thù của lĩnh vực quốc phòng
- LVQP là một lĩnh vực đặc thù đặc biệt là vấn đề bảo mật và nguyên tắc chấp hành mệnh lệnh, bởi vậy việc huy động các nguồn lực cho hoạt động KH&CN và bản thân hoạt động NCKH trong LVQP cũng có những hạn chế theo đặc thù này. Ví dụ như việc áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ vào lĩnh vực KH&CN quân sự là cần thiết và cấp bách để đổi mới cơ chế, tạo động lực cho việc ứng dụng vào thực tiễn và chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Mặc dù BQP và Bộ Khoa học và Công nghệ đã sớm thống nhất về vấn đề này, nhưng hiện nay vẫn còn vướng mắc về: vấn đề bảo mật quân sự; việc xác định giá thành các sản phẩm nghiên cứu quân sự; quyền tác giả của cá nhân, tổ chức... Những năm qua, cơ chế tài chính chưa thật sự “cởi trói” cho đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực KH&CN quân sự. Ðồng thời, chưa có kế hoạch, định hướng, sản phẩm mục tiêu rõ ràng trong ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn”. Việc thay đổi bổ sung khung pháp lý không dễ dàng và nhanh chóng đặc biệt là các quy định liên quan đến tính bảo mật, bởi vậy tác giả đề xuất dùng mô hình cơ quan đệm, với cơ quan đệm làm đơn vị trung gian có thể áp dụng những chính sách riêng nhằm khắc phục những rào cản do tính đặc thù của LVQP như tính bảo mật, nghiên cứu phục vụ mục đích quân sự, khó hoặc không thể thương mại hóa sản phẩm… Các cơ quan đệm này có thể là các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp KH&CN, các Viện trực thuộc tổ chức KH&CN trong khối quân sự. Với trường hợp Học viện PKKQ có thể thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Cơ quan đệm này cần phải có thực quyền trong việc ra quyết định liên quan đến phân bổ tài chính và nhân sự, hai lĩnh vực tự chủ quan trọng nhất đối với hoạt động nghiên cứu. Các cơ quan đệm này sẽ góp phần hài hòa giữa đặc thù riêng của LVQP và thực tiễn hoạt
động NCKH. Các cơ quan này cũng trở nên hiệu quả trong việc liên kết giữa các tổ chức liên quan đến hoạt động KH&CN trong và ngoài khối quân sự
Cụ thể với trường hợp Học viện PK-KQ tác giả đề xuất thành lập Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ với mô hình dự kiến như sau:
Biểu 3.1. Dự kiến mô hình tổ chức của Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN
(Nguồn: tác giả)
Cơ cấu của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH&CN được tổ chức linh động đa dạng để thực hiện được các chức năng của mình đáp ứng một khối lượng lớn công việc thực hiện. Có thể áp dụng mô hình cấu trúc ma trận cho Trung tâm để có thể năng động, mềm dẻo, nhanh nhạy và tăng khả năng thích ứng với hoạt động KH&CN hiện nay.
LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM
PHÒNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU &
TRIỂN KHAI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ XƢỞNG THỰC NGHIỆM CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NHÓM NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN DỰ ÁN - A QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ - A SẢN PHẨM MẪU - A
Với cơ quan đệm là Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH&CN được trao quyền tự chủ về tài chính và nhân sự, có thể áp dụng các chính sách đãi ngộ riêng cho những người đảm đương vai trò thủ lĩnh dẫn hướng cho các tập thể khoa học thực hiện thành công những nhiệm vụ KH&CN mang tính đột phá, mũi nhọn. Mặc dù Nhà nước cũng đã có quy định mới nhằm tạo lập chế độ đãi ngộ thu hút người tài song trong LVQP cần có những đặc thù riêng. Đối với những chuyên gia đầu ngành, những người có vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu cần xem xét giảm hoặc điều chỉnh các quy định liên quan đến lý lịch, về chế độ lương nếu như các cơ quan Nhà nước khối dân sự hiện nay mới chỉ nâng bậc lương, tăng thêm hỗ trợ về nhà ở, phụ cấp… thì khối quân sự có thể mạnh dạn thử nghiệm trả lương theo cơ chế thị trường cạnh tranh với mặt bằng thu nhập của khối doanh nghiệp tự nhân. Bên cạnh đó nếu nhân rộng mô