.Những Nguyên nhân gây stres sở tuổi vị thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 67)

Ở lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều các nguyên nhân gây nên stress, các nguyên nhân này thuộc các nguyên chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ nêu ra thứ bậc của 10 nguyên nhân gây stress cao nhất ở mỗi độ tuổi

-Thứ bậc của 10 nguyên nhân gây stress nhiều nhất ở độ tuổi 10-14:

1.Không được quan tâm chia sẻ :19 trẻ - 32,8%.

2.Gia đình xung đột cãi nhau :11 trẻ-19%.

3.Xung đột với bạn học:9 trẻ-15,5%.

4.Bị gia đình kỳ vọng quá nhiều :8 trẻ13,8%.

5. Hạn chế về kiến thức trong học tập:8 trẻ 13,8%.

6.Chuyển biến tâm lý lứa tuổi: 7 trẻ-12,1%.

7.Bị phân biệt đối xử trong gia đình:7 trẻ -12,1%.

8.Gia đình có cha mẹ kế, cha mẹ ngoại tình: 6trẻ-10,3%.

9. Bị bạn bè cô lập: 6 trẻ – 10,3%.

10. Sự chuyển biến sinh lý lứa tuổi: 4 trẻ-6,9%.

-Thứ bậc của 10 nguyên nhân gây stress nhiều nhất ở độ tuổi 15-18 (tỷ lệ phần trăm của 142 trường hợp) là:

1.Không được quan tâm chia sẻ: 39 trẻ-27,5%.

2.Định hướng giá trị (quan niệm về tình yêu, tình bạn, giải trí, ước mơ..):39 trẻ- 27,5%.

3.Những chuyển biến về tâm lý lứa tuổi: 29 trẻ-20,4%.

4.Gia đình xung đột cãi nhau: 21 trẻ-14,8%.

5.Bị bạo lực về tinh thần trong gia đình : 21 trẻ -14,8%.

6.Những chuyển biến về sinh lý: 15 trẻ -10,6 %.

7.Bị kỳ vọng quá nhiều :14trẻ-9,9%.

8.Gia đình ly hôn ly tán :13 trẻ-9,2%.

9.Bị điểm kém: 13trẻ-9,2%.

Như vậy, 2 nhóm tuổi có sự giống nhau về nguyên nhân gây stress ở thứ bậc cao nhất “không được quan tâm chia sẻ”. Các nguyên nhân dẫn đến stress của cả 2 nhóm tuổi phần lớn xuất phát từ gia đình với 5/10 nguyên nhân cho mỗi nhóm tuổi. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau về thứ bậc của các nguyên nhân đó ở mỗi nhóm tuổi. Nếu như ở lứa tuổi 10-14 nguyên nhân thứ 2 dẫn đến stress là do các em phải sống trong “gia đình có xung đột cãi nhau” thì lứa tuổi 10-15 bị stress có nguyên nhân ở thứ bậc 2 là “định hướng giá trị”. Sở dĩ như vậy vì lứa tuổi 15-18 bắt đầu thích thể hiện cái tôi rõ rệt hơn, là lứa tuổi có nhiều chuyển biến về tâm -sinh lý, cũng do sự chuyển biến này, các em hành thành những quan niệm tình yêu, tình bạn, tình dục,….Nếu như các em không được sự định hướng rõ ràng sẽ dẫn đến dễ bị lệch lạc trong suy nghĩ. Hiện tượng quan hệ tình dục ở lứa tuổi này là một ví dụ, do sự tò mò của lứa tuổi, bản tính thích khám phá những cái mới lạ, việc tiếp cận với văn hóa phẩm đồi trụy rất dễ dàng, nhưng lại chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm để làm chủ bản thân, nhiều em ở lứa tuổi này đã có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nên dẫn đến mang thai, lo lắng không biết xử lý như thế nào. Bên cạnh đó, một số các em nam, do bị các anh lớn tuổi rủ rê xem phim sex, lại muốn thể hiện “ta đây” có kinh nghiệm trong vấn đề tình dục, tò mò đi quan hệ với gái mại dâm không dùng bao cao su hoang mang không biết mình có bị lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục không, thậm chí nhiều em cũng không có đủ kiến thức để biết bệnh lây qua đường tình dục là bệnh gì.

- Trường hợp em trai 17 tuổi ở Quảng Ninh gọi đến Đường dây tư vấn với tâm trạng hoang mang “ Chị ơi! hôm qua em đi sinh nhật thằng bạn, chúng nó rủ đi hát karaoke ôm cũng với việc sử dụng bia em không làm chủ được bản thân đã quan hệ tình dục với gái của nhà hàng, nhưng bị rách bao cao su, em sợ quá không biết em có bị lây bệnh gì không và bao giờ em mới có thể xét nghiệm được HIV?”

