1.2.3.1. Nguyên nhân tạo lỗi
Theo quan điểm phân tích lỗi hiện đại, lỗi là kết quả của quá trình người học khám phá tích cực ngôn ngữ đích. Vì vậy, các nguyên nhân của lỗi cũng được quy về các chiến lược mà người học áp dụng trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Chiến lược học (learning strategies) và chiến lược giao tiếp (communication strategies) là những chiến lược thường được áp dụng nhất.
(1) Chiến lƣợc học (learning strategies)
Hai chiến lược học mà người học thường sử dụng nhất là chuyển di và vượt tuyến.
a. Chuyển di (Transfer)
Trong quá trình học nói chung, chuyển di là sự áp dụng những hiểu biết có trước trong tình huống này vào việc học trong tình huống khác. Chuyển di tích cực là việc học trong tình huống A tạo điều kiện thuận lợi cho việc học trong
tình huống B. Chuyển di tích cực là những hiểu biết trong tình huống A ảnh hưởng không tốt tới việc học trong tình huống B.
Chuyển di ngôn ngữ là chiến lược mà người học áp dụng trong những tri thức có sẵn về ngôn ngữ nguồn vào việc hình thành những giả thuyết về ngôn ngữ đích. Hai dạng của chuyển di đều có thể xuất hiện.
Chuyển di tiêu cực, được biết đến như là sự giao thoa, là việc áp dụng những mẫu hoặc quy tắc của ngôn ngữ nguồn để tạo nên những câu mới, kết cấu mới của ngôn ngữ đích nhưng dẫn đến lỗi hoặc hiện tượng không phù hợp.
Tuy nhiên trong quá trình chuyển di này cũng có sự thay đổi như sau: lỗi giao thoa thường xuất hiện nhiều với sinh viên bắt đầu học hơn là sinh viên ở trình độ trung cấp. Người mới bắt đầu học do có ít tri thức về ngôn ngữ đích nên ít chịu ảnh hưởng từ những quy tắc của ngôn ngữ đích. Vì vậy, người học sẽ ứng dụng nhiều tri thức tiếng mẹ đẻ của mình, đó là nguyên nhân gây ra lỗi giao thoa.
b. Vượt tuyến (Overgeneralization)
Vượt tuyến là chiến lược mà người học nới rộng việc sử dụng những quy tắc ra khỏi phạm vi cho phép.
Tuy nhiên, vượt tuyến là một chiến lược cơ bản có thể xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực chứ không chỉ trong ngôn ngữ. Trong logic học, hiện tượng này gọi là hiện tượng loại suy. Để tìm hiểu thế giới chúng ta cần quy các đơn vị vào một số phạm trù, trên cơ sở phạm trù này, chúng ta sẽ xây dựng nên các quy tắc có thể tiên đoán được những đơn vị khác nhau sẽ tác động đối với nhau như thế nào. Tuy nhiên, đôi khi những tiên đoán này sẽ sai, có thể vì ta không tính đến trường hợp ngoại lệ hoặc một quy tắc khác cho trường hợp mà ta đã nhầm tưởng là giống với trường hợp của quy tắc trước.
Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu đã nhận xét rằng
của các em chỉ thực sự vững chắc khi các em đã nắm chắc các tên gọi của các sự vật ngoại giới. Một cách không tự giác người lớn bắt đầu việc dạy dỗ cho trẻ nhỏ bằng việc dạy các tên gọi. Và chính trẻ nhỏ cũng dường như bị thúc đẩy một cách không cưỡng nổi bởi nhu cầu đặt tên cho các sự vật mà các em muốn nhận
thức hoặc đã nhận thức được” [Đỗ Hữu Châu 1998: 158].
(2) Chiến lƣợc giao tiếp
Chiến lược giao tiếp là cách người học thường áp dụng khi họ chưa có đủ tri thức ngôn ngữ cần thiết. Để cố gắng giao tiếp, một người học có thể tạo ra những câu sai ngữ pháp nhưng vẫn phục vụ được mục đích giao tiếp tức thời của mình. Chiến lược giao tiếp thông thường là: Giải thích, Vay mượn, Yêu cầu trợ giúp, Ngôn ngữ cử chỉ và Tránh nói.
