Nghiên cứu xác định mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp cho cây ngô trồng xen canh cao su 4 tuổi.
Nghiên cứu xác định mật độ trồng và lượng phân bón thích hợp cho cây đậu đen lòng xanh trồng xen canh cao su 4 tuổi.
Đánh giá sinh trưởng, phát triểnvanh thân cây cao su khi bố trí trồng xen. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp thí nghiệm
- Thí nghiệm sử dụng định mức khuyến cáo Trung tâm Khuyến nông quốc gia Quyết định: số 3037/QĐ - BNN- KHCN ngày 28/10/2009.
- Ngô trồng thuần 71.400 cây/ha (tương đương 20 kg ngô giống). - Phân bón ngô: 161 kg N + 80 P2O5 + 108 kg K2O/ha.
- Đậu đen trồng thuần 40 cây/m2 (tương đương 30 kg đậu giống). - Phân bón đậu đen: 46 kg N + 64 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha.
Thí nghiệm 1a:Nghiên cứuxác định mật độ trồngthích hợp cho ngô LVN- 25 xen cao su 4 tuổi
* Thí nghiệm mật độ trồng ngô xen cao su gồm 3 công thức:
MĐ1: Ngô -mật độ bằng70% trồng thuần(50.505 cây/ha) – cao su MĐ2 : Ngô - mật độ bằng 60% trồng thuần (42.735 cây/ha)– cao su MĐ3: Ngô - mật độ bằng 50% trồng thuần (38.100 cây/ha)– cao su
* Tính mật độ trồng ngô cho mỗi công thức
MĐ1: Ngô mật độ: 50.505 cây/ha (55cm x 36 cm)– cao su MĐ2: Ngô mật độ: 42.735 cây/ha(65 cm x 36 cm)– cao su MĐ3: Ngô mật độ: 38.100 cây/ha (75 cm x 36 cm)– cao su
Thí nghiệm 1b:Nghiên cứuxác định lượng phân bón thích hợp (N, P2O5, K2O)
cho ngô LVN-25 trồng xen cao su 4 tuổi
* Thí nghiệm phân bón trồng ngô xen cao su: Gồm 3 công thức.
PB1: Ngôbónkhuyến cáo: 113.2 kg N + 56 kg P2O5 + 76.2 kg K2O/ha. PB2: Ngôbón tăng 15%: 130.2 kg N + 64 kg P2O5 + 87 kg K2O/ha. PB3: Ngôbón tăng 25%: 141.2 kg N + 70.1 kg P2O5 + 94.8 kg K2O/ha. - Thí nghiệm ngô trồng mật độ bằng70% trồng thuần (50.505 cây/ha)
Thí nghiệm 2a:Nghiên cứu xác định mật độ trồngthích hợp cho đậu đen lòng xanh xen cao su 4 tuổi
* Thí nghiệm mật độ trồng đậu đen xen cao su gồm 3 công thức:
MĐ1: Đậu đen mật độ bằng 70% trồng thuần (280.000 cây/ha)– cao su MĐ2 : Đậu đen mật độ bằng 60% trồng thuần (240.000 cây/ha)– cao su MĐ3 : Đậu đenmật độ bằng 50% trồng thuần (200.000 cây/ha)– cao su
* Tính mật độ trồng ngô cho mỗi công thức .
MĐ1: Đậu đenmật độ 28 cây/m2 (25cm x 15cm) – cao su MĐ2: Đậu đenmật độ 24 cây/m2 (30cm x 14 cm) – cao su MĐ3: Đậu đenmật độ 20 cây/m2(35cm x 14cm) – cao su
Thí nghiệm 2b:Nghiên cứu xác địnhlượng phân bón thích hợp(N,P2O5, K2O)
cho đậu đen lòng xanh trồng xen cao su 4 tuổi
* Thí nghiệm phân bón trồng đậu đen xen cao su: Gồm 3 công thức:
PB1: Đậu đen bónkhuyến cáo: 32.2 kg N + 32 kg P2O5+ 30 kg K2O/ha. PB2: Đậu đen bón tăng 15%:36.8 kg N + 37 kg P2O5 + 34.8 kg K2O/ha. PB3: Đậu đen bón tăng 25%:40 kg N + 40 kg P2O5 + 37.8 kg K2O/ha. - Thí nghiệm phân bón: đậu trồng bằng 70% trồng thuần (28 cây/m2) 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Cây cao su trồng và khoảng cách trồng xen giữa hai hàng cao su; khoảng cách giữa cây cao su và băng cây trồng xen là 1,5 m (theo qui trình trồng và chăm sóc cao su của Tổng công ty Cao su Việt Nam).
