Hoạt động NCKH của nước ta trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, đạt được không ít thành tựu tuy nhiên vẫn còn đó những bất cập, hạn chế về các nguồn lực ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động NCKH.
2.1.1. Thực trạng về nguồn nhân lực
Thời gian gần đây nguồn nhân lực cho NCKH của nước ta đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Dù Việt Nam đã đưa ra các chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy sự lớn mạnh cả về lượng và chất của đội ngũ này. Kết quả là, hiện nay đội ngũ cán bộ NCKH nước ta đã được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng và hoạt động năng động, sáng tạo hơn trong cơ chế mới. Theo số liệu khảo sát từ báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy đội ngũ cán bộ NCKH của nước ta hiện nay đang làm việc trong 1.513 tổ chức NCKH từ Trung ương đến địa phương, gồm 5 lĩnh vực, bao gồm:
- Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. - Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên.
- Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp. - Lĩnh vực Khoa học Y Dược.
- Lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ.
Cũng theo báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Bộ Kế hoạch và đầu tư), thống kê năm 2010, cả nước
có 64.400 nghìn người hoạt động trong lĩnh vực NCKH, tăng 19.200 người so với năm 2005 và 34.200 người so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001-2010 đạt 7,8% năm. Trong đó, nhân lực trong các lĩnh vực ưu tiên “mũi nhọn” (bao gồm 4 lĩnh vực là Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu, Cơ khí - Tự động hóa và Năng lượng nguyên tử) là 12.400 người chiếm 20,5% và tăng hơn 6.000 so với năm 2000. Nhân lực có trình độ cao (Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Giáo sư) tập trung ở cả Trung ương và địa phương có chiều hướng gia tăng do chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và tuyển mới hàng năm được thực hiện tốt [1, tr.22]. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm thông tin dữ liệu thuộc Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên hiện có khoảng 1,5 triệu người, trong đó số giáo sư, phó giáo sư khoảng 2.000 người, hơn 14.000 tiến sĩ, hơn 11.000 thạc sĩ. Số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực R&D hơn 34.000 người, hơn 42.000 cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và hàng vạn cán bộ NCKH làm việc trong các ngành, lĩnh vực kinh tế khác [12, tr.03].
Tuy nhiên, so với những yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi đội ngũ nhân lực NCKH phải có trình độ trí tuệ ngang tầm với quốc tế, thì nhân lực NCKH của Việt Nam vẫn còn có nhiều điểm hạn chế và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động NCKH. Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích và thúc đẩy hoạt động NCKH nhằm đáp ứng mục tiêu đưa Việt Nam theo kịp sự biến động của cách mạng công nghệ 4.0 nhưng trên thực tế, nếu dựa trên hai tiêu chí tỉ lệ công bố khoa học và thứ hạng các trường Đại học trên các bảng xếp hạng quốc tế thì chất lượng hoạt động NCKH của nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới. Trên phương diện hội nhập quốc tế về NCKH, số lượng các công bố quốc tế của Việt Nam còn khiêm tốn, không đồng đều giữa các chuyên ngành. Lĩnh vực khoa học xã hội có rất ít công bố ra quốc tế. Các trường ĐH không phải là cái nôi của khoa học và công nghệ.
Chính những bất cập này đã dẫn đến hệ quả là chất lượng đội ngũ ThS, TS thấp hơn nhiều so với mặt bằng các nước trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Dù tăng đột biến về số lượng người được công nhận chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS); tràn lan đào tạo sau đại học, số lượng thạc sĩ (ThS), tiến sĩ (TS) cũng tăng cao... nhưng các trường đại học tại Việt Nam vẫn ít xuất hiện trong bảng xếp hạng châu lục hay trên thế giới, tỉ lệ công bố khoa học thua xa các nước trong khu vực
Thống kê các công trình NCKH của Việt Nam và thế giới cho thấy, số lượng các công trình nghiên cứu của Việt Nam rất ít ỏi. Thực trạng NCKH ở Việt Nam yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng, không chỉ so với các nước tiên tiến, mà ngay cả so với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam cũng thua xa. Càng ngày khoảng cách giữa Việt Nam so với các nước hàng đầu trong khu vực càng lớn. Mức độ ảnh hưởng công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng rất thấp, hầu hết chỉ ở mức sử dụng trong nước.
Biểu 2.1. Công bố quốc tế thuộc Scopus từ 2009-2018 của các nƣớc trong khối ASEAN
Nhìn vào Biểu 2.1 cho thấy, trong 10 năm qua, số lượng các công bố quốc tế thuộc Scopus của Việt Nam đã tăng gần 5 lần, từ 1.764 bài công bố vào năm 2009, lên đến 8.234 bài năm 2018. Tuy nhiên, so với vài nước trong khối ASEAN, số bài báo khoa học của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Ước tính trong năm 2018, Thái Lan công bố được 16.713 công trình, Malaysia công bố gần 30.892 công trình và Singapore là 21.872 công trình. Nói cách khác, số công bố quốc tế của Việt Nam hiện nay bằng 1/2 của Thái Lan, 1/4 của Malaysia và 1/3 của Singapore [14, tr 04].
2.1.2. Thực trạng về nguồn lực tài chính
Về ngân sách nhà nước dành cho hoạt động nghiên cứu của Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực. Đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam trong năm 2006 là 428 triệu USD, chiếm khoảng 0,17% GDP; năm 2012 tăng lên 653 triệu USD (13.000 tỷ VND), chiếm khoảng 0,27% GDP. Mặc dù tỉ lệ này cao hơn so với mức độ đầu tư ở Indonesia (0,05% GDP) và Philippines (0,12% GDP), nhưng thấp hơn so với Thái Lan (0,3% GDP, 1,79 tỉ USD), Malaysia (0,5% GDP, 1,54 tỉ USD) và Singapore (2,2% GDP, 3 tỉ USD). Theo báo cáo của Bộ KH&CN, giai đoạn 2016 - 2018, chi NSNN cho KH&CN được đảm bảo ở mức 2% tổng chi NSNN. Cơ cấu kinh phí đầu tư phát triển/kinh phí sự nghiệp KH&CN tiếp tục được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Nguồn kinh phí ngoài NSNN riêng cho NCKH và phát triển công nghệ (NC&PT) đã liên tục gia tăng.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng chi ngân sách là 4.760.500 tỷ đồng; trong đó, chi trực tiếp từ NSNN cho KH&CN là 77.342 tỷ đồng; chi KH&CN cho QP-AN là 7.750 tỷ đồng và từ nguồn ưu đãi thu nhập tính thuế của các DN là 18.470 tỷ đồng. Tổng số chi cho KH&CN là 95.812 tỷ đồng, bằng 2,01% chi NSNN. Tương tự, các năm 2016, 2017 và 2018, mức chi đều được bố trí tương đương 2% tổng chi ngân sách. Như vậy, về cơ cấu chi cho KH&CN, NSNN chiếm 52%, nguồn từ doanh nghiệp đã tăng lên 48%. Sự chuyển biến tích cực này có được nhờ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn
tới KH&CN và sự đầu tư trọng điểm của một số doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả trong tăng cường xã hội hóa trong nghiên cứu KH&CN. Tuy nhiên Ngân sách Nhà nước dành tới 40% cho đầu tư phát triển nhưng còn sử dụng chưa đúng mục đích, cơ cấu phân bổ giữa trung ương và địa phương còn bất hợp lý (trung ương 43%, địa phương 57%). Nhiều địa phương sử dụng kinh phí dành cho KH-CN chưa đúng mục đích, hiệu quả kém. Việc đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, phân tán, hiệu quả sử dụng chưa cao. Sự phân cấp quản lý nguồn ngân sách đầu tư cho KH-CN hàng năm còn bất hợp lý, phân tán giữa Bộ quản lý ngành KH-CN, Bộ quản lý chuyên ngành, quản lý tài chính và kế hoạch, đầu tư. Chưa có tiêu chí xác định tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư một cách hợp lý khi triển khai nhiệm vụ KH-CN giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, tổ chức KH-CN [28].
