động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quốc phòng
3.2.1. Đẩy mạnh sự liên kết giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học Công nghệ trong việc phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong thời gian qua, Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa Bộ KH&CN và Bộ Quốc phòng đã được triển khai đồng bộ, thống nhất, phát huy hiệu quả hoạt động NCKH của cả hai đơn vị. Đây là một trong những hướng đi rất hiệu quả, đã được 2 đơn vị triển khai thực hiện từ trước đó. Do vậy, ở luận văn này, không được xem đây là một biện pháp khắc phục rào cản mới mà chỉ tập trung làm rõ thêm một số biện pháp để đẩy mạnh sự liên kết giữa hai bộ trong việc phối hợp hoạt động, nhằm khắc phục một số rào cản trong hoạt động NCKH. Cụ thể:
- Hoạt động liên kết giữa hai Bộ cần đẩy mạnh hơn nữa với những chiến lược và chính sách xây dựng dựa trên sự khảo sát đánh giá và phân tích về hoạt động KH&CN trong LVQP nhằm phát huy tối đa các nguồn lực cho hoạt động KH&CN trong LVQP cũng như giải quyết những hạn chế do đặc thù riêng của LVQP. Đẩy mạnh việc chuyển đổi một số tổ chức KH&CN trong quân đội có khả năng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm lưỡng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
- Thực hiện triệt để cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn giao nhiệm vụ và khoán đến sản phẩm cuối cùng đối với các nhiệm vụ
KH&CN. Đẩy mạnh việc đưa sản phẩm nghiên cứu vào ứng dụng thực tế. Đồng thời, hai Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong chia sẻ thông tin KH&CN để nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN; thông tin về các hoạt động KH&CN của hai bên.
3.2.2. Nâng cao vai trò quản lý của Cục Khoa học quân sự đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng
Cục Khoa học Quân sự (KHQS) là cơ quan tham mưu thuộc BQP, có nhiệm vụ: nghiên cứu, giúp Quân ủy Trung ương, BQP lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong quân đội và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong toàn quân; là nơi nghiên cứu, giám sát và kiểm tra giám sát toàn bộ các đề tài từ cấp quân khu, quân đoàn, cấp BQP, cấp Nhà nước về khoa học quân sự để nghiên cứu, ứng dụng phục vụ cho sứ mạng lịch sử của QĐND Việt Nam. Cục giữ vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, điều hành hoạt động NCKH trong BQP. Trong giai đoạn 2013 - 2017, Cục KHQS đã tổ chức nghiên cứu 55 nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia, 302 nhiệm vụ và 3 đề án KH-CN cấp BQP. Các chương trình, đề tài khoa học cấp quốc gia, BQP và cấp ngành được triển khai nghiên cứu đồng bộ. Tuy nhiên, để khắc phục những rào cản, cần có sự nâng cao vai trò quản lý của Cục KHQS tập trung vào những điểm chính như dưới đây:
- Phát huy vai trò của Cục KHQS trở thành đầu mối liên kết:
Như tác giả đã nêu trong phần thực trạng, hiện tại mỗi binh chủng lại có một đơn vị quản lý hoạt động KH&CN riêng biệt, đơn vị phụ trách hoạt động KH&CN cấp cao nhất của BQP là Cục Khoa học quân sự thì chỉ tập trung quản lý các đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia và cấp Bộ. Việc thiếu sự thống nhất dẫn đến sự chồng chéo và thiếu tính liên kết trong hoạt động xét duyệt, thẩm định đề tài, dự án, nhiệm vụ NCKH, phân bổ kinh phí và huy động các nguồn lực khác. Vì vậy cần thiết điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ và mở rộng quy mô để Cục Khoa học quân sự thực sự trở thành đầu mối liên kết quản lý hoạt động NCKH và đào tạo trong toàn quân. Không chỉ tập trung
vào các đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ mà Cục phải trở thành đầu mối liên kết tham mưu cho BQP để tạo sự thống nhất trong hoạt động KH&CN trong LVQP, tránh tình trạng dàn trải và chồng chéo giữa các binh chủng trong hoạt động nghiên cứu.
Cần hoàn thiện các quy định pháp lý cho phép Cục liên kết và phối hợp tốt các tổ chức KH&CN và đào tạo trong toàn quân nhằm tạo sự liên kết thống nhất trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo, triển khai và ứng dụng các thành quả nghiên cứu, cho phép Cục quản lý, chia sẻ hệ thống thông tin về hoạt động KH-CN. Từ đó nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu trong toàn quân; tăng cường công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu và quản lý KH&CN theo hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho KH&CN QP, bảo đảm khả năng phối hợp và độc lập nghiên cứu từ các đề án, chương trình, đề tài, nhiệm vụ KH-CN lớn, phức tạp cho đến các đề tài của các đơn vị.
- Phát huy vai trò trong việc tham mưu, tư vấn và xử lý các thủ tục liên quan đến hoạt động NCKH trong lĩnh vực QP: Cục cần đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu, tư vấn, thẩm định việc phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN trong LVQP hạn chế tối đa sự dàn trải, lãng phí. Ngoài ra Cục cũng là đơn vị hỗ trợ các tổ chức KH&CN khác trong quân đội để xử lý các vấn đề hành chính liên quan đến KH&CN như bảo hộ sở hữu trí tuệ, ứng dụng các thành quả nghiên cứu, kể cả việc hợp tác với khối doanh nghiệp nhằm thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Bởi vậy cần mở rộng quy mô, xây dựng các chính sách riêng cho phép Cục thu hút nguồn nhân lực đa dạng trên nhiều lĩnh vực và kết hợp với các tổ chức khác nhằm xử lý tốt các vấn đề hành chính, thủ tục và tài chính, tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức KH&CN trong toàn quân đẩy mạnh hoạt động NCKH.