PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. BỆNH DO VI KHUẨN Ornithobacteriumrhinotracheal e ORT
2.2.4. Phòng và trị bệnh
2.2.4.1. Phòng bệnh
a. Phòng bệnh bằng văc xin
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm tiêm phòng bệnh bằng văc xin (văc xin sống, văc xin chết, văc xin tái tổ hợp và văc xin dưới đơn vị). Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình tiêm phòng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Năm 1999, khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên gà hướng thịt cho thấy: dùng văc xin đơn giá đã kích thích tạo kháng thể bảo hộ trong thời gian ngắn (Hafez et al., 1999). Năm 2000, một nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm chủng văc xin sống qua đường mũi cho đàn gà 6 tuần tuổi và văc xin chết qua đường tiêm dưới da; sau đó, người ta đã tiến hành thử thách bằng cách tiêm vi khuẩn sống ORT qua đường khí quản tại thời điểm 14 và 21 tuần tuổi. Kết quả cho thấy: hiện tượng viêm túi khí và viêm phổi ít xảy ra hơn ở đàn gà được tiêm phòng so với đàn gà không được tiêm phòng sau khi được thử thách bằng chủng vi khuẩn sống và khi tiến hành phân lập lại chủng vi khuẩn ORT từ không được tiêm phòng văc xin, đàn đã được thử thách nhưng không được tiêm phòng văc xin, đàn được thử thách hoặc từ đàn không được thử thách (Sprenger et al., 2000). Mặt khác, khi tiến hành tiêm văc xin vô hoạt cho gà thịt đã cho hiệu quả cao (Van Empel et al., 1998; Van Veen et al., 2004); nhưng, lại không hiệu quả đối đối với hầu hết đàn gà thương phẩm. Năm 2005, trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: khi tiêm văc xin sống cho đàn gà giúp chúng có khả năng đáp ứng miễn dịch chéo chống lại các chủng ORT khác nhau (Schuijffel et al., 2005). Như vậy, việc tiêm phòng bằng văc xin chưa mang lại hiệu quả cao; chưa bảo hộ được cho các giống gà, các lứa tuổi cũng như phương thức chăn nuôi.
Tại Việt Nam cũng chưa có văc xin thương mại hóa để tiêm phòng cho toàn đàn mà chủ yếu khi dịch bệnh xảy ra dùng kháng sinh để điều trị. Vì vậy, để giảm thiểu tình hình dịch bệnh xảy ra, chúng ta cần chú trọng và nâng cao khâu quả lý đàn; áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học…
b. Phòng bệnh bằng phương pháp quản lý và chăm sóc
ORT gây bệnh với tỷ lệ bùng phát thành dịch khá cao và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sinh học nên được sử dụng để ngăn chặn gây lan ra toàn đàn. Tuy nhiên, sau khi toàn trang trại đã bị nhiễm, ORT trở thành dịch địa phương đặc biệt ở các trang trại gà có nhiều lứa gà trong cùng một khu vực và trại chăn nuôi với mật độ lớn (Hafez et al., 2003; Roepke et al., 1998).
2.2.4.2. Điều trị bệnh
Phương pháp điều trị gia cầm mắc bệnh do ORT bằng kháng sinh là một điều rất khó bởi rất nhiều chủng ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh như: amoxicillin, ampicillin, doxycycline, enrofloxacin, flumequine, gentamycin, lincomycin, tetracycline và tylosin (Devriese et al., 1995; Malik et al., 2003; Marien et al., 2006; Soriano et al., 2003; Van Empel et al., 1997; Van Veen et al., 2001).
Tính nhạy cảm với kháng sinh có thể phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Ví dụ: ở một quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với loại kháng sinh đó (Van Empel et al., 1998).
Năm 1996, trong một báo cáo đã chỉ ra rằng: cho uống amoxicillin pha với liều 250ppm cho 3 - 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng chlORTetracycline với liều 500ppm pha nước uống 4 - 5 ngày cũng cho hiệu quả (Hafez, 1996). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị bằng amoxicillin không còn hiệu quả (Marien et al., 2006). Trong một vài trường hợp, tiêm tetracycline và penicillin cũng cho hiệu quả cao.
Mặt khác, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 68 chủng ORT phân lập được tại Mỹ cho kết quả mẫn cảm với ampicillin, erythromycin, penicillin, spectinomycin và tylosin. 54 trong tổng số 68 chủng phân lập mẫn cảm với neomycin, sarafloxacin và tetracycline (Nagaraja et al., 1998). Điều này cũng được kiểm chứng với các chủng phân lập được ở Đức; nhưng, tỷ lệ mẫn cảm
thấp hơn đáng kể đối với erythromycin và sarafloxacin khi so sánh với các chủng phân lập tại Mỹ.