Ảnh hưởngmật độtrồng đến cấu thành năng suất đậu đen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 75 - 78)

Công thức Số hạt/quả (hạt) Số quả chắc/cây (quả) KL 1000 hạt (gam) MĐ1 11,40 16,08 119,27 MĐ2 11,27 16,10 131,56 MĐ3 11,57 15,74 133,94 CV (%) 3,9 1,7 6,6 LSD 0,05 0,89 0,53 2,67

Số hạt trên quả: các công thức mật độ không có khác nhau rõ số hạt/quả dao động 11,40 – 11,57 hạt/ quả, công thức MĐ3 giảm tương đương 50% trồng thuần (20 cây/m2)số lượng hạt có 11,57 hạt/quảcao nhất.

Tỷ lệ quả chắc: là yếu tố được quyết định vào giai đoạn quả mẩy nên phụ thuộc rất lớn vào khả năng tích lũy chất khô.Thông thường thì cây có số quả chắc cao thì có tiềm năng năng suất cao. Trong thí nghiệm mật độ khác nhau trên cùng mức phân bón cho thấy thấy số quả chắc trên cây có sự dao động 15,74-16,1quả chắc/cây.

có liên quan đến đặc tính di truyền và ít bị biến đổi bởi điều kiện ngoại cảnh. Khối lượng 1000 hạt do độ lớn của hạt quyết định, hạt to mẩy thì khối lượng 1000 hạt cao, đây là cơ sở quyết định đến năng suất. Qua thu thập sử lý mẫu cho thấy, khối lượng 1000 hạt của các công thức mật độ dao động(119,27- 133,94gam). Đậu đen trồng MĐ3 khi giảm bằng 50% trồng thuần đều có khối lượng 1000 hạt cao nhất (133,94 gam) ở mức tin cậy 95%.

4.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất đậu đen

Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá ưu thế của giống còn được xác định bởi mật độ phù hợp bên cạnh chất lượng và sinh trưởng là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác khả năng thích ứng của từng công thức với điều kiện ngoại cảnh.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất đậu đen

Công thức NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)

MĐ1 6,19 4,50

MĐ2 5,73 4,53

MĐ3 3,85 3,21

CV (%) 2,5 1,2

LSD 0,05 0,26 0,90

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình tổng hợp giữa sinh trưởng và phát triển. Năng suất tiềm năng và năng suất thực tế thu được thể hiện Bảng4.15. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để khẳng định hiệu quả tác động của các yếu tố khác nhau lên cây trồng

Năng suất lý thuyết: với mật độ gieo trồng sẽ quyết định năng suất lý thuyết của công thức trồng xen. Năng suất lý thuyết là năng suất tối đa mà các công thức có thể đạt được trong một điều kiện canh tác cụ thể. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất mật độ trồng, các công thức về mật độ dao động 4,85 – 6,19 tạ/ha, với mức tin cậy ở mức ý nghĩa thống kê 95%.

Năng suất thực thu: đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét công thức có phù hợp cây trồng xen hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng phù hợp của công thức mật độ với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định. Năng suất thực thu cao là mục tiêu của tất cả các nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác.

Số liệu thể hiện ở Bảng4.15 cho thấy năng suất thực thu trên các công thức mật độ có sự khác nhau. Công thức MĐ2 giảm bằng 60% trồng thuần thu năng suất được (4,53 tạ/ha) cao nhất, công thức MĐ3 giảm bằng 50% trồng thuầnnăng suất thu thấp nhất (3,21 tạ/ha).

Hình4.3. Tương quan giữa năng suất đậu đen với mật độ trồng Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Với những đánh giá khả năng thích ứng của mật độ khoảng cách phù hợp với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định.Do đó việc chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây đậu đen là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả và năng suất của cây đậu đen trồng xen. Đây là yếu tố mang lại hiệu quả trong việc sử dụng ánh sáng của quần thể cây trồng ở các công thức thí nghiệm xác định mật độ trồng.

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP CHO CÂY ĐẬU ĐEN LÒNG XANH ĐỊA PHƯƠNG TRỒNG XEN CAO SU CHO CÂY ĐẬU ĐEN LÒNG XANH ĐỊA PHƯƠNG TRỒNG XEN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 4 TUỔI

4.4.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển đậu đen

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính từ khi gieo cho đến khi thu hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của cây đậu đen là rất cần thiết, là cơ sở để chúng ta có những biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất

Cây đậu đen lòng xanh địa phương có thời gian sinh trưởng còn phụ thuộc vào thời vụ trồng, điều kiện canh tác và các yếu tố ngoại cảnh tác động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)