3.1. Nhóm giải pháp khắc phục rào cản về các nguồn lực
3.1.3. Giải pháp khắc phục các rào cản khác
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục trong các khâu đề xuất, xét duyệt, thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với tinh thần đổi mới phương thức cấp ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tăng cường thực hiện việc bố trí kinh phí NCKH theo cơ chế quỹ. Có cơ chế, giải pháp cho phép các đơn vị, tổ chức khoa học và công nghệ chủ động đăng ký bổ sung nhiệm vụ, đề tài cấp thiết theo yêu cầu tình hình mới. Chủ nhiệm đề tài được quyền lựa chọn, ký hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học không thuộc các cơ sở khoa học của nhà nước.
- Cần xây dựng và điều chỉnh các quy định, quy trình sát với thực tế triển khai nghiên cứu do thời gian triển khai từ ý tưởng khoa học đến phê duyệt thực hiện và chuyển giao ứng dụng còn dài, tránh nguy cơ hành chính hóa NCKH; cần tăng sự tin tưởng ủng hộ của cơ quan quản lý đối với nhà khoa học khi thực hiện hoạt động NCKH.
- Với Học viện cần có quy định, quy chế làm việc linh hoạt đối với cán bộ giảng viên vừa làm công tác giảng dạy vừa kiêm nhiệm công tác NCKH nhằm quản lý theo kết quả công việc không quản lý theo giờ làm việc như bộ phận hành chính. Phân biệt theo tính chất công việc, đặc thù nghiên cứu để xây dựng mức lương, chế độ, môi trường làm việc không phân biệt cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm công tác NCKH, biên chế hay hợp đồng. Nghiên cứu kỹ để sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động NCKH theo hướng cân bằng hơn giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên nhằm giúp giảng viên được giảm tải thời lượng giảng dạy, tập trung nhiều cho công việc nghiên cứu. Xây dựng phương án quy đổi công trình NCKH thành giờ chuẩn một cách thỏa đáng, cần bằng và hợp lý. Quy chế NCKH đối với giảng viên phải vừa tạo ra áp lực, vừa tạo cơ hội, vừa có cơ chế, chính sách để động viên, lôi cuốn, giúp đỡ đội ngũ giảng viên tham gia NCKH.
- Cần tập trung nguồn lực đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nên có những quy định tạo điều kiện thuận lợi để liên kết, hợp tác với các tổ chức khác nhằm nâng cao, đổi mới cơ sở vật chất. Với các Học viện, trường trong khối quân sự nên có quy chế hợp tác với các đơn vị chiến đấu và các nhà máy trong khối quân sự để tận dụng, phát huy và đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ NCKH.
- Xây dựng thêm những khu công nghệ cao, phòng thí nghiệm chuyên biệt dành riêng cho các lĩnh vực nghiên cứu trong khối quân sự, cũng là nơi mà các nhà máy, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, học viện trong khối quân sự cùng liên kết, hợp tác sử dụng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. BQP cần thành lập đề án xây dựng một khu công nghệ cao phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai từ sự hợp tác của các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài lực lượng vũ trang làm nơi tập trung để các tổ chức KH&CN, đào tạo và các doanh nghiệp cùng hợp tác nghiên cứu từ đó chuyển giao các thành quả nghiên cứu đưa vào ứng dụng và thương mại hóa đồng thời cũng phục vụ cho mục đích QP-AN. Ngoài ra cần có những quy định cho phép các tổ chức KH&CN trong khối quân sự tận dụng những cơ sở hạ tầng
từ bên ngoài. Như kinh nghiệm từ Mỹ việc ưu tiên đầu tư cho công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ thông tin cùng với việc liên kết hợp tác với các trường Đại học và các phòng thí nghiệm khác (của Bộ Năng lượng, của Quốc gia…) và khổi tư nhân giúp làm giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mà vẫn mang lại hiệu quả cao cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên điều này cần có những chính sách riêng phù hợp tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác giữa các tổ chức trong và ngoài lực lượng vũ trang.
- Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin và cơ sở dự liệu chung về KH&CN trong khối QP. Với Học viện cần nâng cấp thư viên, hệ thống dữ liệu, tăng cường bổ sung nguồn thông tin KH&CN quốc tế cũng như trong nước nhằm phuc vụ nhu cầu tiếp cận, nghiên cứu của cán bộ, học viên.
- Như tác giả đã trình bày thông tin khoa học được coi là một tài nguyên, một dạng nguồn lực, hỗ trợ cần thiết của NCKH. Bởi vậy cần phải thực hiện đổi mới công tác quản lý hoạt động thông tin nói chung, thông tin khoa học quân sự nói chung; tích cực đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thông tin khoa học quân sự. Thông tin khoa học phải được phát triển đồng hành và đi trước một bước so với hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học quân sự; là công cụ của hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các sản phẩm nghiên cứu giàu chất xám trong quân đội cần được quản lý, khai thác hiệu quả phục vụ kịp thời cho lãnh đạo, chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thông qua việc thu thập, lưu giữ và phổ biến ở các cơ quan thông tin khoa học. Cùng với việc duy trì hoạt động của thư viện truyền thống, các đơn vị cần thiết tục phát triển mạnh thư viện điện tử, thư viện số theo lộ trình hợp lý, dựa trên phát triển của công nghệ thông tin, của nguồn tin điện tử, nguồn tin số trên mạng. Tuân thủ đúng quy trình, nghiệp vụ xử lý thông tin khoa học quân sự, bảo đảm đúng định hướng chính trị trong xử lý thông tin, nhất là các thông tin trong lĩnh vực chính trị - xã hội; an ninh, QP. Luôn phải bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin khoa học quân sự. Thực hiện tốt việc phân định cấp độ hệ thống thông tin nhằm đưa ra các yêu cầu bảo đảm an toàn, cần thiết về kỹ thuật và quản lý, làm cơ sở để ban hành các
văn bản quản lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Kết hợp ứng dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) với các giải
pháp bảo mật; thực hiện tốt điều tra mạng để chặn, bắt, sao lưu và phân tích lưu lượng mạng nhằm phục vụ điều tra trong công tác phòng, chống tội phạm mạng. Phổ biến thông tin phải tuân thủ đúng phương châm: nhanh nhậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ, dễ hiểu; thực hiện tốt các biện pháp bảo mật thông tin cần thiết, không để lộ, lọt thông tin mật; thực hiện đa dạng hóa phổ biến thông tin thông qua hội nghị, hội thảo, triển lãm thông tin khoa học.