KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân lập vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale ORT và một số đặc điểm bệnh lý của bệnh trên gà ISA brown (Trang 64 - 67)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA

KHUẨN Ornithobacterium rhinotracheale - ORT VỚI MỘT SỐ LOẠI

KHÁNG SINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Kết quả thử nghiệm tính mẫn cảm của 06 chủng vi khuẩn ORT phân lập được với 9 nhóm kháng sinh (14 kháng sinh khác nhau) được chúng tôi tổng hợp và trình bày ở bảng 4.10 và hình 4.16.

Bảng 4.10. Kết quả thử nghiệm tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT với kháng sinh của vi khuẩn ORT với kháng sinh

STT Kháng sinh Số kiểm tra Mẫn cảm Kháng Số mẫn Tỷ lệ (%) Số kháng Tỷ lệ (%) 1 Ampicillin 6 6 100,00 0 0,00 2 Ceftiofur 6 5 83,33 1 16,67 3 Enrofloxacin 6 0 0,00 6 100,00 4 Norfloxacin 6 0 0,00 6 100,00 5 Doxycycline 6 4 66,67 2 33,33 6 Tetracycline 6 4 66,67 2 33,33 7 Streptomycin 6 1 16,67 5 83,33 8 Kanamycin 6 1 16,67 5 83,33 9 Erythromycin 6 0 0,00 6 100,00 10 Tylosin 6 2 33,33 4 66,67 11 Colistin 6 1 16,67 5 83,33 12 Lincomycin 6 2 33,33 4 66,67 13 Flofenicol 6 3 50,00 3 50,00 14 Tiamulin 6 2 33,33 4 66,67

Kết quả bảng 4.10 cho thấy: trong 9 nhóm kháng sinh được thử nghiệm (Aminoglycosides, β-lactams, Macrolides, Quinolon, Tetracyclines, Polymycine, Lincozanides, Phenicols và Pleuromutilin); nhóm kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao với vi khuẩn ORT là β-lactams với 02 loại kháng sinh được thử nghiệm, tỷ lệ mẫn cảm với từng loại kháng sinh ampicillin, ceftiofur lần lượt chiếm 100% (6/6) và 83,33% (5/6). Tiếp đến là nhóm tetracycline với 02 loại kháng sinh doxycycline và tetracycline, chiếm 66,67% (4/6). Nhóm kháng sinh Phenicols

cũng cho tỷ lệ mẫn cảm tương đối cao với flofenicol, tỷ lệ mẫn cảm chiếm khoảng 50,00% (3/6). Nhóm Quinolon với 02 loại kháng sinh được thử nghiệm là: enrofloxacin và norfloxacin; erythromycin thuộc nhóm Macrolid có tỷ lệ mẫn cảm với vi khuẩn ORT là thấp nhất, chiếm tỷ lệ 0,00% (Hình 3.13). Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây cho rằng: vi khuẩn ORT có tính mẫn cảm cao với kháng sinh ampicillin (nhóm β-lactams). Tuy nhiên, vi khuẩn lại kháng với thuốc norfloxacin (thuộc nhóm Quinolon) (Zhara et al., 2013; Võ Thị Trà An và cs, 2014). Cũng theo Võ Thị Trà An và cs (2014), vi khuẩn ORT cũng kháng với thuốc erythromycin là 100% (5/5). Theo Phạm Khắc Hiếu, dùng phối hợp với amoxicillin, ampicillin để điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp ở đường hô hấp và đường tiết niệu do các vi khuẩn Gram âm đường ruột, Pasteurella, Haemophilus, Staphylococcus,… cho thuốc qua đường tiêu hóa hoặc đường tiêm đều tốt (Phạm Khắc Hiếu, 2009). Kết quả phân tích cho thấy, vi khuẩn kháng phần lớn với thuốc kể cả thuốc điều trị đường hô hấp hoặc vi khuẩn gram âm.

Mặt khác, theo một số tác giả cho rằng: phương pháp điều trị gia cầm mắc bệnh do ORT bằng kháng sinh là một điều rất khó bởi rất nhiều chủng ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh như: amoxicillin, ampicillin, doxycycline, enrofloxacin, flumequine, gentamycin, lincomycin, tetracycline và tylosin (Devriese et al., 1995; Malik et al., 2003; Marien et al., 2006; Soriano et al., 2003; Van Empel et al., 1997; Van Veen et al., 2001).

Tính nhạy cảm với kháng sinh có thể phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Cụ thể: ở một số quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với loại kháng sinh đó (Van Empel et al., 1998).

Năm 1996, trong một báo cáo người ta đã chỉ ra rằng: cho uống amoxicillin pha với liều 250ppm cho 3 - 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng chlortetracycline với liều 500ppm pha nước uống 4 - 5 ngày cũng cho hiệu quả (Hafez, 1996). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng điều trị bằng amoxicillin không còn hiệu quả (Marien et al., 2006). Trong một vài trường hợp, tiêm tetracycline và penicillin cũng cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 68 chủng ORT phân lập được tại Mỹ cho kết quả mẫn cảm với ampicillin, erythromycin, penicillin, spectinomycin và tylosin. 54 trong tổng số 68 chủng phân lập mẫn cảm với neomycin, sarafloxacin và tetracycline (Nagaraja et al., 1998). Điều này cũng được kiểm chứng với các chủng phân lập được ở Đức; nhưng, tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn đáng kể đối với erythromycin và sarafloxacin khi so sánh với các chủng phân lập tại Mỹ.

Hình 4.16. Kết quả thử nghiệm tính mẫn cảm của ORT với kháng sinh

1) Enrofloxacin; 2) Ampicillin; 3) Ceftiofur; 4) Doxycycline; 5) Norfloxacin; 6) Erythromycin; 7) Kanamycin; 8) Tetracycline; 9) Flofenicol; 10) Colistin; 11) Tiamulin; 12) Streptomycin;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân lập vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale ORT và một số đặc điểm bệnh lý của bệnh trên gà ISA brown (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)