Diễn giải ĐVT Tính chung
Chia ra
Sản xuất cơ khí Sản xuất thủ công 1.Số hộ SX Hộ 530 310 220 Số hộ điều tra Hộ 2. Khối lượng sản phẩm Chiếc/hộ/năm 20.472 23.760 15.840 - Loại to Chiếc/hộ/năm 9.160 7.500 - Loại nhỏ Chiếc/hộ/năm 14.600 8.340
- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra bình quân mỗi năm của mỗi hộ là 20.472 chiếc, trong đó với hộ sản xuất cơ khí có khối lượng sản phẩm sản xuất ra bình quân mỗi năm là 23.760 chiếc/hộ/năm, hộ sản xuất thủ công có khối lượng sản phẩm sản xuất ra bình quân mỗi năm làm 15.840 chiếc/hộ/năm, số hộ sản xuất cơ khí có khối lượng sản phẩm nhiều gấp 1,5 lần so với hộ sản xuất thủ công.
Qua phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất ra bình quân của mỗi hộ trong 1 năm ở các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nghiên cứu khảo sát cho thấy: đối với các làng nghề sản xuất mì ở phường Dĩnh Kế, nghề sản xuất mộc ở Dĩnh Trì có tỷ lệ hộ sản xuất cơ khí cao (94,7% ở làng nghề mì Dĩnh Kế, 86,15% ở làng nghề mộc Dĩnh Trì) trong khi ở làng nghề rọ tôm Song Khê thì tỷ lệ hộ sản xuất cơ khí và hộ thủ công chiếm tỷ lệ lần lượt là 58,49% và 41,51%.
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra ở các hộ sản xuất cơ khí trong làng nghề mộc Dĩnh Trì thường cao hơn gấp nhiều lần so với các hộ sản xuất thủ công trong làng nghề (tỷ lệ này là 1,75 đến 2,67 lần). Đối với các làng nghề mì Dĩnh Kế và rọ tôm Song Khê thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra của các hộ cơ khí cao hơn 1,5 – 1,6 lần so với khối lượng sản phẩm của các hộ sản xuất thủ công.
4.1.2.4. Đầu tư chi phí sản xuất
a. Mì Dĩnh Kế
Thời gian thuận lợi nhất cho nghề làm mỳ gạo thường là vào các tháng mùa khô, do ít phải lo mưa gió làm hỏng mỳ khi phơi ở ngoài trời. Kỹ thuật sản xuất mỳ gạo của làng nghề mỳ gạo Kế thông thường tuân thủ theo 12 quy trình, từ chọn nguyên liệu, xay bột, ủ bột cho đến tráng bánh, phơi bánh, thái bánh, phơi mỳ, đóng túi và thùng mỳ..., làm sao để sợi mỳ không bị gãy, giòn, tăng độ bóng; sợi mỳ sau khi nấu chín có vị ngọt, thơm, dai, bát mỳ có nước trong.
Để duy trì và phát triển nghề, bà con thôn Mé đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ nghề sản xuất mỳ gạo. Hiện nay, cứ khoảng 4-5 hộ dân của thôn Mé thì có 1 máy tráng mỳ (trị giá 20 triệu đồng/máy). Ngoài ra, các hộ làm mỳ đều có máy xay bột, máy thái mỳ tại nhà.
Bảng 4.9. Chi phí sản xuất bình quân 1 hộ sản xuất mì ở phường Dĩnh Kế (tính b/q 1hộ/1 năm ) Diễn giải ĐVT Tính chung Hộ cơ khí (n=15) Hộ thủ công (n=15)
1. Chi phí trung gian 1.000 đồng 112.750 138.000 87.500 1.1. Chi phí vật chất 1.000 đồng 86.000 102.000 70.000 - Gạo 1.000 đồng 80.000 95.000 65.000 - Chi phí vật chất khác 1.000 đồng 6.000 7.000 5.000 1.2. Chi phí dịch vụ 1.000 đồng 26.750 36.000 17.500 - Thuê lao động thời vụ 1.000 đồng 13.250 16.000 10.500 - Thuê vận chuyển 1.000 đồng 10.000 15.000 5.000 - Chi phí dịch vụ khác 1.000 đồng 3.500 5.000 2.000 2. Khấu hao TSCĐ (máy móc, nhà
xưởng, thiết bị)
1.000 đồng
7.500 15.000 - 3. Thuế/phí/lệ phí phải nộp 1.000 đồng 400 500 300 Tổng chi phí thực tế (1+2+3) 1.000 đồng 120.650 153.500 87.800 4. Công lao động gia đình Công 936 900 972 5. Chi phí trung gian BQ tấn mì 1.000 đồng 10.852 8.255 20.909 6. Chi phí thực tế BQ 1 tấn mì 1.000 đồng 11.613 8.283 23.258
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Mỗi ngày, các hộ sản xuất mỳ gạo thôn Mé đã đạt sản lượng khoảng 10 tấn gạo để làm mỳ (tương đương 9 tấn mỳ thành phẩm). Mỗi tháng, một hộ dân thôn Mé làm khoảng 12-13 mẻ mỳ, đạt sản lượng khoảng 1 tấn mỳ thànhphẩm. Mỳ gạo Kế sản xuất tại thôn Mé có hương vị thơm ngon đặc trưng, sợi mỳ to, không bị vữa nát sau khi nấu chín.
