2.2. Thực trạng hoạt động Nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng
2.2.1. Khái quát về Học viện Phòng khôn g Không quân
Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ) Việt Nam là một học viện quân sự trực thuộc Quân chủng PK-KQ/Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu PK-KQ bậc đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học.
Chức năng, nhiệm vụ của Học viện PK-KQ thực hiện theo Quyết định thành lập Học viện Phòng không ngày 10 tháng 3 năm 1993 và Quyết định thành lập Học viện Không quân ngày 31 tháng 12 năm 1994 của BQP.
Cơ cấu tổ chức của Học viện gồm: Ban giám đốc; các phòng, ban chức năng; các khoa đào tạo; các đơn vị quản lý học viên.
Các phòng, Ban chức năng: gồm 06 phòng, 01 ban: Phòng Chính trị; Phòng Đào tạo; Phòng Khoa học Quân sự; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật; Phòng Tham mưu - Hành chính; Ban Khảo thí.
Học viện có 15 khoa: Khoa học cơ bản; Kỹ thuật cơ sở; Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, Công tác chính trị; Kỹ thuật hàng không; Tên lửa; Ra đa; Pháo phòng không; Dẫn đường - Khí tượng; Chỉ huy hậu cần; Chỉ huy tham mưu; Chiến thuật chiến dịch; Quân sự chung; Giáo dục Quốc phòng; Khoa Tác chiến điện tử - Thông tin.
Các đơn vị quản lý học viên, gồm 5 hệ (đơn vị Hệ có biên chế gần giống Tiểu đoàn), 04 tiểu đoàn và 1 Trung tâm huấn luyện thực hành.
Sứ mạng của Học viện Phòng không - Không quân:
HVPKKQ là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chất lượng cao, đồng thời là trung tâm NCKH, hợp tác đào tạo quốc tế chuyên sâu trên các lĩnh vực phòng không và không quân của Quân đội; góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, xứng đáng với vị thế là trường trọng điểm của Quân đội.
Tầm nhìn của Học viện Phòng không - Không quân:
Đến năm 2030, Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học, NCKH hàng đầu về lĩnh vực phòng không, không quân và các chuyên nghành gần trong nền kinh tế, xã hội đất nước, phấn đấu đạt chuẩn chất lượng của quốc gia và khu vực; tạo nguồn và dự trữ nhân lực PK-KQ chất lượng cao, theo đối tượng đào tạo cho QP-AN và kinh tế xã hội; đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng lực lượng PK-KQ hiện đại, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Các thành tích đạt được:
Tiền thân của HVPKKQ là Trường sỹ quan Cao xạ, lúc đầu quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chỉ đào tạo sỹ quan Cao xạ, nay Học viện PK-KQ đã trở thành một trung tâm giáo dục đào tạo và NCKH trọng điểm của Quân đội và Quân chủng.
Nhiều năm qua, Học viện PK-KQ đã triển khai đồng bộ, toàn diện các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, chất lượng các hoạt động trên được nâng lên một cách rõ rệt. Mỗi năm Học viện hoàn thành chương trình đào tạo khoảng hơn 100 đầu lớp với khoảng 2.000 học viên. Quản lý, đào tạo, tập huấn học viên các nước bạn Lào, Campuchia đạt chất lượng khá. Tham gia thi Olympic các môn đạt giải tập thể và cá nhân, đăng cai và tổ chức thành công nhiều hội thi, hội thao, hội thảo do BQP, Quân chủng tổ chức.
2.2.2. Thực trạng hoạt động Nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không - Không quân) Quốc phòng (Nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không - Không quân)
Những năm gần đây, cuộc cách mạng KH&CN đã lan tỏa đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, trong đó có Bộ Quốc phòng – lực lượng nòng cốt của nền nền QPTD. Thể hiện rõ nét nhất trong Nghị quyết lãnh đạo của Tổ chức Đảng các cấp trong BQP về KH&CN trong đó có hoạt động NCKH; sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH, kỹ thuật quân sự ở các cơ quan, đơn vị (cơ sở hạ
tầng thông tin, sự kết nối qua hệ thống mạng thông tin nội bộ, mạng thông tin khoa học quân sự của BQP (MISTEN), Internet...) tạo môi trường rất thuận lợi cho hoạt động NCKH và công nghệ quân sự ở các cơ quan, đơn vị.
