3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, TP Bắc Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Giang. Diện tích tự nhiên củaTP là 66,6 km2 (chiếm 1,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).Tọa độ địa lí từ 21009’B đến 21015’B và từ 106007’Đ đến 106020’Đ(UBND tỉnh Bắc Giang,2013)
Về vị trí tiếp giáp:Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương thuộc huyện Lạng Giang;Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang; xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng;Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng;Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến thuộc huyện Việt Yên.
Về phạm vi hành chính TP Bắc Giang gồm 16 phường, xã. Trong đó có 10 phường là Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Mỹ Độ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Xương Giang, Dĩnh Kế, Đa Mai và 06 xã là Tân Mỹ, Song Mai, Tân Tiến, Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê (UBND thành phố Bắc Giang, 2017).
Thành phố cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch chiến lược (đường bộ, đường sắt) nối Thủ đô Hà Nội với TP. Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng. TP được xác định là vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng do nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398, 293…; có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối TP với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm…(UBND thành phố Bắc Giang,2017).
Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy đã giúp TP Bắc Giang dễ dàng kết nối với các huyện trong tỉnh và các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ lớn trong khu vực, là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của TP nói chung và sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói riêng.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang
3.1.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1. Địa hình
Địa hình TP là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc bộ, đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc-Nam và các hướng dốc từ hai phía, Đông và Tây vào sông Thương, giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc-Nam. Địa hình TP khá bằng phẳng, phía Bắc là dạng địa hình đồi thấp xen kẽ các khu vực canh tác, bị chia cắt nhiều bởi các ngòi nhỏ.
Vùng đồi núi bao quanh TP (dãy núi Nham Biền - Đồng Sơn), hệ thống đồi Quảng Phúc (Song Mai) vừa tạo cảnh quan phong phú vừa che chắn gió bão cho đô thị, là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du lịch, thể thao, cảnh quan và tâm linh cho thành phố (UBND thành phố Bắc Giang, 2017).
3.1.2.2. Đất đai
Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên đất của TP đa dạng và phức tạp với một số loại đất chính sau:
Đất phù sa úng nước: Có 774 ha, chiếm 23,09% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở phường Thọ Xương, các phường Dĩnh Kế, Đa Mai và xã Song Mai. Loại đất này thường bị ngập, úng cục bộ hoặc chịu ảnh hưởng của nước ngầm nông. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.
Đất phù sa Gley: Có 106 ha, chiếm 4,97% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai và phường Xương Giang. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình. Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, độ dầy tầng canh tác từ 10 – 25 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến trung bình khá, diện tích đất này đang sử dụng trồng lúa.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Có 428 ha, chiếm 13,28% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai và các phường Đa Mai, Mỹ Độ. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất phổ biến 60 – 100 cm, độ dày tầng canh tác 15 – 40 cm. Loại đất này đang trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu.
Đất phù sa không được bồi: Có 497 ha, chiếm 15,43% diện tích tự nhiên, phân bố ở các phường Thọ Xương, Xương Giang và Dĩnh Kế. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, độ dày tầng canh tác 10 - 45 cm, thích hợp cho trồng lúa và trồng màu.
Đất bạc màu trên phù sa cổ: Là loại đất lớn nhất của thành phố có diện tích 905,19 ha, chiếm 28,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã, phường. Đất này tuy nghèo đạm, lân và mùn song giàu Kali, tơi, xốp và thoát nước tốt, thích hợp cho các loại cây khoai tây, khoai lang, cà rốt, đậu đỗ, lạc, rau, thuốc lá…
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2017
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2017) Năm 2017, tổng diện tích đất toàn TP là 6.659,25 ha. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.876,1 ha (chiếm 43,2% diện tích của TP) + Đất lâm nghiệp có rừng: 208, 6 ha (chiếm 3,1% diện tích của TP) + Đất NTTS: 591,5 ha (chiếm 8,9% diện tích toàn TP)
+ Đất phi nông nghiệp: 2.947,2 ha (chiếm 44,3% diện tích toàn TP).
Toàn TP hiện có khoảng 35,2 ha đất chưa sử dụng (chiếm 0,5%, chủ yếu là đất đòi núi cao).
Rõ ràng trong thời gian qua, cơ cấu sử dụng đất của thành phố có sự thay đổi rõ rệt theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp do đô thị hóa, tập trung phát triển khu, cụm công nghiệp, các khu dân cư, khu đô thị và kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ nông nghiệp năm 2015 là 0,18 ha giảm 0,06ha/hộ so với năm 2014; diện
43,2 3,1 8,9 15,3 24,1 5,4 Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất nuôi trồng thủy sản Đất ở Đất chuyên dùng Đất khác 6.659,25 ha
tích đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 0,04ha giảm 0,05ha so với năm 2014; diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp là 0,18ha giảm 0,07ha/lao động so với năm 2014.