Bản năng khám phá thôi thúc, nhưng lại chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để kiểm soát hậu quả của hành động, khi sự việc đã xảy ra các em mới bắt đầu tính đến những rủi ro dẫn đến những lo lắng, sợ hãi.

- Trường hợp em trai 16 tuổi ở Phú Thọ “ Cô ơi! cháu và đứa bạn gái học cùng lớp quan hệ tình dục với nhau bây giờ nó có thai, cháu không biết phải làm sao, nếu bố mẹ nó biết kiện cháu, cháu có bị vi phạm pháp luật không?vì cháu mới có 16 tuổi thôi”.

Với rất nhiều các lý do khác nhau dẫn đến các em có những suy nghĩ hành động chưa chuẩn mực so với lứa tuổi. Sự thiếu kỹ năng sống, không được cung cấp những kiến thức cơ bản về sức khoẻ sinh sản (SKSS), sự tiếp cận với những thông tin xấu một cách dễ dàng, các em hành động mà không lường trước những hậu quả, đến khi sự việc xảy ra hầu hết các em trở lên sợ hãi và hoang mang không biết xử lý như thế nào. Có những trường hợp các em ở những vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về khoa học hiện đại nên có những hành vi có thể liên quan tính mạng.

Trường hợp em gái 15 tuổi ở Hoà Bình – “em có quan hệ tình dục với bạn trai bây giờ bị mang thai, có người xui em ăn lá ngón để cho cái thai ra vậy có đúng không?”.

Cùng với lý do về sự phát triển tâm - sinh lý, nhiều em ở độ tuổi 15-18 có những rung động với các bạn khác phái, tuy nhiên, các em chưa có đủ độ chín chắn và kinh nghiệm nên hầu hết tình cảm của các em là tình cảm cảm tính, thích rồi yêu nhưng ngày mai có thể không thích, không yêu nữa dẫn đến những băn khoăn không biết phải nói với người bạn của mình sao cho bạn không hiểu nhầm và không làm tổn thương đến bạn.

Trường hợp em gái 15 tuổi – Hà Nội “ Cháu và 1 bạn trai trong lớp đã yêu nhau được 3 tháng nay, nhưng gần đây cháu thấy bạn ấy không phải là mẫu người mà cháu thích nữa, cháu muốn nói với bạn ấy để bạn ấy biết rõ về tình cảm của

cháu nhưng cháu lại sợ bạn bị tổn thương, cháu nghĩ mãi cả tuần nay rồi mà không biết nên nói như nào, cứ như này cháu không thể tập trung học được, cô cho cháu một lời khuyên”

Bên cạnh những “định hướng về giá trị” trong các mối quan hệ thì đồng thời lứa tuổi này đang phải đứng trước những lựa chọn khó khăn hơn vì các em lứa tuổi này có sự chuyển giao giữa các bậc học từ lớp 9 lên lớp 10, lớp 12 lựa chọn thi Đại học, lựa chọn thi trường nào? khối nào? khiến cho các em có những băn khoăn và nếu như không có sự định hướng và bản lĩnh vững vàng cùng với sự giúp đỡ của mọi người xung quanh các em rất dễ mắc stress.

Em gái 15 tuổi – Hà Nội: “ Cô ơi cháu không biết đăng ký vào học ban học nào? cháu thì thích học môn Văn nhưng cháu nghe mọi người nói học ban C sau này ra trường khó xin việc, nhưng ban A cháu lại không học được môn Hoá”.

Em gái 15 tuổi – Thái Bình – “ chị ơi sắp đến ngày thi vào cấp III rồi em không thể tập trung vào học được, nếu em trượt em sẽ chết mất”.

Khác với lứa tuổi 15-18, lứa tuổi 10-14 cái tôi chưa thể hiện mạnh mẽ, lứa tuổi vẫn mong muốn được cha mẹ lắng nghe chia sẻ, đặc biệt là tôn trọng, nếu như không được sự quan tâm đúng mức các em dẫn đến stress. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này ở phần nguyên nhân từ phía gia đình.

Sự khác biệt nữa về nguyên nhân dẫn đến stress ở 2 nhóm tuổi là : đối với nhóm tuổi 10- 14 có(3/10) nguyên nhân xuất phát từ trường học dẫn đến bị stress thì đối với nhóm tuổi 15-18 có 3/10 nguyên nhân xuất phát từ cá nhân.