1.2.3.2. Quá trình phân tích lỗi
Pit Corder đã nêu ra ba giai đoạn trong quá trình phân tích lỗi
- Giai đoạn 1: Nhận diện lỗi
- Giai đoạn 2: Miêu tả lỗi
- Giai đoạn 3: Giải thích lỗi
(1) Nhận diện lỗi
Pit Corder đã đưa ra nhận định “tất cả các câu trong ngôn ngữ của người
học đều coi là có thể sai cho đến khi xác minh được chúng”. Ví dụ với câu hỏi
“Where are you from?” mà người học lại trả lời là “I am a student”. Những câu trả lời sai như vậy được gọi là sai tiềm tàng trái với câu sai lộ rõ. Việc giải nghĩa những câu sai tiềm tàng phải được đặt dưới ánh sáng của ngữ cảnh. Đối với trường hợp câu sai lộ rõ, tức là một câu sai về quy tắc hình thức của ngôn ngữ đích, chúng ta phải hiểu được người học muốn nói gì. Trong trường hợp ta chưa hiểu người học muốn nói gì thì ta phải biết người học muốn nói gì bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Nếu chúng ta có thể biết được người học muốn nói gì bằng tiếng mẹ
đẻ của họ, câu đó lại được dịch sang ngôn ngữ đích một cách chính xác cả về nội dung lẫn hình thức. Như vậy ta có thể so sánh câu này với câu gốc mà người học đã sai. Theo Pit Corder, tại điểm cuối của giai đoạn nhận diện câu sai và đưa ra câu được chữa ta có hai câu: một câu sai và một câu đúng- đã được chữa, mà về bản chất thì chúng cùng muốn biểu thị chung một ý nghĩa.
(2) Miêu tả lỗi
Trong giai đoạn một chúng ta có một cặp câu: một câu sai và một câu được chữa hay nói theo cách khác là một câu trong ngôn ngữ trung gian và một câu trong ngôn ngữ đích. Đây chính là ngữ liệu để miêu tả. Phương pháp so sánh song ngữ sẽ được dùng chủ yếu để miêu tả. Theo Nguyễn Thiện Nam thì ngôn ngữ trung gian và ngôn ngữ đích được miêu tả bằng những phạm trù chung và quan hệ chung.
(3) Giải thích lỗi
Pit Corder cho rằng: “Chúng ta không thể sử dụng bất cứ nguyên tắc nào
trong các câu của ngôn ngữ người học để cải tiến việc giảng dạy trừ phi chúng
ta hiểu được vì sao chúng xuất hiện và xuất hiện như thế nào” [Corder, S.P
1973:169]. Có hai cách giải thích về nguyên nhân của các câu trong ngôn ngữ trung gian: cách thứ nhất cho rằng người học mang sang ngôn ngữ thứ hai những thói quen trong tiếng mẹ đẻ của họ. Những thói quen này ngăn cản người học trong việc thụ đắc những thói quen mới. Cách giải thích này thuộc quan điểm coi ngôn ngữ như một loại cấu trúc hành vi. Cách thứ hai cho rằng việc học ngoại ngữ là một hoạt động tri nhận, hình thành các giả thuyết và xử lý ngữ liệu. Theo quan điểm này, lỗi là dấu hiệu của những giả thuyết, là chiến lược mà người học áp dụng để cấu trúc ngôn ngữ đích. Quan điểm này cho rằng lỗi là bộ phận đương nhiên, không thể thiếu trong quá trình học ngoại ngữ. Như vậy việc miêu
tả các câu sai nếu tiến hành được tốt sẽ đóng góp trực tiếp vào việc đo lường tri thức ngôn ngữ đích của người học tại một thời điểm trong quá trình học.
1.3. Tiểu kết
Trong ngôn ngữ học, giới từ là từ loại được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Ở tiếng Anh cũng như tiếng Việt, giới từ đều được coi là lớp từ không có ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa chân thực, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp; dùng để biểu thị mối liên hệ nối kết giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu. Tuy nhiên, do đặc trưng về loại hình nên giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Anh cũng có những đặc điểm riêng biệt bên cạnh những điểm chung. Điều này chi phối ít nhiều tới cách sử dụng, đặc biệt là trong quá trình dạy và học tiếng như một ngoại ngữ. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà các nhà Việt ngữ học hay Anh ngữ học phân chia giới từ thành các nhóm khác nhau, song đa phần đều khá thống nhất trong việc phân chia giới từ thành các tiểu loại dựa vào chức năng của chúng. Theo đó, giới từ được chia thành các nhóm chính: giới từ chỉ địa điểm, giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ mục đích, giới từ chỉ cách thức,…
Trong việc dạy học ngoại ngữ, vấn đề về lỗi – error (phân biệt với lầm -
mistake) được coi là vấn đề trung tâm trong thụ đắc ngoại ngữ. Đó là vật cản tất
yếu của một người đang trong quá trình học. Về nguồn gốc tạo lỗi, có thể là do lỗi giao thoa hoặc lỗi tự ngữ đích. Về nguyên nhân tạo lỗi, có thể là do chiến lược học (chuyển di, vượt tuyến), chiến lược giao tiếp khi chưa đủ tri thức ngôn ngữ cần thiết. Do đó, việc nhận diện, miêu tả, giải thích các lỗi ngôn ngữ nói chung, lỗi giới từ nói riêng sẽ giúp người học xây dựng được những chiến lược học tập hiệu quả, tích cực, rút ngắn thời gian tìm hiểu và tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai.
Trên cơ sở quan niệm về giới từ, về lỗi trong quá trình học ngoại ngữ, chương tiếp theo của luận văn sẽ đi vào tìm hiểu và đánh giá thực trạng mắc lỗi giới từ của sinh viên Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 2