Bộ Quốc phòng đã triển khai tích cực, đồng bộ công tác NCKH, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả, từng bước đáp ứng kịp thời các yêu cầu thực tiễn của quân đội ta. Các hoạt động NCKH trong LVQP đã tập trung nghiên cứu công tác dự báo, phục vụ Đảng, Nhà nước, BQP hoạch định đường lối quân sự, tổ chức lực lượng, hoàn thiện và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Khoa học xã hội và nhân văn quân sự chú trọng vào nghiên cứu phát triển lý luận, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội và lực lượng vũ trang; nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự đã tập trung nghiên cứu, từng bước làm chủ thiết kế, chế tạo một số loại vũ khí thông thường; tiếp cận một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có trình độ cao; tăng cường chuyển giao tiến bộ KH&CN. Lĩnh vực nghiên cứu y - dược học quân sự cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, Quân đội đã đi đầu trong lĩnh vực cấy ghép tạng, điều trị bỏng và nhiều kỹ thuật cao khác trong chẩn đoán, điều trị bệnh phục vụ bộ đội và nhân dân. BQP chú trọng đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác chỉ huy điều hành trong huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng bảo đảm kỹ thuật và thực hiện các nhiệm vụ bảo quản, sửa chữa, cải tiến, thiết kế, chế tạo và sản xuất QP... Các công nghệ mũi nhọn đã từng bước hòa nhập với sự phát triển của quốc gia, tạo tiềm lực KH&CN phục vụ LVQP ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế của hoạt động NCKH trong LVQP, điển hình như:
- Việc triển khai các chương trình, đề án với sản phẩm, mục tiêu có quy mô lớn, hiện đại theo mục tiêu đề ra còn chậm và nhiều vướng mắc;
- Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước còn thiếu sự gắn kết và tính kế thừa. Ví dụ như các nhiệm vụ về vũ khí, rađa, sản phẩm tạo ra cơ bản chỉ là các cụm chi tiết thay thế, chưa tạo ra sản phẩm đồng bộ, thay thế sản phẩm QP nhập ngoại, đáp ứng yêu cầu của quân đội;
- Một số nhiệm vụ cấp Bộ hằng năm còn dàn trải nên khó tạo ra được đột phá trong nghiên cứu, chưa có sự liên kết tham gia của các nhà khoa học bên ngoài quân đội;
- Hoạt động NCKH nói chung, NCKH trong LVQP nói riêng còn nhiều bất cập cả về đội ngũ cán bộ (nhất là những chuyên gia đầu ngành), cơ sở vật chất bảo đảm và cơ chế thực hiện. Công tác chỉ đạo nghiên cứu còn thiếu tính nhất quán cả về bước đi và biện pháp, dẫn đến một số chương trình, dự án còn thiếu tính liên kết để có thể tạo ra những thành quả mang tính đột phá.
- Mặc dù có nhiều vũ khí mới đã được sản xuất trong nước nhưng phần lớn thiết kế hoặc công nghệ vẫn phải mua từ nước ngoài, chúng ta vẫn chưa thể tạo được nhiều đột phá trong nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới. Những năm gần đây, ngân sách nhà nước đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cải tiến và khai thác làm chủ các loại vũ khí, trang bị, kỹ thuật mới ngày càng được tăng cường. Chế độ, chính sách đối với đội ngũ những người làm công tác KH&CN cũng được hoàn thiện, đồng bộ hơn.
- Nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật trong CNQP ở nước ta tuy có gia tăng về số lượng, nhưng chất lượng còn có mặt hạn chế; còn thiếu những kỹ sư giỏi, chuyên gia đầu ngành và chưa có các tổng công trình sư trong lĩnh vực vũ khí công nghệ cao (VKCNC)...
- Các nhà máy CNQP đang chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng các viện nghiên cứu CNQP vẫn đang thực hiện cơ chế dự toán.
- Bên cạnh đó, công tác quản lý tài chính của các đề án, dự án, đề tài KH&CN, quy định về chế độ chi tiêu tài chính, hóa đơn, chứng từ và tiến độ cấp kinh phí còn chưa đồng bộ, linh hoạt, liên thông, làm ảnh hưởng tới hiệu quả và tiến độ của nhiều đề tài KH&CN.
- Luật Khoa học và Công nghệ đã được ban hành, song việc cụ thể hóa Luật để ban hành cơ chế quản lý quyền sở hữu, quyền tác giả, sử dụng kết quả nghiên cứu trong Quân đội còn những bất cập. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội còn hạn chế; năng lực chất xám, tiềm lực quốc gia và việc đầu tư cho NCKH, phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội gặp không ít khó khăn thách thức.
Đối với Học viện PK-KQ, sản phẩm của nhà trường là đào tạo ra những cán bộ, sỹ quan chỉ huy kỹ thuật, có khả năng làm chủ phương tiện, vũ khí, khí tài hiện có, cũng như khả năng nghiên cứu, phát triển, chế áp những phương tiện chiến tranh hiện đại của đối phương. Do đó, ngay từ những năm đầu thành lập, Học viện đã rất chú trọng vào việc đầu tư, phát triển khả năng ứng dụng KH&CN, trong đó có hoạt động NCKH ở cả người dạy và người học.