Một điều đáng lưu ý, nguyên nhân dẫn đến stress bậc thứ 10 ở nhóm tuổi 15-18 là trẻ bị lạm dụng tình dục bởi thầy, cô giáo trong nhà trường. Một ví dụ điển hình cho nguyên nhân này tại Đường dây tư vấn:

Trường hợp em trai 17 tuổi- Đà Nẵng : “ Chị ơi! em lo lắng và khó xử quá! em học thêm tiếng Anh ở nhà cô giáo, cô giáo dạy rất giỏi em rất quý cô ấy, mỗi khi tan học cô thường nhờ em ở lại sửa giúp cô một số vật dụng trong gia đình vì

chồng cô là bộ đội thường 3 tháng mới được về 1 lần. Cách đây một tuần, trời mưa to mà lại muộn, cô nói em ở lại ngủ, đêm cô sang giường em ôm em, do không làm chủ được mình em và cô đã có quan hệ tình dục. Từ hôm đấy đến nay, mỗi lần đến lớp em không dám nhìn cô, em cũng đã bỏ học 2 buổi tiếng Anh, em không biết phải làm như thế nào? nếu bỏ học tiếng Anh thì em không thể tìm được cô giáo nào dạy tốt như vậy, nhưng nếu em tiếp tục đi học cô giáo mà lại làm như thế em biết phải làm sao?”

Như vậy so với lứa tuổi 10-14 nguyên nhân dẫn đến stress của lứa tuổi 15-18 phức tạp hơn, khó giải quyết hơn.

Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến stress ở 2 nhóm tuổi đều xuất phát từ gia đình. Nguyên nhân từ gia đình là vấn đề khó khăn mà tại Đường dây tư vấn chúng tôi đang gặp phải. Bởi, khi trẻ gặp phải vấn đề dẫn đễn stress có nguyên từ phía gia đình, trong những trường hợp các em chưa sẵn sàng đồng ý cho chúng tôi can thiệp vào gia đình thường chúng tôi chỉ giúp các em được đến bước 2 của tham vấn tức là chia sẻ với các em, còn để giải quyết được không phải chỉ một mình các em thay đổi đã đủ mà còn đòi hỏi sự tham gia hợp tác của gia đình.

3.2. Các nguyên nhân gây stress theo giới tính

Với đặc điểm tâm lý của 2 giới có những điểm khác nhau, vì vậy nguyên nhân dẫn đến stress của 2 giới cũng có thể có những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây chúng tôi cũng chỉ đưa ra kết quả của 10 nguyên nhân có thứ bậc cao nhất ở mỗi giới.

- Thứ bậc của 10 nguyên nhân gây stress nhiều nhất của nam giới:

1.Định hướng giá trị :14 trẻ- 43,8%

2.Chuyển biến tâm lý lứa tuổi:10 trẻ- 31,3%

3.Không được quan tâm chia sẻ:8 trẻ-25 %

4.Sự chuyển biến sinh lý lứa tuổi: 5 trẻ- 15,6%

6.Bạo lực tinh thần 4 trẻ-12,5%

7.Gia đình ly hôn, ly tán:4 trẻ-12,5%

8.Gia đình có cha mẹ kế, cha mẹ ngoại tình:4 trẻ-12.5%

9.Loạn luân:3 trẻ- 9,4%

10.Mối quan hệ bạn bè, yêu đương ngoài xã hội:3 trẻ-9,4%

-Thứ bậc của 10 nguyên nhân dẫn đến stress nhiều nhất ở nữ giới :

1.Không được quan tâm chia sẻ:50 trẻ-29,8%

2.Gia đình xung đột cãi nhau: 27 trẻ- 16,1%

3.Bạo lực tinh thần: 23- 13,7%

4.Bị gia đình kỳ vọng quá nhiều:19 trẻ-11,3%

5.Bị điểm kém:18 trẻ-10,7%

6.Gia đình ly hôn lý tán:17 trẻ- 10,1%

7.Xung đột với bạn học:16 trẻ -9,5%

8.Bị bạn bè cô lập 14 trẻ-8,3%

9.Bị hạn chế về kiến thức: 12 trẻ-7,1%

10.Bị phân biệt đối xử trong gia đình: 11 trẻ-6,5%

Như vậy, đối với các em nam có 3/10 nguyên nhân từ phía chủ quan, 6/10 nguyên nhân từ phía gia đình, 1 nguyên nhân từ mối quan hệ xã hội dẫn đến bị stress. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ “định hướng giá trị” chiếm thứ bậc cao nhất với tỷ lệ 43,8%, đồng thời 2 nguyên nhân cũng xuất phát từ phía chủ quan chiếm thứ tự 2 và 4 trong 10 nguyên nhân dẫn đến stress của các em.