Thực trạng hiện nay, thủ tục để bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ nghiên cứu không chỉ đối với các viện mà cả các cơ quan nghiên cứu R&D trong các trường đại học còn nhiều bất cập. Kinh phí không đủ để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, mang tính tổ hợp, liên ngành. Thủ tục giải ngân còn mang nặng tính hành chính, “xin - cho”, phức tạp, phiền hà. Trong quá trình tuyển chọn những đề tài, dự án R&D, chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường, chưa rõ ràng, minh bạch, công khai theo cơ chế đấu thầu. Tiến trình cấp phát, tài trợ còn cứng nhắc, nhiêu khê từ các cấp kế hoạch.
Cơ chế tài chính là bất cập lớn nhất, gây quá nhiều khó khăn cho các đơn vị thực hiện, việc phân bố kinh phí thường rất chậm sau khi đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ. Đến khi nhận được kinh phí thì định mức và đơn giá lỗi thời, không có cơ sở xác định và rất xa với thực tế. Đặc biệt có những nhiệm vụ cần làm thí nghiệm nhiều, thực nghiệm nhiều lần mới có kết quả nhưng trong khuôn khổ một chuyên đề thì giới hạn không vượt quá 30 triệu đồng. Do yêu cầu giải trình theo chuyên đề dẫn đến hiện tượng chia nhỏ nội dung đang nghiên cứu (theo Thông tư 55) nhưng lại quy định tính theo công lao động thì còn khó áp dụng hơn, vì chưa làm, không thể tính được công,
không cụ thể cách tính toán mà chỉ có hướng dẫn áp dụng định mức đơn giá chỉ quy định mức tối đa nên đây có thể là kẽ hở cho một bộ phận cán bộ quản lý gây nhũng nhiễu đối với các đơn vị thực hiện. Trong khi đó, theo quy định của Luật Ngân sách thì mọi việc phải được quyết toán năm cũ mới được cấp kinh phí năm sau. Nhưng trong NCKH có đặc thù là có thể phải kéo dài nghiên cứu, làm đi làm lại nhiều lần để có được kết quả có đủ độ tin cậy, mà cuối năm vẫn phải báo cáo hoàn thành là điều vô lý. Trong khi đó, nếu chưa quyết toán đúng hạn (31/12) thì ngân sách tự động cắt, việc cấp lại thì có rất nhiều quy trình nhiêu khê.
Các nội dung chi được xác định theo cơ chế khoán sản phẩm. Tức là nếu hoàn thành thì phải được cấp hết kinh phí theo dự toán được duyệt. Nhưng trên thực tế, thủ tục hành chính đòi hỏi chứng từ, hợp đồng, thanh lý hợp đồng phải đúng như dự toán phê duyệt. Điều đó, trên thực tế làm mất ý nghĩa của việc khoán sản phẩm và bắt buộc các đơn vị phải hợp thức các yêu cầu chứng từ thanh quyết toán.
Đối với các nội dung chi ngoài khoán, đặc biệt là các nội dung mua sắm vật tư, nguyên liệu cho thí nghiệm mua lẻ đã khó, việc mua có hóa đơn đỏ (VAT) càng khó. Nhiều đề tài phải làm nhiều đợt, nhiều lần, phải làm thực nghiệm trên thiết bị công nghiệp (lò nấu, luyện..) không thể làm với số lượng nhỏ nên giá thường bị đội lên. Mặt khác, nhiều thí nghiệm sinh hoá trong lĩnh vực y tế không thể mua riêng vật liệu cho đề tài mà phải trình duyệt, mua chung với cả đợt vật tư, hoá chất chữa bệnh của bệnh viện nên không thể có hoá đơn riêng cho đề tài. Tình trạng này ở khắp các đề tài có nội dung nghiên cứu, thực nghiệm. Định mức và đơn giá cho điều tra xã hội học quá ít, không đủ để chi tìm kiếm nguồn thông tin chất lượng...