Cây trồng xen: Diện tích 0,57 ha tương đương 57,1% đất trồng/ha. Cây cao su : Diện tích 0,43 ha tương đương 42,9% đất trồng/ha.
- Thí nghiệm được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) nhắc lại 3 lần. - Thí nghiệm với 3 công thức.
- Diện tích mỗi ô: 4m x 12m = 48m2.
- Tổng diện tích mỗi thí nghiệm: 48m2/ô x 3 lần nhắc x 3 công thức = 432m2. - Loại đất làm thí nghiệm: Đất feralit
- Độ dốc: < 200 * Thời vụ:
- Vụ hè: ngô gieo trồng ngày 26/04/2015.
- Vụ thu đông: đậu đen gieo trồng ngày 15/08/2015. 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu đất
* Phương pháp lấy mẫu đất:
Mẫu đất được lấy theo 5 điểm chéo góc trong mỗi ô ở độ sâu (0 – 20 cm) và (20 - 50 cm) trộn đều làm mẫu đại diện cho ô đó, lấy cho cả 3 lần nhắc lại cho mỗi công thức. Tất cả các mẫu ở các ô được lấy phân tích trước thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm.
Chỉ tiêu phân tích mẫu đất: Phân tích chỉ tiêu trong đất: đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu, pH đất, cấu tượng đất, hàm lượng hữu cơ, dung trọng đất.
Thực hiện tại Phòng phân tích Chất lượng đất và nông lâm sản, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
3.3.4. Chăm sóc thí nghiệm
Ngoại trừ các yếu tố thí nghiệm, các công thức được chăm sóc theo quy trình chung của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành (10- TCN).
Thường xuyên chăm sóc thí nghiệm, thực hiện tốt các khâu:
Kiểm tra sức sống của hạt giống và tỷ lệ nảy mầm trước khi làm thí nghiệm. Trồng dặm,tỉa cây, làm cỏ, xới xáo, vun gốc, bón thúc, bấm ngọn đậu đen, phòng trừ sâu, bệnh hại....
Sử dụng, dụng cụ có độ chính xác cao để định lượng phân cho các lần bón. Thực hiện đúng qui định như kế hoạch thí nghiệm và Qui chuẩn Việt Nam qui định đối với từng loại cây trồng, nhằm đảm bảo độ chính xác.
Với dải bảo vệ cũng phải đảm bảo như tương tự các ô thí nghiệm. 3.3.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm thực hiện tại xã Mường Bon –Mai Sơn –Sơn La. Thời gian từ 20/04đến 31/12/2015.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
Cây ngô
Tiến hành Theo qui chuẩn Việt Nam QCVN 01-56:2011/BNNPTNT.
* Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển:
- Ngày gieo: ghi ngày gieo thí nghiệm - Ngày mọc: ngày có khoảng 50% số cây/ô
- Ngày trỗ cờ: Là ngày có ≥ 50% số cây/ô trỗ cờ (xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ).
- Ngày tung phấn: Là ngày có ≥ 50% số cây/ô có hoa nở được 1/3 trục chính.
- Ngày phun râu: Là ngày có ≥ 50% số cây/ô đã phun râu (bắp có râu dài 2 - 3cm ngoài lá bi).
- Ngày chín sinh lý: Được tính từ khi gieo đến khi ≥ 75 % cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.
* Chỉ tiêu về hình thái:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ của cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (đo 10 cây/ô).
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (đo 10 cây/ô cùng cây đo chiều cao).
* Đánh giá mức độ sâu, bệnh hại chính .
- Sâu đục thân (điểm): Ghi số cây bị sâu đục thân dưới bắp vào thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ). Cho điểm từ 1 – 5
Điểm 1: Rất nhẹ < 5% số cây bị hại Điểm 2: Nhiễm nhẹ 5 – 15% số cây bị hại Điểm 3: Nhiễm vừa 15 – 30% số cây bị hại Điểm 4: Nhiễm nặng 30 – 50% số cây bị hại Điểm 5: Nhiễm rất nặng > 50% số cây bị hại
- Sâu cắn râu (%): Theo dõi vào thời kỳ phun râu, ghi số bắp bị sâu cắn râu/ô. Bệnh khô vằn (%): Theo dõi vào thời kỳ trước và sau khi trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ), ghi số cây bị bệnh trên ô. Tính tỷ lệ cây bị bệnh trên ô.
- Bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt (điểm): Theo dõi vào thời kỳ trước và sau khi trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ). Tính tỷ lệ lá bị bệnh rồi cho điểm từ 0 - 5 điểm:
Điểm 0: Không bị bệnh
Điểm 1: Rất nhẹ (1 - 10%) số lá bị bệnh Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11 - 25%) số lá bị bệnh
Điểm 3: Nhiễm vừa (26 - 50%) số lá bị bệnh Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75%) số lá bị bệnh Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 75%) số lá bị bệnh
* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất :
- Số bắp/cây: Đếm tổng số bắp/tổng số cây trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.
- Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo hàng hạt dài nhất của 10 bắp mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm): Đo ở phần giữa bắp của 10 bắp mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. - Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình trên bắp.
- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%):
P1000 hạt (g) = P1000 hạt tươi x (100 - A
0) 100 - 14
Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0): Được tính bằng máy đo độ ẩm KETT - 400 của Nhật Bản.
- Năng suất thực thu: NSTT (tạ/ha) =
Pô tươi x tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A0) x 100 Sô x (100 - 14)
- Năng suất lý thuyết:
NSLT (tạ/ha) =
Số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000hạt x số cây/m2 10000
Trong đó:
- 100 - 14: Năng suất tính ở độ ẩm 14%.
- Pô tươi (kg): Khối lượng bắp tươi/ô (trên hàng thu hoạch). - A0 (%): Độ ẩm thu hoạch.
- Sô (m2): Diện tích thí nghiệm (tính trên hàng thu hoạch).
- Tỷ lệ hạt/bắp (%): Trọng lượng hạt 10 bắp mẫu/trọng lượng 10 bắp mẫu. - Số bắp/cây: Số bắp thu ở một hàng/số cây ở một hàng.
Cây đậu đen
* Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển:
- Ngày gieo: ghi ngày gieo thí nghiệm
- Ngày mọc: ngày có khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến ngày thu cuối cùng. - Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch. Đo trung bình ở 10 cây mẫu/ô.
- Số cành cấp I/cây: đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.
* Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính:
- Sâu đục quả (Eitiella zinkenella). Đếm số quả bị hại trên tổng số 100 quả lấy ngẫu nhiên/ô. Tính tỉ lệ %.
- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata). Đếm số lá bị cuốn /tổng số lá trên 10 cây mẫu. Tính tỉ lệ %.
Đánh giá theo thang điểm cấp bệnh như sau:
+ Điểm 1: Không nhiễm ( dưới 5% số cây có vết bệnh) + Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6-25% số cây có vết bệnh)
+ Điểm 3: Nhiễm trung bình (26-50% số cây có vết bệnh) + Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75% sô cây có vết bệnh) + Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 76% số cây có vết bệnh)
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả ở 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. - Số quả/cây: Đếm tổng số quả ở 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. - Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt/ quả của 10 quả mẫu/ô.Tính trung bình.
- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1000 hạt (độ ẩm hạt khoảng 13%), cân khối lượng. Tính trung bình.
* Phương pháp tính toán:
-Năng suất ô (kg/ô): Thu từng ô, đập lấy hạt khô sạch, cân khối lượng. - Năng suất cá thể (g/cây): Khối lượng hạt 10 cây/10
Năng suất lý thuyết (tạ hạt/ha) = Năng suất cá thể * Mật độ *10.000 m2. Năng suất thực thu (tạ hạt/ha) = (Năng suất ô/48m2) * 10.000 m2.
*Cây cao su
- Đánh giá sinh trưởng:
Vanh thân được đo ở độ cao 1,3 m cách mặt đất, đánh dấu sơn tại vị trí đo cố định qua các đợt quan trắc.
- Đánh giá tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh hại:
Đánh giá cấp bệnh theo bảng phân cấp, quy trình theo dõi bệnh theo quy trình của Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
3.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ
Dựa vào phương pháp hạch toán tài chính tổng quát để phân tích: Lợi nhuận (RAVC – Return Above Variable Cost) được tính bằng tổng thu nhập thuần (GR – Gross Return) sau khi trừ tổng chi phí khả biến (TC – Total Variable Cost).
RAVC = GR – TC
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Sử dụng phần mềm thống kê sinh học để phân tích số liệu thông qua chương trình máy tính Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.
3.7. KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHĂM SÓC THÍ NGHIỆM *Kỹ thuật áp dụng canh tác ngô. *Kỹ thuật áp dụng canh tác ngô.
Thời vụ:
Ngô hè thu: từngày 20/4 đến 20/8.
