Cơ sở vật chất cho đến nay vẫn luôn là rào cản lớn đối với hoạt động NCKH trong LVQP nói chung và Học viện nói riêng. Hiện nay, hệ thống trang thiết bị, phòng thí nghiệm…dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm, đặc biệt là về hệ thống khí tài, trang thiết bị. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các kết quả nghiên cứu vẫn bị tụt hậu so với thế giới, làm giảm hiệu quả của hoạt động NCKH. Mặt khác việc đổi mới công nghệ không chỉ đơn giản là thay máy cũ bằng máy mới mà còn phải đổi mới cả một hệ thống quản lý cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm mà những điều này vẫn còn thiếu và yếu.
Bảng 2.6. Cơ sở vật chất của HVPKKQ tính đến hết 2016
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Học viện trong khối quân sự còn thiếu và chưa đạt chất lượng. Đầu tư trang thiết bị chưa đồng bộ; nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm, phòng thực tập, cách tổ chức và sử dụng chưa hợp lý... chưa đáp ứng đúng nhu cầu giảng dạy và học tập theo phương pháp hiện đại; khả năng xã hội hoá rất khó khăn trong điều kiện có sự ràng buộc về cơ chế, giới hạn về tài chính.
Như số liệu ở Bảng 2.6 cho thấy ngay tại HVPKKQ cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu còn rất thiếu, phòng thí nghiệm cơ bản chỉ đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo cơ bản chưa đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác NCKH đặc biệt là nhưng lĩnh vực đặc thù của học viện như radar, sóng cao tần, tên lửa, khí động lực học... Chưa kể các thiết bị, máy móc phục vụ công tác nghiên cứu triển khai còn thiếu rất nhiều. Trong khi đó bản thân Học viện không có đơn vị riêng phục vụ công tác sản xuất thử nghiệm cũng rất khó khăn trong việc liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp bên ngoài để phối hợp nghiên cứu và triển khai.
Có thể nói cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH ở Học viện và nhiều tổ chức KH&CN khác trong lực lượng vũ trang còn nghèo nàn, lạc hậu đặc biệt là thiếu cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động NCKH trong các lĩnh vực chuyên ngành. Mặc dù cũng có phòng thí nghiệm, bãi thử nghiệm vũ khí, nhưng trang bị vũ khí, khí tài dùng để nghiên cứu, thực hành thường được tận dụng từ những vũ khí hỏng, cũ nát, người nghiên cứu khó khăn trong tiếp nhận thế hệ vũ khí mới.
Nguồn lực thông tin khác với các nguồn lực khác của mỗi quốc gia, các nguồn lực tự nhiên như khoáng sản, càng dùng nhiều thì càng cạn kiệt, không tái tạo. Ngược lại, nguồn lực thông tin càng được dùng nhiều thì càng phong phú và phát triển thêm vì mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra những thông tin mới. BQP cũng rất chú trọng đến vấn đề thông tin nhưng hiện tại Bộ mới chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng công nghệ thông tin chung nhằm phục vụ đảm bảo thông tin liên lạc cũng như ứng dụng
công nghệ thông tin vào các lĩnh vực như quản lý hành chính, huấn luyện quân sự, tuyên truyền… Nhưng việc khai thác và phát triển nguồn thông tin khoa học & công nghệ còn chưa được chú trọng. Ngay trong nội bộ nguồn tin về hoạt động nghiên cứu và triển khai, tình hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu ở các binh chủng, các đơn vị chưa được quản lý và công bố thống nhất, một số thông tin phải bảo mật do đặc thù về an ninh QP dẫn đến tình trạng nghiên cứu bị trùng lặp, chồng chéo. Các đơn vị khó có thể liên kết hợp tác trong khi cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan hoặc tương tự nhau. Ngay Học viện cũng gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác nguồn thông tin để cập nhật về công nghệ mới nhằm điều chỉnh hoạt động nghiên cứu phù hợp với tiến bộ của thế giới tránh sự lặp lại cái đã có, hoặc lạc hậu trong tiếp cận công nghệ. Ngoài ra nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, nhất là lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị trong đó có cả Học viện PKKQ về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin và thông tin khoa học và công nghê chưa đầy đủ, việc quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và BQP chưa sâu, hiệu quả còn hạn chế; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này của cấp ủy, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị chậm đổi mới, thiếu quyết tâm. Tính chủ động cập nhật, ứng dụng các phiên bản công nghệ mới vào xây dựng, nâng cấp phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành còn chưa kịp thời nên việc trao đổi thông tin, dữ liệu gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin còn thiếu, nhất là các chuyên gia đầu ngành về phần mềm quản lý an toàn thông tin mạng. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin mặc dù đã được đầu tư, nhưng còn thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Một rào cản lớn về tổ chức trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực cho hoạt động NCKH trong LVQP là thiếu một cơ quan quản lý thống nhất. Mỗi binh chủng lại có một đơn vị quản lý hoạt động KH&CN riêng biệt, đơn vị phụ trách hoạt động KH&CN cấp cao nhất của BQP là Cục Khoa học quân sự thì chỉ tập trung quản lý các đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia và cấp Bộ. Việc thiếu sự thống nhất dẫn đến sự chồng chéo và thiếu tính liên kết
trong hoạt động xét duyệt, thẩm định đề tài, dự án, nhiệm vụ NCKH, phân bổ kinh phí và huy động các nguồn lực khác. Có những đơn vị năng lực còn yếu vẫn được nhận kinh phí không sử dụng hết hoặc làm ra những sản phẩm không đạt chất lượng, không phù hợp thực tiễn, trong khi đó có những đơn vị thì lại không đủ kinh phí để đẩy mạnh hoạt động NCKH dù có năng lực.