Giống như các em nam, các em nữ cũng có 6/10 nguyên nhân xuất phát từ gia đình. Tuy nhiên, khác biệt so với các em nam, các em nữ bị stress nhiều nhất do các em “không được gia đình quan tâm chia sẻ”điều này lại một lần nữ cho thấy đối với nữ giới nhu cầu được chia sẻ là nhu cầu cao khi gặp phải những vấn đề khó khăc. Các thứ bậc tiếp theo ở mức cao dẫn đến stress của các em nữ cũng đều xuất phát từ những mối bất hoà trong gia đình: xung đột cãi nhau, bị bạo lực trong gia

đình, bị gia đình kỳ vọng quá nhiều. Bên cạnh đó, đối với các em nữ, nguyên nhân liên quan đến các yếu tố từ nhà trường cũng gây cho các em những stress, đây là điều khác biệt so với các em nam.

Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến stress ở các em nam là do cá nhân và sự bất hoà trong gia đình. Đối với nữ giới nguyên nhân chính mà tập trung chủ yếu ở những bất hòa trong gia đình và các nguyên nhân từ các vấn đề liên quan đến trường học.

3.3 Các nguyên nhân gây stress

Có nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến stress cho trẻ em vị thành niên. Tuy nhiên, mỗi nguyên nhân có những ảnh hưởng nhất định đến trẻ, tùy vào các đặc điểm tính cách, khí chất của mỗi em mà các nguyên nhân ảnh hưởng ít hay nhiều đến các em.

Bảng 5: Thứ bậc của các nguyên nhân

Nhóm nguyên nhân Số lƣợng % Thứ bậc Cá nhân 75 25,5 3 Gia đình 104 35,5 1 Nhà trường 97 33,0 2 Xã hội 18 6.0 4

Với số liệu thu được như trên cho chúng ta thấy rằng, nhiều trẻ vị thành niên bị stress không phải chỉ do một nguyên nhân mà có thể cùng một trẻ vị thành niên bị stress do nhiều nguyên nhân khác nhau ví:

Trường hợp em gái 14 tuổi- Hà Nội: “Cô ơi cháu buồn quá! hôm nay cháu bị điểm kém bởi tối qua em cháu bị ốm, bố mẹ lại đi vắng cháu phải trông em nên

không học được bài, vậy mà bố mẹ cháu lại mắng cháu là “đồ vô tích sự” chỉ có học thôi mà cũng không nên hồn”.

Bảng trên cũng cho chúng ta thấy nguyên nhân từ phía gia đình khiến cho trẻ em vị thành niên mắc stress nhiều nhất với 35,5% của tổng số lượt trẻ vị thành niên đã lựa chọn. Điều này là một thực tế vì với 2 nhóm tuổi này các em vẫn sống phụ thuộc chủ yếu vào gia đình, gia đình vẫn là cộng đồng gần gũi và ảnh hưởng lớn nhất tới các em. Ở thứ bậc thứ 2 là nguyên nhân từ phía nhà trường, bởi hầu hết số khách thể mà chúng tôi nghiên cứu là học sinh phổ thông, môi trường nhà trường cũng là môi trường gần gũi với các em hàng ngày nên ảnh hưởng nhiều đến các em. Vị trí thứ 3 và sau cùng là những nguyên xuất phát từ bản thân các em và môi trường xã hội. Những chuyển biến tâm – sinh lý lứa tuổi cũng gây nên stress ở các em, nhưng các em bị ảnh hưởng dẫn đến stress ở nguyên nhân này chỉ chiếm số lượng ít. Bởi, hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã cung cấp cho các em rất nhiều những thông tin về SKSS nên nhiều em cũng không bị “bỡ ngỡ” với những biến đổi của cơ thể mình, đồng thời, nhà trường và các bậc phụ huynh cũng đã quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và chuẩn bị cho em các kỹ năng cần thiết để có thể thích ứng với những thay đổi của lứa tuổi thì, vậy nên các em dễ dàng đương đầu được với những chuyển biến về tâm- sinh lý của lứa tuổi. Chính vì vậy, các em bị stress ở nguyên nhân này thường ở mức độ ít trầm trọng.

Như đã nói ở trên, môi trường nhà trường là môi trường thứ 2 ảnh hưởng đến các em ở lứa tuổi này. Thực tế cho thấy, chương trình học trong các trường phổ thông đòi hỏi cao ở các em, học đã chiếm hết thời gian trong ngày của các em. Ngoài giờ học chính khóa ở trường, các em còn tham gia vào các lớp học thêm, các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)