Số liệu bảng 4.9 cho thấy chi phí sản xuất bình quân của 1 hộ sản xuất mì ở phường Dĩnh Kế được tính bình quân trong 1 năm, cụ thể:
- Mỗi năm, các hộ sản xuất mì ở Dĩnh Kế phải đầu tư bình quân khoảng 120,65 triệu đồng cho chi phí sản xuất, trong đó với hộ sản xuất thủ công, chi phí này là 87,8 triệu đồng, còn với hộ sản xuất cơ khí thì chi phí này là 153,5 triệu đồng, nhiều hơn gấp 1,75 lần so với các hộ sản xuất thủ công. Trong đó:
+ Chi phí trung gian chiếm tỷ lệ 99,66% tổng chi phí thực tế ở hộ sản xuất thủ công và chiếm tỷ lệ 89,9% tổng chi phí thực tế đối với hộ sản xuất cơ khí;
+ Trong chi phí trung gian thì chi phí vật chất (trong đó chủ yếu là chi phí mua nguyên liệu gạo) chiếm tỷ lệ 76,3% tổng chi phí trung gian, trong đó: đối với hộ sản xuất thủ công có chi phí vật chất chiếm tỷ lệ 80% và đối với hộ sản xuất cơ khí có chi phí vật chất chiếm tỷ lệ 74% chi phí trung gian. Hộ sản xuất cơ khí có chi phí trung gian nhiều gấp 1,58 lần so với hộ sản xuất thủ công.
- Công lao động gia đình của hộ bình quân mỗi năm là 936 ngày công, trong đó với hộ sản xuất thủ công có ngày công lao động gia đình nhiều hơn với 972 ngày công, còn với hộ sản xuất cơ khí có số ngày công là 900 ngày công.
- Chi phí trung gian bình quân cho 1 tấn mì là 10.852.000 đồng/tấn và chi phí thực tế bình quân cho 1 tấn mì là 11.613.000 đồng/tấn.
b. Mộc Dĩnh trì
Số liệu bảng 4.10 cho thấy chi phí sản xuất bình quân của 1 hộ sản xuất mộc ở Dĩnh Trì được tính bình quân trong 1 năm, cụ thể cho thấy:
- Tổng chi phí thực tế bình quân của 1 hộ trong 1 năm (cả hộ cơ khí và hộ thủ công) là 1,434 tỷ đồng, trong đó chi phí thực tế của hộ sản xuất cơ khí là 1,845 tỷ đồng, cao gấp 1,8 lần chi phí thực tế của hộ sản xuất thủ công với chi phí là 1,023 tỷ đồng;
- Chi phí trung gian bình quân của 1 hộ trong 1 năm là 1,355 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 94,49% tổng chi phí thực tế của hộ trong năm; trong đó: chi phí trung gian của hộ cơ khí là 1,735 tỷ đồng, cao gấp 1,78 lần so với chi phí trung gian của hộ thủ công là 975 triệu đồng;
- Trong chi phí trung gian thì chi phí vật chất bình quân của các hộ trong 1 năm là 890 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 65,68% chi phí trung gian, trong đó chi phí vật chất của các hộ làm cơ khí là 1,13 tỷ đồng, cao gấp 1,74 lần chi phí vật chất của các hộ cơ khí với chi phí là 650 triệu đồng;
- Chi phí dịch vụ chiếm tỷ lệ 34,32% chi phí trung gian, với mức chi phí bình quân năm của mỗi hộ là 465 triệu đồng, trong đó chi phí dịch vụ của các hộ làm cơ khí cao gấp 1,86 lần chi phí dịch vụ của các hộ làm thủ công;
- Ngày công lao động gia đình bình quân của hộ trong 1 năm là 1.384 ngày công, trong đó ngày công lao động gia đình của các hộ làm cơ khí nhiều hơn gấp 1,08 lần ngày công lao động của các hộ làm thủ công, tương đương với 112 ngày công.