.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 35 - 37)

2 .Những cơ sở lý luận chung về stress

2.2.3 .Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên

Chúng ta thường ví tuổi vị thành niên như sự ra đời lần thứ 2 bởi mọi thứ đều khác trước. Đây là quãng đời diễn ra với những “biến cố” rất đặc biệt, khiến vị thành niên có một vị trí xã hội mới: không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải là người lớn, là giai đoạn đặc trưng của lứa tuổi dậy thì ở nam và nữ nhất là vào tuổi 12,13 đến 15,16. Nổi bật là sự phát triển của quá trình phát dục và sự nhảy vọt về chiều cao. Trong giai đoạn này, ngực, lông nách, ở bộ phận sinh dục của các em gái phát triển, đồng thời xuất hiện kinh nguyệt. Ở các em trai, ngực bắt đầu nở nang, những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển và cuối cùng là sự xuất tinh báo hiệu sự chín muồi của quá trình phát dục.

Những thay đổi ở trên làm cho vị thành niên có ấn tượng sâu sắc rằng : “mình không còn là trẻ con nữa”, vì vậy các em có nguyện vọng và ý muốn được

đối xử như người lớn. Vị thành niên có tâm lý “phóng đại” các năng lực của mình, thường đánh giá cao hơn hiện thực. Điều này thường thể hiện dưới dạng ngang bướng, tỏ ra “anh hùng”, “bất cần” trước những việc làm hằng ngày cũng như những thất bại mà vị thành niên trải nghiệm.

Một điểm đặc trưng khác ở tuổi vị thành niên cũng có liên quan đến sự phát triển giới tính. Sự dậy thì đã kích thích ở tuổi vị thành niên mối quan tâm đến người khác giới, làm nảy sinh những rung cảm, xúc cảm giới tính mới lạ. Quan hệ với các bạn khác giới tuổi vị thành niên không “hồn nhiên”, “vô tư” như các trẻ con nữa. Các em trai, em gái nhất là ở lứa tuổi 13-15 xử sự một cách thẹn thùng, kín đáo, tế nhị với nhau. Những biểu hiện giới tính này che giấu một cách bí mật, nhưng cũng có lúc lại biểu lộ một cách ồn ào, suồng sã, thiếu tự nhiên. Lúc đầu sự quan tâm tới người khác giới của nhiều em nam có xu hướng tràn lan và được biểu hiện dưới dạng hay “gây sự” với các em gái. Về sau những mối quan hệ này thay đổi xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn. ở một số em điều đó bộc lộ rõ và trực tiếp, một số em khác được che dấu bằng thái độ thờ ơ, giả tạo, “khinh khỉnh” đối với giới khác. Hành vi của những xúc cảm, tình cảm với bạn khác giới có tính hai mặt: vừa quan tâm đến nhau nhưng lại vừa phân biệt nam, nữ. Các em gái thường quan tâm đến vấn đề ai thích ai. Chúng rất hay quan sát và trao đổi vấn đề trên với nhau tạo nên một bầu không khí bí mật rất lý thú. Nhìn chung những rung cảm giới tính ban đâù của tuổi vị thành niên là trong sáng. Các em chỉ thoả mãn tâm trạng này bằng mối thiện cảm nho nhỏ, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến…Tuy nhiên, có một số vị thành niên lao vào con đường yêu đương quá sớm chính vì trong các hoàn cảnh cụ thể các em không làm chủ được bản thân, bị lôi kéo, bị kích thích bởi những văn hoá phẩm thiếu lành mạnh hoặc do những hậu quả giáo dục không tốt của người lớn.

Ở tuổi này, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi vị thành niên không làm chủ được bản thân, xúc động mạnh gây

ra sự mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải và thờ ơ có chu kỳ của tuổi vị thành niên. Ví dụ các em làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức làm chưa bền, chưa dẻo dai. Các em thường dễ bị kích thích, bị lôi kéo nên có thể sa vào các “nhóm tự phát” các “băng đảng” có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ. Chúng ta thường thấy các em có những “ nỗi buồn vẩn vơ”, những sự trễ nải, thờ ơ có tính chu kỳ (nhất là ở em gái) nếu không được người lớn quan tâm kịp thời, cư xử khéo léo có thể dẫn đến chỗ vị thành niên tuyệt vọng và hành động thiếu suy nghĩ.Vì vậy sự quan tâm của gia đình, sự giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)