Cải thiện độ phì đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 40 - 41)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Cơ sở khoa học của lợi ích trồng xen

2.3.2. Cải thiện độ phì đất

Giá trị lớn nhất của cây họ dậu là thông qua cố định nitơ tự do từ không khí tạo ra đạm vô cơ trong suốt quá trình sinh trưởng đã làm giàu cho đất và làm lợi cho cây cùng chung sống (Wien và cộng sự, 1976).

Sau khi thu hoạch hệ thống rễ và tán lá giàu đạm của cây đậu đỗ để lại một lượng N và chất hữu cơ đáng kể cho đất, góp phần tích cực vào việc nâng cao độ phì đất (Heichen, 1987). Sau khi thu hoạch các tàn dư của cây đậu đỗ có thể cung cấp từ 84 -114kg/ha cho các loại cây trồng sau (Myers và Wood, 1987).

Các cây đậu đỗ thực phẩm như đậu tương, lạc nếu được trồng xen với cây lương thực như ngô, sắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải tạo được độ phì nhiêu của đất và chống xói mòn trên đất dốc. Ví dụ lạc được trồng xen với ngô và sắn có

thể cung cấp khoảng 10 tấn chất hữu có tươi/ha cho đất và làm giảm xói mòn đất từ 3-5 lần so với đối chứng không trồng xen (Nguyễn Đậu và cộng sự, 1991).

Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ khi nghiên cứu về trồng xen ngô với một số cây họ đậu cho rằng: Với lạc đã bổ sung 40kg N/ha và với đậu xanh cho 25kg N/ha. Những kết quả nghiên cứu tương tự cũng đã được các nhà khoa học công bố như trồng xen ngô lạc ở miền Bắc Nigeria (Kassam, 1972); ngô + đậu tương ở Tây Phi (Finlay, 1974); ngô + cove ở Colombia và ngô + đậu mắt ở Nigieria.

Theo Nguyễn Hữu Quán (1984) cây đậu đỗ, ngoài khả năng cố định đạm khí quyển, nó còn có khả năng hấp thụ các chất khoáng khó hòa tan ở tầng đất dưới, đặc biệt là lân và kali, làm giàu dinh dưỡng cho tầng đất mặt. Mặt khác, sau khi thu hoạch gốc và rễ của chúng cùng với thân lá rụng xuống đã để lại cho đất một lượng chất hữu cơ đáng kể, góp phần nâng cao độ phì của đất, giảm được xói mòn.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Vinh và Thái Phiên (1997) cho thấy trên đất đồi núi xen canh sắn với đậu, lạc chất hữu cơ do thân lá lạc, đậu trả lại cho đất từ 2- 5 tấn chất khô/ha, tương đương 55- 57 kg urê, 17- 23 kg P205; 10 - 29 kg K20; 28-38 kg Ca và 13- 15 kg Mg.

Theo Bùi Huy Đáp (1967), khi trồng xen đậu tương với ngô thì đậu tương hút từ đất khoảng 30% nhu cầu kali, 40% nhu cầu đạm và 40% nhu cầu lân trong thời gian sau khi đã hình thành quả non. Đối với cây ngô thì 100% nhu cầu kali, 70% nhu cầu đạm và 70% nhu cầu lân được rễ hấp thu từ đất trong cùng thời gian như trên. Bùi Huy Đáp (1967) còn cho biết trồng xen, trồng gối còn là một cách khai thác và bồi dưỡng đất tuy không được “nghỉ hẳn”, nhưng hình như nó vẫn được nghỉ vì các cây trồng đã bổ sung, thay thế nhau kịp thời trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)