Về các thủ tục hành chính và khung pháp lý liên quan đến hoạt động NCKH (luật, nghị định, thông tư…) còn nhiều bất cập so với thực tiễn. Các thiết chế cho việc tìm kiếm sự hợp tác, huy động nguồn lực từ khối doanh nghiệp dân sự cũng phức tạp và nhiều hạn chế. Ngoài ra còn tình trạng nghiên cứu trùng lặp, nghiên cứu bó hẹp trong phạm vi lĩnh vực của đơn vị không có sự liên kết với ngành khác dẫn đến sự lãng phí nguồn lực, thậm chí tốn kém nguồn lực để nghiên cứu những thứ đã có mà không có hiệu quả tốt hơn.
Chưa kể đến các khó khăn khác như hướng nghiên cứu có tính bí mật cao khiến hạn chế trong việc công bố; thời gian để tập trung cho NCKH bị phân tán bởi một giảng viên thường kiêm nhiệm song song hai nhiệm vụ: Giảng dạy và NCKH dẫn đến không đảm bảo thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu. Theo báo cáo tổng kết công tác NCKH năm 2018 của Học viện PKKQ cho thấy:
Biểu 2.3. Thời gian dành cho NCKH theo giờ của HVPKKQ
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Chưa hoàn thành Hoàn thành Vượt định mức Chưa hoàn thành 29.5% Hoàn thành 35.8% Vượt mức 34.7% Nguồn: Tác giả
2.3.4. Rào cản về đặc thù của lĩnh vực Quốc phòng
Bí mật trong quân đội được quy định tại Khoản 25 Điều 3 Thông tư 91/2012/TT-BQP Ban hành quy chế về công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật tài liệu trong quân đội do Bộ trưởng BQP ban hành với nội dung như sau: “Bí mật trong quân đội là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng cần phải giữ kín, nếu để lộ sẽ gây nguy hại cho công tác quốc phòng, quân sự của Nhà nước và Quân đội”.
Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 quy định phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tối mật và mật. Trong đó, liên quan tới quân đội, phạm vi tuyệt mật bao gồm: Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố. Số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố; tin, tài liệu khác... Trong phạm vi tối mật có tổ chức hoạt động, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang nhân dân, công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo...
Những viện dẫn ở trên cho thấy: bí mật quân sự, bản thân nó khi đứng độc lập, là một đặc trưng tạo nên sức mạnh quân sự, sức mạnh của LLQP, rất khó để khẳng định là một hạn chế, một rào cản. Tuy nhiên, khi nó chi phối hoàn toàn các hoạt động NCKH, sẽ làm hoạt động NCKH gặp những khó khăn nhất định, buộc phải tìm cách tháo gỡ thì có thể xem những khó khăn đó là những rào cản đặc thù đối với hoạt động NCKH trong LVQP. Trong thực tiễn, rào cản này thể hiện ở một số biểu hiện sau:
- Vì yếu tố bảo mật, đảm bảo tính bảo mật đã khiến cho việc thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ cho NCKH bị hạn chế và gặp không ít khó khăn. Do các quy định đặc thù về bảo mật, về lý lịch, đặc biệt là với các dự án hoặc công trình nghiên cứu xếp vào loại bảo mật nên việc tuyển dụng trực tiếp hoặc mời cộng tác với các nhà khoa học hiện đang sinh sống, công tác ở nước ngoài hoặc có quốc tịch nước ngoài, hoặc có liên quan đến vấn đề tôn giáo, hoặc liên quan đến các tổ chức nước ngoài gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Với các cơ quan khối dân sự việc cử cán bộ đi đào tạo, đi du học hoặc đi công tác nước ngoài chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí cũng như tính chất công việc thì với các đơn vị khối quân sự phải xét duyệt thẩm tra rất chặt chẽ. Do trong quân đội công tác bảo mật rất được chú trọng đặc biệt là công tác xác minh, xét duyệt, tuyển chọn người vào cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu, cơ mật, trong tuyển quân, tuyển sinh quân sự, đi học tập, công tác nước ngoài.