hình cơ quan đệm ở các cấp cao hơn sẽ tạo dựng được môi trường làm việc mà tại đó nhà khoa học có nhiều quyền tự chủ hơn, hoặc cơ quan có thể bố trí một đội ngũ hỗ trợ các nhà khoa học xử lý các vấn đề về tài chính, sở hữu trí tuệ, thủ tục hành chính… để nhà khoa học chỉ tập trung nghiên cứu cũng là một cách để thu hút các nhà khoa học khi tạo lập một môi trường mà ở đó họ chỉ làm công tác nghiên cứu không phải bận tâm các vấn đề khác. Ðồng thời, cần bổ sung các quy định mang tính đặc thù song hành với cơ chế khoán chi theo công việc, hoặc sản phẩm nghiên cứu để tăng cường trách nhiệm chủ động cho các ban chủ nhiệm đề tài, đề án KH&CN để họ yên tâm tập trung trí tuệ cho công việc sáng tạo khoa học. Ðể trọng dụng nhân tài, việc tôn vinh, quan tâm động viên, khen thưởng như thực tế thời gian qua là chưa đủ, mà cốt lõi là người quản lý KH&CN cần phải tin cậy và giao nhiệm vụ xứng tầm, có định hướng chiến lược dài hạn để các nhà khoa học tâm huyết, gắn bó lâu dài với sự nghiệp CNQP; bảo đảm điều kiện, phương tiện nghiên cứu và cơ hội trải nghiệm thực tiễn, tạo cơ hội cho các nhà khoa học được phát triển chuyên môn, cập nhật thông tin KH&CN mới ở trong và ngoài nước. Dành nguồn lực ổn định, dài hạn cho các chương trình, dự án, đề tài…, từ nghiên cứu thăm dò cho tới khi tạo ra sản phẩm cuối cùng
ứng dụng trong thực tiễn. Với các cơ quan đệm là cầu nối trung gian giữa khối quân sự và dân sự, ứng dụng tốt cấu trúc ma trận, cấu trúc dự án hoàn toàn có thể tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài mà không bị ảnh hưởng bới quy định về lý lịch, nhân thân hoặc các vấn đề liên quan đến tính bảo mật. Tại các cơ quan đệm có thể tách biệt các giai đoạn cũng như kết quả nghiên cứu từ đó xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp quyền tác giả đối với các đề tài được đưa vào sản xuất, chế tạo mà không vi phạm quy định bảo mật.
Cơ quan đệm còn giải quyết được khó khăn trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn tương đối cồng kềnh và phức tạp, gồm nhiều tầng nấc với các văn bản hướng dẫn thi hành khác nhau; tính đồng bộ và thống nhất trong quy định giữa các văn bản pháp luật chưa cao; một số quy định chưa chi tiết, rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu và thi hành khác nhau; một số quy định còn thiếu tính khả thi, không thực sự phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, việc áp dụng các văn bản pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ vào các hoạt động NCKH trong LVQP còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Do đó, cơ quan đệm là một trong những giải pháp để dễ dàng khắc phục những khó khăn, vướng mắc này. Ở các cơ quan đệm, khi có bộ phận chuyên trách xử lý các vấn đề thủ tục, nhà khoa học có thể yên tâm chỉ tập trung vào nghiên cứu không cần bận tâm vào các vấn đề như bản quyền, đăng ký sáng chế. Ngoài ra, ở cơ quan đệm là các tổ chức trung gian hoàn toàn có thể tách một phần hoặc ứng dụng một số thành quả nghiên cứu mà không ảnh hưởng vấn đề bảo mật QP-AN đưa vào chuyển giao công nghệ hoặc thương mại hóa, điều này sẽ đem lại nguồn tài chính hỗ trợ các nhà khoa học tiếp tục các công trình nghiên cứu của mình mà không quá phụ thuộc vào nguồn ngân sách từ Nhà nước. Có thể nói sự liên kết giữa tổ chức KH&CN trong khối quân sự với các đối tác bên ngoài là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, đội ngũ nghiên cứu KH của các đơn vị sẽ có thêm sự trợ giúp về mặt công nghệ, trang thiết bị công nghệ hiện đại cũng như vốn đầu tư để tăng hiệu quả trong công tác nghiên cứu, còn
các đối tác bên ngoài sẽ có thể tham gia vào công tác hỗ trợ nghiên cứu cũng như chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu từ phía tổ chức KH&CN trong khối quân sự. Nhưng mối liên kết sẽ không thể chặt chẽ, hiệu quả và mang lại lợi ích phù hợp không chỉ cho cả hai phía mà còn cho sự phát triển của KH&CN nói chung nếu thiếu một tổ chức đóng vai trò trung gian, làm đầu mối liên kết như các cơ quan đệm.
