STT Địa điểm mẫu Số lượng mẫu (con)
Nhóm gà
3 - 6 tuần 7 - 20 tuần Trên 20 tuần 1 Thái Nguyên 29 16 8 5 2 Hà Nội 18 10 6 2 3 Vĩnh Phúc 12 5 4 3 4 Thái Bình 17 11 4 2 5 Hưng Yên 8 4 3 1 6 Hải Phòng 5 2 2 1 Tổng 89 48 27 14
Nguồn: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy: các tỉnh hoặc Thành phố khác nhau thì khác nhau về lượng mẫu gà mắc ORT. Trong 6 tỉnh hoặc Thành phố trên thì Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mẫu mắc ORT nhất, chiếm 32,58% (29/89 mẫu). Tiếp đến là Hà Nội, có 18 mẫu mắc ORT được gửi về phòng thí nghiệm, chiếm 20,22% (18/89). Kế đến là Thái Bình, có 17 mẫu gà mắc ORT trong tổng số 89 mẫu, chiếm khoảng 19,10%. Vĩnh Phúc cũng là địa phương có số lượng gà mắc
ORT tương đối nhiều được gửi về phòng thí nghiệm, chiếm 13,48% (12/89 mẫu). Địa phương có số lượng mẫu gửi về phòng thí nghiệm ít nhất là Hải Phòng, chiếm khoảng 5,62% (5/89 mẫu).
Mặt khác, kết quả bảng 4.1 cũng cho thấy: ở các lứa tuổi khác nhau thì khác nhau về nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn ORT gây nên. Lứa tuổi có tỷ lệ mắc ORT cao nhất là từ 3 - 6 tuần tuổi, chiếm tỷ lệ 53,93% (48/89 mẫu). Tiếp đến là lứa tuổi từ 7 - 20 tuần tuổi, chiếm khoảng 27,00% (27/89); kế đến là lứa tuổi trên 20 tuần tuổi, chiếm 29,17% (14/89). Như vậy, ở các lứa tuổi của gà đều có nguy cơ nhiễm ORT. Nhưng tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 3 - 6 tuần tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi cho rằng: bệnh ORT có thể gặp trên gà và gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở lứa tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt công nghiệp thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6.
Gà thịt làm giống từ 20 - 50 tuần tuổi cũng bị mắc ORT, tỉ lệ nhiễm cao nhất vào thời kỳ đẻ hoặc ngay trước khi bước vào giai đoạn đẻ (Chin and Charlton, 2008; Chin et al., 2008). Gà lông màu, gà hậu bị, gà đẻ và gà giống thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 6 trở đi và trong suốt quá trình đẻ trứng.
Gà thương phẩm từ 20 - 50 tuần tuổi nhiễm với tỉ lệ tử vong tăng. Ở gà tây phát hiện gà 2 tuần tuổi nhiễm O. rhinotracheal, mức độ nhiễm và tỉ lệ tử vong cao (Chin and Charlton, 2008; Chin et al., 2008), tỉ lệ tử vong thường là khoảng 1 - 15%, nhưng có thể lên đến 50%. Triệu chứng điển hình là ho, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi (Chin et al., 2008).
4.1.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán vi khuẩn bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thử nghiệm 03 quy trình phân lập khác nhau gồm:
Quy trình 1: môi trường thạch máu cừu hoặc máu thỏ không bổ sung
kháng sinh gentamycin;
Quy trình 2: môi trường thạch máu cừu hoặc máu thỏ bổ sung 5μg/ml
gentamycin và polymyxin B;
Quy trình 3: môi trường thạch máu cừu hoặc máu thỏ được bổ sung
4.1.2.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm quy trình phân lập 1
Kết quả thử nghiệm quy trình phân lập 1 được lặp lại 3 lần với tổng số 89 mẫu và được thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT trên môi trường không gentamycin gentamycin
Kết quả hình 4.1 cho thấy: sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường thạch máu không bổ sung gentamycin, các vi khuẩn ngoại lai đã phát triển rất nhanh, xâm lấn toàn bộ diện tích môi trường nuôi cấy dẫn đến rất khó phát hiện khuẩn lạc nghi ngờ ORT. Mặt khác, đối với vi khuẩn ORT thời gian có thể nhận dạng khuẩn lạc khoảng 48 giờ. Với điều kiện như vậy thì sau 48 giờ toàn bộ bề mặt môi trường nuôi cấy đã bị các nhóm vi khuẩn ngoại lai phát triển và xâm lấn. Như vậy, chúng ta không thể nhận dạng đươc khuẩn lạc ORT trên môi trường nuôi cấy và phân lập nếu không bổ sung kháng sinh gentamycin vào trong môi trường.
Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây khi cho rằng: trong các mẫu thu được, chúng thường bị nhiễm một số vi khuẩn khác như: E.coli, Proteus sp hoặc Pseudomonas sp; vì vậy, chúng thường phát triển rất nhanh và xâm lấn rộng làm cho việc xác định sự có mặt của vi khuẩn ORT rất khó khăn (Van Empel, 1997).
4.1.2.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm quy trình phân lập 2
Tương tự như quy trình phân lập 1; trong quy trình này tôi cũng lặp lại 3 lần với tổng số 89 mẫu. Kết quả thu được thể hiện ở hình 4.2.
Hình 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT trên môi trường bổ sung 5µg/ml gentamycin và polymycin B
Kết quả hình 4.2 cho thấy: sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn ORT trên môi trường thạch máu có bổ sung 5µg/ml gentamycin và polymycin B, xuất hiện những khuẩn lạc nhỏ li ti, màu xám đếm xám trắng nghi ngờ ORT. Tiến hành cấy chuyển khuẩn lạc nghi ngờ trên sang môi trường tương tự hoặc sang môi trường dinh dưỡng để thực hiện các xét nghiệm tiếp theo. Như vậy, có thể bổ sung 5µg/ml gentamycin và polymycin B vào trong môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ORT.
Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu trước đây khi cho rằng: do trong các mẫu thu được, chúng thường bị nhiễm một số vi khuẩn khác như: E.coli, Proteus sp hoặc Pseudomonas sp; vì vậy, chúng thường phát triển rất nhanh và xâm lấn rộng làm cho việc xác định sự có mặt của vi khuẩn ORT rất khó khăn. Do vậy, cần bổ sung 5μg/ml gentamycin và polymyxin B vào trong môi trường thạch máu cũng cho hiệu quả cao (Van Empel, 1997).
4.1.2.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm quy trình phân lập 3
Để xây dựng được quy trình phân lập vi khuẩn ORT có độ chính xác và tin cậy cao trong quá trình phân tích và đánh giá kết quả; chúng tôi tiến hành thử nghiệm cả 3 quy trình trên cùng lượng mẫu. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm quy trình 3 được thể hiện ở hình 4.3.
Hình 4.3. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ORTtrên thạch máu bổ sung 10µg/ml gentamycin
A) Đĩa sơ cấp (hình thái khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi cấy); B) Đĩa thứ cấp (hình thái khuẩn lạc sau 48 giờ nuôi cấy)
Kết quả cho thấy: tại đĩa sơ cấp môi trường có bổ sung 10µg/ml gentamycin sau 24 giờ nuôi cấy hình thành khuẩn lạc nhỏ li ti, to bằng đầu đinh gim, có màu xám đến xám trằng nghi ORT thuần hơn, rõ ràng hơn. Tiến hành cấy chuyển khuẩn lạc nghi ngờ trên sang môi trường tương tự (hình B) hoặc môi trường giàu dinh dưỡng để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo. Như vậy, việc bổ sung 10µg/ml gentamycin vào trong môi trừơng nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ORT cho hiệu quả cao hơn so với việc không bổ sung hoặc bổ sung 5µg/ml gentamycin và polymycin B, các khuẩn lạc phát triển tương đối độc lập và rõ ràng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp so với các công bố trước đây đã chỉ ra rằng: hầu hết các chủng vi khuẩn ORT phân lập được đều kháng với kháng sinh gentamycin (Back et al., 1997).
Tổng hợp kết quả phân lập được từ quy trình trên chúng tôi thu được bảng 4.2.
Trong tổng số 89 mẫu (gà) phân lập, có 9 mẫu cho khuẩn lạc nghi ngờ của vi khuẩn ORT, chiếm 10,11% (9/89). Trong số 9 mẫu cho khuẩn lạc nghi ngờ có 6 mẫu cho kết quả dương tính với vi khuẩn ORT (đã được khẳng định bằng phản ứng PCR), chiếm tỷ lệ 66,67% (6/9).