Ngoài những khó khăn, hạn chế từ khâu quản lý tài chính còn có các tồn tại khác như chưa khuyến khích được các kết quả nghiên cứu đưa vào áp dụng trong thực tế, nhiều kết quả được đánh giá tốt nhưng để đưa vào áp dụng thì có chế, chính sách, động cơ… là những rào cản dẫn đến việc đề tài nghiên
cứu xong lại cất vào ngăn kéo. Việc đặt hàng từ Nhà nước hay doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do đó, việc các kết quả nghiên cứu đi được vào thực tế chủ yếu là do nỗ lực của các nhà nghiên cứu. Điều này đôi khi khiến kết quả nghiên cứu tốt nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu gắn kết với thực tế.
2.1.3. Thực trạng về nguồn lực thông tin
Ngoài các rào cản về nhân lực, tài chính thì còn có một số các rào cản khác ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động NCKH có thể kể đến nguồn lực thông tin. Nguồn lực thông tin KH&CN cung cấp những căn cứ quan trọng, là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các quyết định liên quan đến hoạch định chính sách về KH&CN nói riêng và chiến lược tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Đặc biệt, ngày nay, cách mạng KH&CN đang diễn ra với quy mô lớn, trở thành nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia, theo đó thông tin KH&CN đã trở thành nền tảng, tiền đề để phát triển KH&CN. Điều này được minh chứng ở quy luật phát triển KH&CN là tính kế thừa. Thông tin về những thành tựu KH&CN đã có được truyền qua không gian, thời gian, được loài người tích lũy, phát triển tạo ra những tiến bộ mới, có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao hơn, nhờ đó các thành tựu KH&CN sau luôn tiến xa hơn và phát triển hơn so với những thành tựu đã có.
Nhiều thông tin được sản sinh trong nước (thông tin nội sinh), thông tin hiện đang có ở nước ta vẫn không được kiểm soát và/hoặc không thể truy cập được hoặc bị phân mảnh. Ví dụ: trong lĩnh vực khoa học và đào tạo, rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về: năng lực của các cơ sở khoa học và đào tạo; những đề tài/dự án khoa học đang được triển khai, kết thúc; những hội thảo khoa học; đơn vị đi tham quan, thực tập, khảo sát ở nước ngoài (đoàn ra) và những đoàn vào ta (đoàn vào). Như vậy, điều chính yếu nhất là nội dung thông tin, phần thông tin của ta, do ta tạo lập để phục vụ thiết thực cho các hoạt động phát triển nói chung và hoạt động khoa học - đào tạo nói riêng thì gần như chưa có. [Error! Reference source not found.]
2.1.4. Thực trạng về công tác quản lý
Ngoài ra còn sự bất cập và chồng chéo trong quản lý, Công tác nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các viện nghiên cứu quốc gia như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trực thuộc Chính phủ cùng với các viện nghiên cứu về những chuyên ngành hẹp trực thuộc các Bộ, ngành chủ quản. Đồng thời, NCKH cũng được thực hiện ở các cơ sở GDĐH trực thuộc Chính phủ, các trường ĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT và các bộ ngành khác. Theo số liệu từ Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN, đến ngày 31/5/2016, trong tổng số 3.088 tổ chức KH&CN tại Việt Nam thì có đến 1.432 tổ chức KH&CN công lập (chiếm 46%) và 1.656 tổ chức KH&CN ngoài công lập (chiếm 54%), trong đó có 2 viện quốc gia (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), 811 tổ chức thuộc các Bộ, ngành, 621 tổ chức thuộc các Hội và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức ở địa phương và doanh nghiệp.
Tuy có phát triển về số lượng nhưng các tổ chức KH&CN chưa tạo thành một mạng lưới mạnh theo quy hoạch, phân bổ còn bất hợp lý giữa các vùng, miền và lĩnh vực hoạt động; còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Các viện nghiên cứu lớn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP. HCM, trong khi các địa phương nghèo còn rất thiếu các tổ chức KH-CN mạnh. Hai viện nghiên cứu quốc gia (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) “chưa thực sự trở thành hạt nhân thúc đẩy và lan tỏa phát triển