3dao động 71,6 – 72,13cm, MĐ1 (70% trồng thuần) là 28 cây/m2 chiều cao cây cao nhất 72,13 cm, công thứcMĐ3 (50% trồng thuần) 20 cây/m2 có chiều cao cây thấp nhất 71,67 cm.

Số cành cấp 1: mật độ trồng ảnh hưởng đến số cành cấp 1 công thức MĐ2 (60% trồng thuần) 24 cây /m2 có số lượng cành cấp 1 cao nhất (5,45cành/cây), số lượng cành cấp 1 thấp ở công thức MĐ1(70% trồng thuần) 28 cây/m2.

Như vậycông thức trồng xen hiệu quả cao nhất là MĐ2 (60% trồng thuần) 24 cây/m2trồng xen đậu đen giữa hàng cao su.

4.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên giống đậu đen Mật độ trồng khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi tiểu vùng khí hậu và khả năng Mật độ trồng khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi tiểu vùng khí hậu và khả năng dinh dưỡng trong quần thể, thay đổi chỉ số diện tích lá, chiều cao thân chính, số cành trên cây, làm ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh, sâu hại của cây. Điều tra theo dõi sâu bện trên các công thức mật độ trồng đã thấy sự xuất hiện một số loài sâu bệnh hại trên cây đậu đen như: bệnh lở cổ rễ, sâu cuốn lá, sâu đục quả…

Bảng 4.13. Ảnh hưởng mật độ đến sâu, bệnh hại trên đậu đen trồng xen

Công thức Bệnh lở cổ rễ (điểm 0-5) Sâu cuốn lá (điểm) Sâu đục quả (điểm) MĐ1 4,30 6,54 6,13 MĐ2 2,13 4,13 5,02 MĐ3 1,54 3,53 4,64

Bệnh lở cổ rễ: là bệnh khá phổ biến trên các loài đậu đỗ nói chung và đậu đậu đen lòng xanh nói riêng. Trong các công thức mật độ xuất hiện loại bệnh gây hại phổ biến trong giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng. Sâu cuốn lá: xuất hiện ở thời kỳ ra hoa lúc này cây có bộ lá lớn nên rất dễ bị sâu cuốn lá gây hại làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và năng suất của cây đậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)