ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH KONTUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại tỉnh kon tum (Trang 43 - 47)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH KONTUM

ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum)

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng quốc Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai;Nằm ở ngã ba Đơng Dƣơng, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây.

b. Địa hình

Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đơng tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp.

c. Khí hậu

Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khơ.Mùa khơ, gió chủ yếu theo hƣớng đơng bắc, nhƣng vào mùa mƣa, gió chủ yếu theo hƣớng tây nam.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Kon Tum đã bƣớc đầu phát triển đồng bộ trên mọi lĩnh vực, để tìm hiểu tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế - giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2013 - 2016 của tỉnh Kon Tum theo giá so sánh năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trƣởng % 7,79 7,27 8,29 8,06 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 8.986 9.640 10.442 11.284 Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 2.000 2.221 2.462 2.736 Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp Tỷ đồng 2.501 2.608 2.753 2.868 Thƣơng mại - Dịch vụ Tỷ đồng 3.789 4.066 4.435 4.837

Thời kỳ 2013 - 2016, kinh tế tỉnh chuyển hẳn từ chỗ dựa chủ yếu vào nông nghiệp và một số ngành công nghiệp - tiểu thu công nghiệp sang nền kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng có tốc độ phát triển nhanh.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Công nghiệp - Xây dựng 22,45 22,55 23,06 23,92

Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp 31,21 30,56 30,22 28,96

Thƣơng mại - Dịch vụ 38,59 39,17 39,14 39,63

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum)

Từ bảng 2.2 chúng ta thấy từ năm 2013 đến năm 2016, cơ cấu giá trị sản xuất các ngành Nông, lâm, ngƣ nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Thƣơng mại và Dịch vụ thay đổi từ cơ cấu 22,45% - 31,21% - 38,59% chuyển sang cơ cấu 23,92% - 28,96% - 39,63%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trung bình mỗi năm tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng thêm đƣợc gần 0,1% trong cơ cấu GDP.

2.1.3. Đặc điểm về xã hội

a. Đơn vị hành chính

Tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 09 huyện, bao gồm thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Ia H Drai với 97 xã, phƣờng, thị trấn.

b. Đặc điểm về dân số và lao động

Phần lớn dân số sống ở nông thôn, trong đó khoảng hai phần ba sinh sống dựa vào nghề nông; dân số sống ở khu vực đô thị tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum.

Bảng 2.3. Dân số và nguồn lao động tỉnh Kon Tum các năm 2013-2016

ĐVT: Người

STT Năm Dân số Nguồn lao

động Lao động đang làm việc 1 2013 473.251 275.114 272.348 2 2014 484.215 285.458 281.080 3 2015 495.876 293.238 290.749 4 2016 507.386 304.103 302.658

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum)

Năm 2013 tồn tỉnh có 473.251 ngƣời, đến năm 2016 dân số toàn tỉnh là 507.386 ngƣời. Với nguồn lao động dồi dào, dân số trong tuổi lao động (15- 60) năm 2016 nguồn lao động chiếm 59,93% dân số của tỉnh.

2.1.4. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum

BHXH tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh Kon Tum, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; quản lý và sử dụng quỹ; thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Ngành; Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Kon Tum.

Năm 2016 ngành BHXH tỉnh Kon Tum có tổng số cán bộ, công chức, viên chức là: 233 ngƣời, (trong đó Văn phịng BHXH tỉnh là 97 ngƣời, chiếm 41,63% số cán bộ cơng chức, viên chức tồn ngành)

Bảng 2.4. Thực trạng cán bộ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016

Đơn vị tính: người

Nội dung Số lƣợng công chức, viên chức

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số 209 221 226 233

Phân theo trình độ

- Trung cấp, cao đẳng 28 24 24 22

- Đại học, sau đại học 166 178 183 186

(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum)

Nhìn chung số lƣợng cơng chức viên chức ngành có xu hƣớng tăng dần từ năm 2013 đến năm 2016. Cơ cấu cán bộ hiện nay theo chức danh trong đó số cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học là 211 ngƣời, chiếm trên 90,55%, số còn lại là cao đẳng và trung cấp. Tỷ lệ này ngày càng cao và cũng là lực lƣợng cán bộ nịng cốt để hồn thành nhiệm vụ đặt ra

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại tỉnh kon tum (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)