Ảnh hưởng của cây ngô, đậu đentrồng xen đến đặc điểm đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 87 - 90)

PHẦN 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.9. Ảnh hưởng của cây ngô, đậu đentrồng xen đến đặc điểm đất

ĐIỂM ĐẤT

Đối với cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản chúng ta cần phải trồng xen các loại cây trồng xen cây trồng, bón phân phù hợp vừa hạn chế được sự rửa trôi đất. Loại cây trồng xen tốt nhất trong vườn cao su là cây ngô và cây đậu đỗ ngoài ra cây có

tác dụng làm đất tơi xốp. Mặc dù các loại cây này có sử dụng dinh dưỡng của đất nhưng nó hoàn trả lại cho đất một lượng chất xanh khá lớn sau khi thu hoạch, đồng thời các loại cây trồng xen đã tạo nên một thảm phủ có tác dụng hạn chế xói mòn, rửa trôi, cải thiện lý hóa đất và nâng cao độ phì đất.

Lựa chọn cây trồng xen cùng biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp địa phương ngoài đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân thì việc bảo vệ, cải thiện độ phì đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khẳng định tính vượt trội của phương thức canh tác ngô, đậu cũng như sự phù hợp của cây trồng ngắn ngày này đối việc canh tác phụ thuộc vào nước trời.

Trồng xen ngô, đậu giữa các hàng cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản có tác dụng tăng độ che phủ, giảm thiểu dòng chảy để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, đồng thời tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Ngoài ra còn bổ sung và cải thiện dinh dưỡng khoáng đa, trung lượng và chất hữu cơ theo canh tổng hợp.

Bảng 4.28. Kết quả phân tích mẫu đất ở độ sâu khác nhau trước và sau khi trồng xen ngô, đậu đen

Chỉ tiêu phân tích

Trước trồng xen Sau trồng xen

Tầng 1 (0 – 20 cm) Tầng 2 (20 – 50 cm) Tầng 1 (0 – 20 cm) Tầng 2 (20 – 50 cm) Đạm tổng số (%) 0,1076 0,0818 0,238 0,252 Lân dễ tiêu (mg/100g) 9,11 6,158 34,27 20,18 Kali dễ tiêu (mg/100g) 6,198 4,522 11,74 7,68 pHH2O 4,934 4,838 4,25 3,845 OM (%) 1,504 1,184 4,055 3,575 Limon (%) 17,70 18,6 17,8 19 Sét (%) 61,57 67,34 62 67,6 Cát mịn (%) 17,105 11,23 17,305 11,36 Cát thô (%) 3,625 2,83 2,895 2,04 Dung trọng (g/cm3) 1,112 1,06 1,115 1,08

Các chỉ tiêu phân tích đất sau khi tiến hành trồng xen đều tăng lên so với trước khi trồng xen.

Cụ thể: Hàm lượng đạm tổng số trước khi trồng xen đạt 0,1076% tại tầng 1, sau khi trồng xen tăng lên 0,238% và tăng từ 0,0818% lên 0,252% tại tầng 2.

Lân dễ tiêu tăng từ 9,11 mg/100g lên 34,27 mg/100g tại tầng 1 và tăng từ 6,158 mg/100g lên 20,18 mg/100g tại tầng 2.

Kali dễ tiêu tăng từ 6,198 mg/100g lên 11,74 mg/100g tại tầng 1 và tăng từ 4,552 mg/100g lên 7,68 mg/100g tại tầng 2.

Thành phần các cấp hạt trong đất cũng tăng lên đáng kể sau khi tiến hành trồng xen như: hàm lượng hạt limon tăng từ 17,7% lên 17,8% ở tấng 1 và tăng từ 18,6% lên 19% ở tầng 2.Hạt sét tăng từ 61,57% lên 62% ở tầng 1 và tăng từ 67,34% lên 67,6% ở tầng 2. Hạt cát mịn tăng từ 17,105% lên 17,305% ở tầng 1 và tăng từ 11,23% lên 11,36% ở tầng 2. Hạt cát thô tăng từ 3,625% lên 2,895% ở tầng 1 và tăng từ 2,83% lên 2,04% ở tầng 2.

Qua đây ta có thể thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất sau khi tiến hành trồng xen được cải thiện đáng kể. Như vậy trồng xen làm tăng hiệu quả kinh tế vừa có tác dụng che phủ hạn chế xói mòn của đất, cải thiện độ phì đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mật độ và phân bón thích hợp cho cây ngô, đậu đen trồng xen canh cao su 4 tuổi tại mai sơn, sơn la (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)