Tiểu kết Chƣơng 3
Với những phân tích mang tính khái quát nêu trên, trong chương 3, luận văn đã chỉ ra và nêu bật được những rào cản đối với hoạt động NCKH trong LVQP như: tài chính, nhân lực, chính sách...Đồng thời qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKH của HVPKKQ hiện nay cùng với những nhiệm vụ, yêu cầu là phải xây dựng nền công nghiệp QP tiên tiến, hiện đại và tự lực, tự cường - định hướng quan trọng trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Việc chỉ ra được những rào cản sẽ giúp đề xuất giải pháp khắc phục nhằm giúp cho hoạt động NCKH trong LVQP được nâng cao hiệu quả, từ đó tăng cường QP-AN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động NCKH ở Việt Nam cũng như hoạt động NCKH trong LVQP hiện nay, một số khuyến nghị được đưa ra như việc hoạch định và thực thi các chính sách; các chính sách hỗ trợ; Đa dạng hóa các nguồn lực cho hoạt động NCKH, vấn đề thông tin; Đổi mới và nâng cao công tác quản lý đối... cũng như đưa ra một số giải pháp cụ thể đối với HVPKKQ để khắc phục các rào cản để hoạt động NCKH ngày càng phát huy tối đa hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động NCKH trong LVQP có vai trò hết sức quan trọng là động lực cho sự phát triển của lĩnh vực Quốc phòng. Thực hiện chủ trương, đường lối quân sự, quốc phòng của Ðảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến năm 2020 và những năm tiếp theo, những năm qua, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ quân sự, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Không chỉ vậy Bộ Quốc phòng cũng tích cực hợp tác với Bộ Khoa học & Công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học & công nghệ trong lĩnh vực Quốc phòng. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, vẫn gặp phải một số rào cản dẫn tới hoạt động NCKH trong LVQP chưa thực sự phát huy hết tiềm năng.
Trong khuôn khổ luận văn này tác giả đã cố gắng chỉ ra những rào cản chính hiện nay đối với hoạt động NCKH trong LVQP như: rào cản về nhân lực, tài chính, đặc thù riêng của LVQP. Bên cạnh đó, ở chương 3 của luận văn, tác giả với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng, cũng đã nêu ra một số giải pháp nhằm khắc phục những rào cản, khó khăn đã chỉ ra. Dù có thể những giải pháp đưa ra chưa thực sự tối ưu nhưng cũng là những hướng giải quyết có tính khả thi để khắc phục các rào cản đã nêu.
2. Khuyến nghị
Chú trọng, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu NCKH, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Một số giải pháp được khuyến nghị ở trong luận văn như:
- Đa dạng hóa các nguồn lực đặc biệt là tài chính và nhân lực cho hoạt động NCKH.
-Đổi mới và nâng cao công tác quản lý đối với hoạt động NCKH trong LVQP và các nguồn lực cho hoạt động NCKH trong LVQP
-Xây dựng các chính sách phù hợp với đặc thù của LVQP nhằm huy động và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động NCKH trong LVQP.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần tăng cường mọi nguồn lực cho QP-AN. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp QP- AN theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cho LVQP. Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực KH-CN của quốc gia phục vụ QP-AN. Huy động các nguồn lực quốc gia phục vụ QP-AN là nhằm xây dựng nền QP toàn dân vững mạnh, hiện đại ; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực KH&CN của đất nước phục vụ QP-AN là yêu cầu chiến lược để tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả nước trong bảo đảm QP-AN nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các tài liệu tiếng Việt
1.Bộ Kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tổng hợp (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020
2.Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục.
3.Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, Tập II Nghiên cứu chính sách và chiến lược, Nhà xuất bản Thế giới, 2009.
4.Nguyễn Hữu Hùng (2005), Phát triển thông tin KH&CN để trở thành nguồn lực, Tạp chí Thông tin và Tư liệu số 1/2005.
5.Học viện Phòng không - Không quân, Báo cáo Tổng kết KH&CN 2018.
6.Vũ Đức Lợi (12/5/2015), Những thách thức từ Nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tiễn.Bài học thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu không nung từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất Alumin tại Tây Nguyên”, Đại hội thi đua yêu nước Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần II (2015-2020).
7.Nhiều tác giả (1997), Giáo trình Tài chính học, NXB Tài chính. 8.Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Khoa học và Công nghệ.
9.Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2019), Dự thảo Luật Quốc phòng.
10.Nguyễn Hồng Sơn (2012), Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới số 6/2012.
11.Đào Mạnh Thắng, Trần Thị Hải Yến (2017), Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ trong thời đại công nghệ số, Tạp chí Thư viện Việt Nam số 1/2017.
12.Trung tâm thông tin dữ liệu thuộc Viện Quản lý kinh tế Trung ương (2014), Phát triển nguồn nhân lực khoa học- công nghệ trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
13.Nguyễn Văn Tuấn, Võ Thị Ngọc Lan (2012), Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
14.Nguyễn Văn Tuấn (2011), Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam: Vấn đề chất lượng và đầu tư, Tạp chí Khoa học và ứng dụng số 14-15.
B. Các tài liệu tiếng Anh
15.J. Scott Armstrong and Tad Sperry (1994). Business School