Có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang ngày càng bị thu hẹp. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa.
3.1.2.3. Khí hậu
TP Bắc Giang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Bắc bộ nóng ẩm, hàng năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh giá, mưa ít. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,3oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 35 - 36oC (nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 39,5oC và thấp nhất là 4,8oC). Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 83 - 84%. Độ ẩm của các tháng mùa mưa cao hơn so với các tháng mùa khô. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm, mùa mưa (từ tháng IV đến tháng X) chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm. Vào mùa mưa, lượng mưa tập trung vào các tháng VII, VIII, IX chiếm hơn 70% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng XI đến tháng III năm sau. Vào các tháng I, II thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. TP có chế độ gió mang sắc thái của gió mùa khu vực Đông Nam Á rõ rệt. Gió Đông Bắc về mùa Đông (từ tháng XI đến tháng III năm sau) và gió Đông Nam về mùa Hè (từ tháng IV đến tháng X). Vào những tháng VII đến tháng IX có bão lũ gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất trong vùng (UBND thành phố Bắc Giang, 2017).
3.1.2.4. Sông ngòi
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó hơn 10 km chạy qua, sông Thương là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sông Thương còn có nguồn phù sa và cát sỏi dồi dào có điều kiện để khai thác vật liệu xây dựng đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế của TP.
Gần đây, nguồn nước mặt sông Thương cũng bị ô nhiễm do khai thác cát, rác thải sinh hoạt, nước xả thải của nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy giấy và các nhà máy khác trên địa bàn. Do vậy trong thời gian tới cần kiểm soát tốt việc khai thác cát, phù sa, tình trạng xả thải của các nhà máy, các khu công
nghiệp chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra sông Thương, nhằm phòng tránh biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị. Đây là thách thức đối với phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và của TP Bắc Giang nói riêng. Ngoài ra, TP còn có mạng lưới ao, hồ, ngòi nhỏ khá dày đặc, đây là nguồn cung cấp, dự trữ nước khi mực nước sông Thương xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô.
- Nước ngầm: Tầng chứa nước ngầm nghèo, hiện có hai giếng khoan mạch sâu, khả năng cung cấp nước đạt mức thấp, lưu lượng nhỏ, chất lượng nước không tốt. Đến nay nguồn nước ngầm trên địa bàn nội thành đã có dấu hiệu ô nhiễm do trước kia không quản lý chặt chẽ, việc khai thác bừa bãi và do một số cơ sở sản xuất kinh doanh thải nước trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.
3.1.2.5. Tài nguyên rừng
Năm 2015, TP có 203,6 ha rừng, chiếm 3,0 % tổng diện tích tự nhiên của TP, diện tích đất rừng và diện tích rừng đã giao cho các hộ quản lý và bảo vệ. Rừng của TP Bắc Giang chủ yếu là rừng sản xuất, rừng phòng hộ có tính chất bảo vệ cho TP, tập trung chủ yếu tại các xã Song Mai và Đồng Sơn (UBND thành phố Bắc Giang, 2017).
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân số
Dân số trung bình năm 2010 là 103.335 người, mật độ bình quân 3.220 người/km2. Khi TP được mở rộng theo Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/09/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính của TP Bắc Giang, năm 2014, dân số của TP là 151.383 người và mật độ dân số trung bình là 2.266 người/km2, là một trong những TP trực thuộc tỉnh có mật độ dân số thấp.
Năm 2015 dân số trung bình của TP là 151.383 người, mật độ bình quân 2.267 người/km2, dân số phân bố không đồng đều giữa các phường, xã; tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, trung bình là 4.371 người/km2, trong khi mật độ ở các xã ngoại thành chỉ là 1.222 người/km2; trong đó cao nhất là phường Trần Nguyên Hãn 15.643 người/km2 và thấp nhất là xã Song Mai 960 người/km2(Chi cục thống kê Bắc Giang,2015-2017).
Bảng 3.1. Diện tích, dân số TP Bắc Giang phân theo các phường, xã năm 2015 TT Xã, phường Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn TP 66,77 151.383 2.267 I Phường 22,11 96.657 4.371 1 Trần Phú 1,00 9.418 9.418 2 Ngô Quyền 0,81 9.278 11.603 3 Lê Lợi 0,91 10.957 11.930 4 Mỹ Độ 1,63 4.849 3.306 5 Trần Nguyên Hãn 0,87 13.916 15.643 6 Hoàng Văn Thụ 1,52 10.664 7.015 7 Thọ Xương 4,26 13.458 3.333 8 Dĩnh Kế 4,67 11.902 2.517 9 Xương Giang 2,82 6.844 2.468 10 Đa Mai 3,61 6.818 1.799 II Xã 44,67 54.726 1.222 1 Song Mai 9,99 9.572 960 2 Đồng Sơn 8,51 8.860 1.041 3 Song Khê 4,49 4.646 1.035 4 Tân Tiến 7,94 10.027 1.263 5 Tân Mỹ 7,43 10.933 1.471 6 Dĩnh Trì 6,31 10.668 1.691 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2016) Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua, dân số nam thường thấp hơn dân số nữ nhưng độ chênh lệch không lớn. Năm 2015 dân số nam là 74.858 người, chiếm 49,3% và dân số nữ là 76.525 người, chiếm 50,7%.
