a. Cơ chế, chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp
Việc duy trì, thúc đẩy phát triển sản xuất TTCN mà trực tiếp là phát triển làng nghề trên địa bàn TP luôn được chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư.
UBND TP đã cho thành lập các hợp tác xã làng nghề và thực tế cho thấy, các hợp tác xã này phát huy rất tốt vai trò trong việc tìm đầu ra, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho làng nghề đồng thời mở rộng liên kết với các cơ sở kinh doanh trong và ngoài TP để tạo thành mạng lưới tiêu thụ rộng rãi. Thông qua việc mở rộng hình thức kinh doanh, liên kết phát triển, hợp tác xã đảm bảo quyền lợi cho mỗi thành viên. Để làng nghề phát triển một cách bền vững cần phải củng cố, xây dựng các mô hình kinh tế từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn trong làng nghề.
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang đã đề xuất hỗ trợ đầu tư kinh phí cho đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng xuất, giảm giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh.
Mặt khác, UBND TP còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề với mục đích tạo chỗ đứng vững chắc cho làng nghề. Theo đó, các làng nghề sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.
Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất TTCN được chính quyền địa phương ban hành và chỉ đạo thực hiện kịp thời. Cùng với đó là những kế hoạch phát triển của TP hàng năm ban hành và kế hoạch cũng như là báo cáo của địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh từng năm. Những báo cáo của các hợp tác xã cũng rất đầy đủ, tất cả đó đều là những văn bản pháp luật quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố nhìn vào đó để tìm ra con đường cho phù hợp với mình. Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố cũng được sử dụng.
b. Nhu cầu thị trường
Vấn đề đầu ra cho sản phẩmlà một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các làng nghề truyền thống trên cả nước nói chung và các làng nghề truyền thống tại TPBắc Giang nói riêng. Bảng 4.2 cho thấy, thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm ở các làng nghề chủ yếu là tại địa phương, tại làng bún Đa
Mai sản phẩm làm ra được tiêu thụ tại chỗ chiếm 80% tại thành phố là 20%. Làng nghề Bánh Đa sản phẩm làm ra được tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn thành phố chiếm 73%, tại chỗ là 12% và trên địa bàn tỉnh là 15%. Thị trường tiêu thụ còn nhỏ chủ yếu tại địa phương cản trở việc quảng bá sản phẩm làng nghề.
Sản phẩm làng nghề truyền thống tại TPBắc Giang được tiêu thụ dưới các hình thức: tự bán hàng tại chỗ, chở hàng đi bán ở trong và ngoài tỉnh. Điều này chứng tỏ, các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường tiêu thụ.
c. Trang thiết bị, trình độ kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất
Thực tế nghiên cứu cho thấy, các trang thiết bị công nghệ kỹ thuật phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều làng nghề còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với sự phát triển của khoa học công nghệ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Một số làng nghề như mì Dĩnh Kế, mộc Dĩnh Trì đã sử dụng các phương tiện cơ khí máy móc trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp để thay dần các hoạt động thủ công, vừa để giảm chi phí nhân công lao động, vừa tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, các máy móc đưa vào sử dụng còn lạc hậu, mang tính cơ khí đơn thuần, chưa thuộc nhóm các thiết bị, công nghệ mới, tiên tiến nên nhiều khi hiệu quả mang lại chưa cao.
Riêng với làng nghề rọ tôm ở xã Song Khê, do tính đặc trưng của nghề nên phần lớn các công đoạn của quá trình sản xuất vẫn là làm bằng thủ công (đan nát bằng tay là chủ yếu), việc cơ khí hóa trong sản xuất hầu như chưa có và chưa được các hộ sản xuất quan tâm.
d. Nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất
Kết quả điều tra cho thấy, về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay khá ổn định, hiện tượng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào chỉ xảy ra ở một số thời điểm sản xuất chính vụ trong năm. Do các làng nghề thường có lịch sử hình thành từ lâu đời, nên nguồn nguyên liệu đầu vào của các làng nghề thường có tính chọn lọc kỹ nên luôn đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu từ các cá nhân, tổ chức cung ứng nguyên liệu.
Tùy thuộc vào đặc trưng của từng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mà phạm vi thu mua nguồn nguyên liệu có khác nhau, có những nguyên liệu được
thu mua chỉ trong tỉnh (như với làng nghề mì Dĩnh Kế), hay có những nguyên liệu phải thu mua cả trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận (nghề rọ tôm Song Khê) và có những nguyên liệu được thu mua trong khắp cả nước và cả nhập khẩu ở nước ngoài (mộc Dĩnh Trì). Do đó, để có thể đảm bảo được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các hộ, tùy thuộc điều kiện của mình, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất mà nhiều hộ đã thu mua dự trữ nguyên liệu ở những thời điểm giá nguyên liệu rẻ trong năm để phục vụ cho hoạt động sản xuất cả năm của hộ được ổn định.
e. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ở các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang còn nhiều hạn chế, và hầu như chưa có sự liên kết. Hiện nay mới chỉ có một số ít các hộ sản xuất mì ở Dĩnh Kế là đã có sự liên kết trong khẩu sản xuất dưới hình thức cùng góp vốn để đầu tư mua máy tráng bánh, thường là từ 5 đến 10 hộ cùng góp vốn mua chùng một máy để cùng sử dụng. Còn phần lớn các hộ ở các làng nghề tiểu thủ công nghiệp chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của hộ vẫn dưới hình thức mạnh hộ nào hộ đấy làm, các hoạt động diễn ra một cách manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết và chia sẻ thông tin.
Đây là một hạn chế rất lớn đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung, không chỉ riêng gì các làng nghề trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Thực tế cho thấy, dù là loại hình sản xuất nào thì hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ là điều rất cần thiết để tạo một sức mạnh tập thể trong sản xuất và tiêu thu, việc chia sẻ thông tin giữa các hộ là cần thiết để các hộ có thể tiếp cận được nhiều hơn với các nguồn thông tin thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm, trên cơ sở đó ra quyết định trong sản xuất và tiêu thụ.