Đất trồng:
Đất được cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, làm sạch cỏ dại. Độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Cày bừa làm đất nhỏ, rạch hàng làm rãnh từng ô theo từng công thức.
Gieo trồng:
Gieo trồng theo dãnh, mỗi hốc từ 1 – 2 hạt.
Sau khi ngô non được 2 – 3 lá tiến hành kiểm tra đồng ruộng và nhổ tỉa trồng dặm lại những hốc không mọc sau khi đất đủ ẩm.
Chăm sóc:
Xới xáo, tỉa cây sớm bảo đảm đủ ẩm, làm cỏ lần đầu 15 –20 ngày sau khi gieo và lần hai 35- 40 ngày.
Cách bón:
Bón lót: Chia bón toàn bộ phân lân theo khoảng cách gieo trồng. Bón thúc:
Lần 1: Khi ngô 3 - 4 lá bón 1/4 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
Lần 2: Khi ngô 9-10 lá bón 1/2 lượng đạm +1/2 lượngkali,vun cao. Lần 3: Trước khi trỗ cờ từ 7 - 10 ngày bón lượng đạm và kali còn lại.
Phòng trừ sâu bện bằng thuốc hóa học khi đến ngưỡng hại kinh tế
Thu hoạch: Lá ngô chuyển vàng, các lá phía dưới đã khô tiến hành thu mẫu ngô,
* Kỹ thuật áp dụng canh tác đậu đen: Thời vụ trồng:
Đậu đỗ thu đông: từ 20/8 đến 20/12.
Đất trồng:
Đất được cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, làm sạch cỏ dại. Độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Cày bừa làm đất nhỏ, rạch hàng làm rãnh từng ô theo từng công thức.
Gieo trồng :
Gieo trồng theo dãnh, mỗi hốc gieo 1-2 hạt và trồng dặm kịp thời để đảm bảo mật độ, khoảng cách.
Chăm sóc:
Đợt 1: khi cây có 2 – 3 lá thật, xới tạo điều kiện cho đất tơi xốp, xới vun kết hợp bón thúc.
Đợt 2: khi cây được 5-6 lá thật kết hợp xới sâu 5-7 cm, làm cỏ dại và vun gốc cao chống đổ.
Cách bón phân:
Bón lót: Chia bón toàn bộ phân lân theo khoảng cách gieo trồng.
Bón thúc lần 1: bón 50% lượng đạm và 50% kali khi cây có 2- 3 lá thật. Bón thúc lần 2: bón 50% lượng đạm và kali còn lại khi cây 5- 6 lá thật.
Phòng trừ sâu bệnh hại chính:
Phòng trừ bằng thuốc hóa học khi hại đến ngưỡng kinh tế.
Thu hoạch:
Thu cây để riêng từng ô, không để quả rơi rụng, phơi cây khô, tách hạt, sấy phơi hạt khô độ ẩm <14%: cân mẫu hạt.
* Chăm sóc cao su 4 tuổi
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam biên soạnQuy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012. Làm cỏ trên hàng cao su 3 lần/năm theo băng.
Bón phân cho cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản từ năm thứ 2 trở đi: bón hai đợt /năm thời gian vào đầu mùa mưa và trước khi hết mùa mưa khoảng 1 tháng, bón lấp theo rãnh quanh gốc. Lượng phân hóa học: 50 kg N + 50 kg P2O5 + 25 kg K2O/ha.
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG THÍCH HỢP CHO CÂY NGÔ LVN-25 TRỒNG XEN CANH CAO SU GIAI ĐOẠN KIẾN CHO CÂY NGÔ LVN-25 TRỒNG XEN CANH CAO SU GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN 4 TUỔI
Do khoảng cách giữa các hàng cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tương đối lớn và trong những năm kiến thiết cơ bản cây cao su chưa khép tán nên cỏ dại phát triển tương đối nhanh. Việc đất canh tác bị sói mòn rửa trôi thoát hơi nước bề mặt sẽ diễn ra rất nhanh làm độ ẩm trong đất thấp dẫn đến cây cao su thường có hiện tượng vàng lá sinh lý do thiếu nước. Khi trồng xen ngô một số loại cây ngắn ngày vào giữa hàng cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản có tác dụng nâng cao được hệ số sử dụng đất.
4.1.1. Ảnh hưởng mật độ trồng khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây ngô triển cây ngô
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu ở Sơn La chỉ trồng được ngô vào mùa mưa nên được bố trí trồng vụ hè thu, thời gian gieo trồng tiến hành ngày20/04/2015.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng, phát triển cây ngô (ngày)