Biến động giữa dân số thành thị và nông thôn có biến động lớn từ năm 2010 đến năm 2011 khi thành phố được mở rộng. Giai đoạn 2013-2015, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do thành phố chuyển 03 xã (Xương Giang, Đa Mai và Dĩnh Kế) trở thành phường, đồng thời do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, thành phố triển khai xây dựng các khu dân cư mới (Khu dân cư số 1, số 2, số 3 và khu cống Ngóc Bến xe) nên người dân từ các địa phương đến mua đất và làm nhà
ở. Dân số khu vực thành thị có xu hướng tăng lên và dân số khu vực nông thôn giảm xuống.
Bảng 3.2. Biến động dân số TP Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2016
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2014 2015 2016 1 Số dân Người 151.383 153.015 154.604
2 Tỉ lệ tăng tự nhiên % 0,9 1,1 1,0 3 Dân số nam Người 74.858 75.852 76.652 Tỷ lệ so dân số chung % 49,4 49,6 50,4 4 Dân số nữ Người 76.525 77.163 77.952 Tỷ lệ so dân số chung % 50,6 49,6 50,4 5 Dân số thành thị Người 96.657 97.818 55.197 Tỷ lệ so dân số chung % 63,8 63,9 36,1 6 Dân số nông thôn Người 54.726 99.033 55.571 Tỷ lệ so dân số chung % 36,2 64,1 35,9
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2014, 2015, 2016) Về lao động: Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, chuyển dịch về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của TP theo hướng chuyển lao động từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Năm 2015, TP có 83.260 lao động chiếm 55% tổng dân số tăng 6.809 lao động so với năm 2014; tốc độ tăng bình quân số lao động là 4,3%, trong đó lao động nông nghiệp giảm 11,5%, lao động phi nông nghiệp tăng 12%. Số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 80.263 người, chiếm 53,1% tổng dân số và chiếm 96,4% lực lượng lao động TP (Chi cục thống kê Bắc Giang, 2016).
3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Toàn TP có 104 km đường bộ, trong đó có 11 km đường quốc lộ, 10 km đường liên tỉnh, 20 km đường nội thị, 63 km đường xã. Ngoài ra, còn có gần 80 km đường thông xóm xe cơ giới đi được. Năm 2015, tỉ lệ cứng hóa đường giao thông cơ sở đạt 98,5%. TP có đường sắt chạy qua 5 km với Ga Bắc Giangvà 4km đường sông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa. Nhiều dự án trọng điểm
được đã hoàn thành, tạo điểm nhấn mới về cảnh quan, không gian đô thị như: Khu dân cư số 2, số 3; khu Cống Ngóc - Bến xe; Khu dân cư Phía Nam Dĩnh Kế; Công viên và tượng đài Hoàng Hoa Thám; cải tạo công viên và tượng đài Ngô Gia Tự, đường tỉnh 398... (UBND thành phố Bắc Giang, 2016).
Hệ thống chiếu sáng công cộng: 100% các trục đường đi qua đô thị, các đường phố chính, các khu dân cư mới và các tuyến đường ngõ khu vực nội thành được lắp đặt hệ thống chiếu sáng. TP đã hoàn thành 03 dự án xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng Quốc lộ 1A, quốc lộ 31, tỉnh lộ 295B đi qua TP Bắc Giang. Tính đến nay có tới 45% các trục đường giao thông ngõ-khu vực ngoại thành được chiếu sáng.
Vấn đề cấp nước sinh hoạt được chính quyền và nhân dân TP quan tâm. Thành phố Bắc Giang hiện đang sử dụng nguồn nước mặt sông Thương làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất, công suất thiết kế 25.000m3/1 ngày đêm. Tuy nhiên, hiện hệ thống cung cấp nước sinh hoạt này mới chỉ đáp ứng được cho nhu cầu của người dân các phường, còn tại các xã, loại hình cấp nước bằng giếng khoan chiếm đa số, ngoài ra, các loại hình cung cấp nước bằng giếng khơi, bể chứa nước mưa. Năm 2014 tỷ lệ dân nông thôn TP Bắc Giang được sử