- Bên cạnh đó tính quân kỷ luôn luôn phải chấp hành mệnh lệnh trong nhiều trường hợp cũng có sự mâu thuẫn với hoạt động NCKH. Nhà khoa học cần nhiều sự tự chủ để phát huy sáng tạo tìm kiếm cái mới nhưng do đặc thù quân kỷ phải làm việc theo mệnh lệnh, đây cũng là rào cản khiến cho nhiều nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu có năng lực không muốn làm việc trong môi trường quân đội. Nhiều tổ chức KH&CN trong quân đội cũng khó phát huy tính tự chủ do đặc thù về quân kỷ trong quân đội dẫn đến khó thu hút nhân lực KH&CN cũng như gặp khó khăn trong việc thu hút, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động NCKH.
- Trong nhiều trường hợp do các quy định về bảo mật nên các tổ chức KH&CN trong khối quân sự không thể hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu, không thể trao đổi, chia sẻ thông tin, điều này dẫn đến hiệu quả của hoạt động nghiên cứu chưa cao, khó tìm kiếm sự đột
phá. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực chưa hợp lý, lãng phí các nguồn lực do các công trình nghiên cứu trùng lặp hoặc tương tự nhau chính là do hạn chế trong việc chia sẻ, công khai thông tin vì vấn đề bảo mật quân sự. Ngoài ra do vướng mắc về các quy định bảo mật gần như các tổ chức KH&CN trong quân đội không thể liên kết với các tổ chức bên ngoài để đưa các kết quả nghiên cứu vào thương mại hóa, chuyển giao công nghệ. Cũng từ vấn đề bảo mật quân sự dẫn đến những khó khăn trong việc thẩm định tính ứng dụng, đăng ký sáng chế, xác nhận quyền tác giả cũng như công bố thông tin công khai, việc này dẫn đến sự hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động NCKH cũng như khuyến khích, tạo động lực cho nhà khoa học tập trung vào công tác NCKH. Vì đặc thù bảo mật nên các đơn vị nghiên cứu thuộc khối quân sự khó có thể tiếp cận được nguồn tài chính bên ngoài cũng như các hoạt động hợp tác, kêu gọi đầu tư. Một khi không thể thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài, hoặc đưa kết quả nghiên cứu vào thương mại hóa từ đó tạo lập nguồn tài chính tái đầu tư vào hoạt động NCKH thì các tổ chức KH&CN trong khối quân sự luôn bị phụ thuộc vào nguồn ngân sách từ Nhà nước.
Có thể nói do đặc thù bảo mật và quân kỷ dẫn đến các tổ chức KH&CN trong khối quân sự gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển tổ chức theo hướng tự chủ, thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, trong việc liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài khối quân sự, và đặc biệt là gần như không thể hợp tác nhằm thu hút nguồn tài chính từ các tổ chức bên ngoài hoặc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua khảo sát và phân tích hiện trạng có thể xác định một số rào cản chính đối với hoạt động NCKH ở Việt Nam cũng như hoạt động NCKH trong LVQP, cụ thể:
- Rào cản về nhân lực của hoạt động NCKH. - Rào cản về tài chính dành cho hoạt động NCKH.
- Các rào cản khác đối với nguồn lực cho hoạt động NCKH có thể kể đến đó là rào cản về cơ sở vật chất, thông tin KH&CN…
- Rào cản về tính đặc thù của hoạt động NCKH trong LVQP (tính bảo mật cao, tính quân kỷ).
Có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan đã dẫn đến tình trạng này, có thể chỉ ra ở đây như các thiết chế, chính sách pháp lý, hỗ trợ chưa được triển khai đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu hướng dẫn cụ thể, thiếu tính đột phá, còn dàn trải, tính đặc thù của LVQP (bảo mật, nhạy cảm)… dẫn đến khó khăn cho hoạt động NCKH và hình thành các rào cản đã phân tích ở trên. Và do đặc thù là cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nên tác giả khó có thể trình bày chi tiết các vấn đề còn tồn tại, tuy nhiên với phần thực trạng đã trình bày cũng đã cho thấy việc đưa ra các nhóm giải pháp để giúp nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH trong LVQP để từ đó phần nào giúp nâng cao năng lực chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Chƣơng 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG