Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 34 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Phát triển sản xuất TTCN, làng nghề trở thành vấn đề cấp thiết và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách. Điển hình là một số nghiên cứu dưới đây:

- Trần Minh Yến (2003). Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội.

nhập quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Hoàng Trọng Đông (2010). Nghiên cứu phát triển làng nghề Mây tre đan tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

- Lê Xuân Tâm (2014). Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

- Nguyễn Văn Thuân (2015). Nghề làm bún truyền thống phường Đa Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang,Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học quốc gia Hà Nội.

- Hồ Thắng (2016). Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

Một số bài báo trên các tạp chí:

- “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững” của tác giả Trịnh Xuân Thắng đăng trên Tạp chí Cộng sản số ra ngày 02/8/2014.

- “Quản lý nhà nước về môi trường tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển số ra ngày 20/01/2014.

Đây là những tài liệu quý giá giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển sản xuất TTCN, làng nghề truyền thống, về công tác quản lý nhà nước góp phần phát triển làng nghề tại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đề tài sẽ tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn TP hợp lý, hiệu quả trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)