Năm 2018, Học viện đã đề xuất và được phép triển khai nghiên cứu 02 đề tài cấp Bộ trong năm 2019. Học viện đang triển khai thực hiện 08 đề tài cấp Tổng cục (cấp Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần); 09 đề tài, 01 phim truyền thống cấp Học viện; hướng dẫn thực hiện 54 đề tài học viên NCKH. Kết quả: Nghiệm thu xong 03/08 đề tài (cấp Cục Nhà trường, cấp Tổng cục Hậu cần) đạt loại Xuất sắc. Nghiệm thu xong 09/09 đề tài, 01/01 nhiệm vụ phim truyền thống cấp Học viện. Kết quả có 05/09 đề tài đạt loại xuất sắc, 04/09 đề tài đạt yêu cầu. Tổ chức họp Hội đồng khoa học cấp Học viện thẩm định xong 54 đề tài học viên NCKH năm 2018. Kết quả cụ thể có: 13/34 đề tài đạt loại xuất sắc; 17/34 đề tài đạt loại giỏi; 14/34 đề tài đạt loại khá. Về sáng kiến cải tiến kỹ thuật hiện, tại Học viện đang triển khai thực hiện 03 sáng kiến cấp Ngành (Cục Nhà trường), 02 sáng kiến cấp Học viện. Kết quả đã tổ chức nghiệm thu xong 01/03 sáng kiến cấp Ngành đạt xuất sắc, 02/03 SK cấp Ngành đạt khá; 02/02 sáng kiến cấp Học viện đạt loại xuất sắc. [5]
Bảng 2.1. Kết quả công tác NCKH của HVPKKP qua các năm TT Loại hình Năm 2014 2015 2016 2017 I Cấp Bộ, ngành 4 5 6 6 1 Đề tài 2 4 3 4 2 Sáng kiến CTKT 2 1 3 2 II Cấp Quân chủng 1 1 Đề tài 1 2 Sáng kiến CTKT III Cấp Học viện 7 13 15 12 1 Đề tài 7 9 11 8 2 Sáng kiến CTKT 4 4 4 Tổng cộng 11 16 21 18
Nguồn:HVPKKQ, Báo cáo Tổng kết KHCN.
Học viện đã tham gia nghiên cứu và hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ, cấp quân chủng, góp phần nâng cao chất lượng chiến lược, chiến thuật và khí tài cho quân chủng nói riêng và toàn quân nói chung. Một số thành tựu nghiên cứu nổi bật của quân chủng có sự tham gia đóng góp của Học viện như: Trong năm 2016, Quân chủng PK-KQ đã trang bị khí tài mới cải tiến do trong nước sản xuất như 3 đài radar RV - 02 với nhiều tính năng cải tiến tốt hơn so với đài RV- 01; hay máy hỏi MH - VN1 của Viện Kỹ thuật PK-KQ đã được đối tác Israel chọn làm thiết bị đủ điều kiện lắp trên tổ hợp tên lửa Spyder. Đặc biệt là việc Học viện phối hợp cùng nhà máy A32 thuộc Cục Kỹ thuật - Quân chủng PK- KQ đã sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng thành công cho tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526. Theo nhận định, loại chiến đấu cơ này sẽ phục vụ thêm được 8 - 9 năm nữa. Kết quả này là bước đi vững chắc để Nhà máy A32 tiến tới đại tu, phục hồi khả năng bay cho toàn bộ phi đội Su-27SK/UBK, cũng như chuẩn bị chuyển sang tiêm kích Su-30MK2 hiện đại, giúp tiết kiệm ngân sách QP cũng như tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó là chế tạo thành công máy trả lời MTL-VN2 trang bị cho trực thăng Mi-8 và cường kích Su- 22M4, thiết bị mã mật 6110-VN2 cho tiêm kích đa năng Su-30MK2 và lắp đặt thử nghiệm hệ thống cho các tàu thuộc Quân chủng Hải quân.
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động NCKH ở HVPKQ vẫn còn một số hạn chế, tồn tại sau:
- Công tác triển khai, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ còn hạn chế, chưa đồng bộ, nên chất lượng có nội dung chưa cao;
- Công tác báo cáo có thời điểm còn chậm, chất lượng soạn thảo, kiểm soát văn bản còn hạn chế;
- Việc tổ chức thanh quyết toán ngân sách KHQS chậm (nghiệm thu Điều lệnh chiến đấu, tài liệu huấn luyện);
- Chọn loại nội dung đề tài và chất lượng nghiên cứu một số đề tài, sáng kiến còn hạn chế;
- Ngoài ra do còn nhiều rào cản về nhân lực về tài chính, Học viện nói riêng và nhiều đơn vị nghiên cứu khác mới chỉ tham gia nghiên cứu cải tiến hoặc chế tạo một số chi tiết của khí tài chưa thể chế tạo vũ khí, khí tài mới hoặc sáng tạo những công nghệ mới tạo bước đột phá về trang thiết bị vũ khí cho quân đội ta.
Bảng 2.2. Nhập khâu vũ khí của Việt Nam từ 2012-2018
Năm (Báo cáo của các nước bán vũ khí) Xuất khẩu tới Việt Nam
2012 Không
2013 đến 2016 6 tàu ngầm, 160 ngư lôi, 330 tên lửa chống hạm và 1 tàu chiến GEPARD - 3
2013 đến 2017 12 Máy bay SU 30, 200 tên lửa định hướng và 5 hệ thống tên lửa SAM
2013 đến 2018 64 xe tăng T-90S
2.3. Những rào cản đối với hoạt động Nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng