e) Like, as: Cả hai giới từ này đều có nghĩa là như Like chỉ sự so sánh giống nhau còn as chỉ bản chất sự việc vốn sẵn là như vậy.
3.2. Giải pháp khắc phục nguyên nhân gây lỗi xét từ góc độ ngữ nghĩa
Những người học ngoại ngữ đều có nền tảng kiến thức là tiếng mẹ đẻ, việc hiểu biết về chính ngôn ngữ bản địa của mình sẽ giúp người học hình thành tư duy đối chiếu và bản chất tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, người học lại bị chính tư duy và cấu trúc của tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng đến quá trình học ngoại ngữ của mình. Những lỗi này nằm ở giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ khi kiến thức về tiếng Anh chưa được nhiều và rõ ràng nên việc áp đặt cấu trúc, ngữ nghĩa vào trong quá trình học gây ra lỗi.
Sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ một phần nguyên nhân là do tri nhận văn hóa của hai dân tộc là khác nhau, đặc biệt với giới từ. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, giới từ thường bị dùng lỗi do tri nhận của hai ngôn ngữ khác nhau đặc biệt là điểm nhìn trong quan niệm không gian cư trú, bao bọc như ví dụ in- under đã trình bày ở chương hai. Ví dụ:
Người Anh dùng: in the sky
Người Việt dùng: under the sky
Trong quan niệm của người Việt thì bầu trời là cao nhất và tất cả đều ở dưới nó. Tuy nhiên đối với người Anh, bầu trời bao trùm và tất cả mọi vật đều ở trong nó.
Trong tiếng Việt dùng từ lên với trường hợp từ đông sang tây vì địa hình
của chúng ta cao dần từ đông (đồng bằng) đến tây (miền núi) mà tiếng Anh
không sử dụng up vào trong những trường hợp như vậy. Khi mô tả quan hệ trên
– on người Anh luôn ý thức đến nét nghĩa có tiếp xúc giữa đối tượng định vị và
đối tượng quy chiếu, ví dụ: phân biệt on- above- over . Trong khi đó tiếng Việt
Việc không thể phân biệt được các trường hợp in the middle of (ngay giữa hai đối tượng quy chiếu), between (ở giữa hai đối tượng quy chiếu), among (giữa 3 hoặc nhiều đối tượng quy chiếu) là do người Việt không phân biệt các trường
hợp như trên mà nói chung bằng từ giữa. Đối với người Anh thì khi định vị đối
tượng định vị với hai hay nhiều đối tượng quy chiếu, người Anh luôn phân biệt vị trí ngay giữa hoặc chỉ nằm ở trong khoảng cách hoặc phạm vi được giới hạn bởi hai hay nhiều đối tượng quy chiếu. [Trần Quang Hải 2001: 86]
Người Anh và người Việt đều có chung quan niệm lấy con người là trung tâm trong việc áp đặt khung quy chiếu theo những đặc tính của con người cho các sự vật khác, cùng chung cách lựa chọn theo điểm nhìn để mô tả các mối quan hệ không gian.
Trong quá trình học học viên bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh. Dạng này thường mắc phải ở giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ khi mà tiếng mẹ đẻ còn ảnh hưởng quá mạnh và ngoại ngữ cần một ngôn ngữ trung gian diễn đạt gần với nó để tiện cho việc đối chiểu giữa hai ngôn ngữ. Những lỗi sai kiểu này tạm chấp nhận được để người học có thể làm quen với ngoại ngữ, sau đó đến giai đoạn sau, những lỗi sai đó được khắc phục dần dần qua việc tìm hiểu được cấu trúc ngữ nghĩa của ngoại ngữ đó. Giới từ cũng vậy, ban đầu người học có thể vấp phải những lỗi giới từ về cấu trúc và ngữ nghĩa, nhưng trong quá trình điều chỉnh so sánh đối chiếu với tiếng Anh, nhận ra bản chất sự khác nhau từ đó tự sửa lỗi và lỗi càng giảm dần trong quá trình sử dụng.
Để khắc phục những lỗi này trúc giáo viên thường phải nhấn mạnh cho học viên nắm vững những lý thuyết cơ bản cách sử dụng giới từ trong tiếng Anh
cần phải có những kiến thức cơ bản hoặc trí nhớ tốt, tự rèn luyện cho mình khả năng nhớ cấu trúc (vị trí giới từ, động từ đi kèm với giới từ).
Ví dụ:
– Giới từ thường đặt trước danh từ hoặc đại từ: She went to school at the
age of six. (Sáu tuổi cô ấy đi học.)
– Giới từ cũng có thể đứng sau động từ (trừ sau “but” và “except”) và động từ sau nó phải để ở dạng V-ing: They succeeded in escaping. (Họ đã
trốn thành công.)
– Trong những trường hợp dưới đây (dùng đại từ quan hệ), giới từ có thể
đặt trước đại từ hoặc đặt ở cuối câu: To whom were you talking? (Bạn đang nói
chuyện với ai thế?), Who were you talking to? (Ai đang nói chuyện với bạn
thế?), The people with whom I was travelling (Tôi đi du lịch với nhóm người đó),
The people I was travelling with (Nhóm người đó tôi đi du lịch cùng).
– Giới từ cũng có thể là một cụm từ như: in spite of, on account of, in front
of, for the sake of… hay như một số động từ không đi kèm với giới từ học
viên cần phải nhớ như: love, discuss, enter, reach, marry…
Tuy nhiên ngoài việc nhớ các cấu trúc học viên cũng chủ động hiểu được rõ những nét nghĩa cơ bản của giới từ qua đó thông qua những tri nhận đã được tích lũy khi tiếp xúc với tiếng Anh học viên có thể biết được việc dùng giới từ như thế nào cho đúng ngữ cảnh. Lỗi sai ngữ nghĩa xuất hiện khi học viên không nắm được ý nghĩa chính của giới từ qua đó có thể xác định được những nét nghĩa phái sinh trong quá trình sử dụng. Việc này sẽ giúp cho học viên nhớ được giới từ nhiều hơn là việc học chay bình thường.
Sau đây là những nét nghĩa của bảy giới từ thông dụng:
About:
Khắp nơi, quanh quẩn. Ví dụ: He walked about the yard. (Hắn đi quanh sân.)
Khoảng chừng. Ví dụ: It is about 3 km. (Độ khoảng 3km)
Về. Ví dụ: What do you think about that? (Bạn nghỉ gì về điều đó?)
Against:
Chống lại, trái với. Ví dụ: struggle against,... (Đấu tranh chống lại)
Đụng phải. Ví dụ: He ran against the trunk. (Hắn chạy đụng vào gốc cây.)
Dựa vào. Ví dụ: I placed her her against the trunk. (Tôi để cô ấy dựa vào
gốc cây.)
So với. Ví dụ: The class now has 50 students against 40 last years. (Lớp
có 50 học sinh so với 40 học sinh năm ngoái.)
Chuẩn bị, dự trù. Ví dụ: I saved $2,000 against my study. (Tôi để dành 2.000 đô chuẩn bị cho việc học năm sau.)
At
Tại (nơi chốn). Ví dụ: The teacher is at the desk. (Cô giáo đang ở tại bàn
làm việc.)
Lúc (thời gian). Ví dụ: I get up at 6.00. (Tôi thức dậy lúc 6 giờ.)
Thành ngữ chỉ trạng thái.
Ví dụ: At work : đang làm việc
At play : đang chơi
At oen's prayers : đang cầu nguyện
At ease : thoải mái
At war : đang có chiến tranh
At peace : đang hòa bình
Thành ngữ chỉ chiều hướng. Ví dụ: Rush at sb (Lao về phía ai)
Thành ngữ chỉ số lượng. Ví dụ: I estimated the class at 50. (Tôi ước tính lớp học chừng 50 người.)
BY:
Kế bên, cạnh. Ví dụ: I sat by her. (Tôi ngồi cạnh cô ấy)
Trước. Ví dụ: You must come here by ten o'clock. (Bạn phải đến đây trước
10 giờ.)
Ngang qua. Ví dụ: She passed by my house. (Cô ấy đi ngang qua nhà tôi.)
Bởi. Ví dụ: The cake was made by me. (Cái bánh được làm bởi tôi.)
Ở chỗ. Ví dụ: I took her by the hand. (Tôi nắm tay cô ấy.)
Theo. Ví dụ: Don't judge people by their appearances. (Đừng xét người theo bề ngoài.)
Chỉ sự đo lường. Ví dụ: They sell beer by the litter. (Họ bán bia tính theo
lít.)
Một số thành ngữ:
Little by little : dần dần
Day by day : ngày qua ngày
Two by two : từng 2 cái một
By mistake : do nhầm lẫn.
Learn by heart : học thuộc lòng.
FOR
Vì , cho. Ví dụ: I bring something for you. (Tôi mang vài thứ cho anh.)
Chỉ thời gian. Ví dụ: I have lived here for two years. (Tôi đã sống ở đây
được 2 năm.)
Chỉ nguyên do. Ví dụ: I was punished for being lazy. (Tôi bị phạt vì lười.)
Chỉ sự trao đổi. Ví dụ : I paid $3 for that book. (Tôi trả 3 đô la để mua quyển sách đó.)
FROM
Từ (một nơi nào đó). Ví dụ: I went from home. (Tôi từ nhà đến đây.)
Chỉ nguồn gốc. Ví dụ : I am from Hanoi. (Tôi từ Hà Nội đến.)
Từ + thời gian. Ví dụ : From Monday to Saturday. (Từ thứ hai đến thứ bảy.)
Chỉ sự khác biệt. Ví dụ: I am different from you. (Tôi khác với bạn.)
Chỉ nguyên nhân.: Ví dụ: I suffer from headaches. (Tôi bị nhức đầu.)
IN
Chỉ địa điểm: in the garden, in a building, in London.
Chỉ thời gian
Buổi trong ngày : in the moning
Tháng, mùa, năm, thế kỷ và những thời gian dài: in May, in spring, in
2008, in the 19th century, in the Ice Age.
Chỉ trạng thái
Be in debt : mắc nợ
Be in good health : có sức khỏe
Be in danger : bị nguy hiểm
Be in bad health : hay đau yếu
Be in good mood : đang vui vẻ
Be in tears : đang khóc
Một số thành ngữ khác
In such case: trong trường hợp như thế
In short, in brief : tóm lại
In other words : nói cách khác
In one word : nói tóm lại
In all: tổng cộng
In general : nói chung
In particular : nói riêng
Ta có thể lập bảng so sánh các giới từ hay gây nhầm lẫn để ghi nhớ: Ví dụ:
Hình 3.1 Tam giác phân biệt giới từ in, on, at