.Thực trạng stress

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 101 - 114)

Khi stress xảy ra H đã có những biểu hiện như sau:

a)Rối loạn nhận thức

- Không tập trung tư tưởng trong công việc. - Không thể sắp xếp và thực hiện các kế hoạch. - Tư duy trở lên chậm.

- Luôn mơ tưởng đến những điều không thực tế như biến thành chim bồ câu.

b)Rối loạn cảm xúc

- Luôn lo lắng.

- Luôn có cảm giác cô đơn. - Mặc cảm, thiếu tự tin.

- Muốn chơi với bạn nhưng lại ghen ghét bạn.

- Luôn bi quan chán nản không tin tưởng vào cuộc sống. - Luôn có cảm giác mệt mỏi, ngáp thường xuyên.

c) Rối loạn hành vi

- Không muốn làm việc gì.

- Chân tay chậm chạp, không linh hoạt. - Không linh hoạt, dáng điệu chậm chạp.

d) Tổn thương thực thể

- Hay đau đầu.

5.3.2. Nguyên nhân của stress

- Bị bệnh, sức khoẻ không tốt.

- Bản thân em có khả năng trong môn Văn, nhưng bị giới hạn kiến thức trong môn học tự nhiên.

- Do những biến đổi tâm lý của tuổi dậy thì nhưng không được quan tâm đúng mức.

- Em không thiết lập được mối quan hệ với các bạn trong lớp. - Sống thiếu tình cảm cha mẹ từ bé.

- Mẹ quá kỳ vọng vào em, đặt toàn bộ những mong muốn của mình lên con. - Mẹ em không đặt địa vị của mình vào con để thông cảm và chia sẻ với con, lại luôn mắng mỏ, chì chiết bằng những lời lẽ cay nghiệt, bắt con trở thành một người làm được nhiều việc nhà trong một thời gian ngắn, trong khi đó từ nhỏ em không được dạy những công việc đó.

- Con học không giỏi nhưng do quen biết nên đã nhờ người cho chép bài và xin điểm để cho con là học sinh giỏi.

- Cha mẹ không thống nhất cách dạy con vì vậy mà cũng xảy ra mâu thuẫn với nhau làm cho không khí gia đình càng thêm căng thẳng .

5.3.3. Các biện pháp

5.3.3.1.Các biện pháp của gia đình

- Sau khi gọi đến Đường dây tư vấn gia đình đã được các chuyên gia tư vấn cung cấp kiến thức về lứa tuổi, trao đổi về cách giáo dục con, tuy vậy chỉ có bố em thay đồi thái độ trong việc giáo dục em còn mẹ thì vẫn luôn áp đặt và kỳ vọng vào em. Tuy nhiên cũng đã quan tâm đến em nhiều hơn.

- Gia đình đã mời thầy giáo về làm gia sư cung cấp cho em những kiến thức đã bị hổng về 2 môn Toán – Lý.

- Gia đình đã đưa em đến Bệnh viện Nhi để khám kết hợp dùng thuốc với trị liệu.

5.3.3.2. Các biện pháp của Đường dây tư vấn a) Đối với gia đình

- Đề nghị gia đình quan tâm đến em nhiều hơn.

- Tư vấn cho bố mẹ đánh giá đúng khả năng của con để chọn trường học cho phù hợp.

- Cần lắng nghe và chia sẻ với con, không áp đặt, kỳ vọng những điều nằm ngoài khả năng của con.

- Cần chấm dứt việc xin điểm và nhờ người cho chép bài. -Thống nhất cách ứng xử giữa cha và mẹ.

-Việc giúp con thay đổi cần nhiều thời gian, bởi từ bé em đã không được uốn nắn. - Phân công công việc nhà cho con theo cách con đã lớn và cần có trách nhiệm

- Không mắng nhiếc, chì chiết con khi con làm sai, mà cần phân tích chỉ bảo cho con.

b).Đối với bản thân H.

- Hướng dẫn các bài tập thư giãn để em không bị đau đầu - Chuyên gia tư vấn trực tiếp trị liệu cho em.

- Phân tích cho em để em suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. - Hướng dẫn em cách giao tiếp với người khác.

- Hướng dẫn em lập một thời gian biểu kết hợp học tập và giải trí.

- Tư vấn cho em lượng sức mình để chọn trường, chọn lớp cho phù hợp.

5.3.3.3. Hiệu quả của các biện pháp

- Không còn ý định tự tử.

- Đã tiến bộ hơn trong giao tiếp với mọi người.

- Đến Đường dây tư vấn động tác đi lại linh hoạt hơn. - Chọn lớp học Văn phù hợp với khả năng.

- Biết làm một vài công việc nhà như : cắm cơm, rửa bát…

Ca tư vấn chưa kết thúc nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn

5.3.3.4. Đánh giá

Trường hợp em gái này bị stress rất trầm trọng, và đã chuyển sang bị trầm cảm. Khi em và bố mẹ đến tư vấn trực tiếp tại Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, chúng tôi nhận thấy: khuôn mặt em rất ủ rũ, cái nhìn đờ đẫn, hỏi em câu hỏi nào em trả lời rất chậm, dáng đi cũng chậm chạp, ánh mắt luôn nhìn xuống, thậm chí có lúc em không để ý cả sự có mặt của chúng tôi. Sau một thời gian tư vấn, em đã biết hỏi thăm chúng tôi, biết kể về những hoạt động em đã làm và dáng đi nhanh nhẹn hơn..

Nguyên nhân chính bắt nguồn từ gia đình nhất là từ mẹ của em, bên cạnh đó là mối quan hệ của em và các bạn trong lớp, các bạn không chấp nhận em. Hậu quả

là gia đình đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sinh hoạt của tất cả mọi người trong gia đình.

Chúng ta thấy khả năng hồi phục của em rất thấp, sở dĩ, như vậy bởi khi trao đổi với em và bố, mẹ em, chúng tôi nhận thấy: Bố em đã sẵn sàng hợp tác và thay đổi thái độ để chăm sóc em được tốt, nhưng với người mẹ vẫn còn có những áp đặt và thái độ chưa thay đổi nhiều, đồng thời mẹ của em còn giữ “sĩ diện” của gia đình nên đã giấu bệnh tình của em với người khác, nên khả năng hỗ trợ của người khác với em rất thấp. Sự hỗ trợ của Đường dây tư vấn chỉ ở trong mức độ nào đó còn tình trạng của em phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống hàng ngày của em.

Như vậy cả 3 trường hợp mà chúng tôi đưa ra miêu tả chân dung đều có nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình là chính, kèm theo đó là những nguyên nhân khác từ các mối quan hệ xã hội và bản thân. Đặc biệt cả 3 em đều ở tình trạng mức độ stress rất trầm trọng và chỉ duy nhất trường hợp em Nguyễn Kim C là có khả năng phục hồi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các tài liệu về stress với sự phân tích đánh giá của người nghiên cứu, chúng tôi đã có thể nêu nên một số kết luận về lý luận và thực tiễn:

1.1. Về lý luận

1.1.1. Luận văn đã tổng quan lịch sử nghiên cứu Stress, những cách tiếp cận khác nhau (sinh học, xã hội, tâm lý học).

1.1.2. Khái quát hóa cơ sở lý luận tâm lý học về Stress và làm phong phú thêm tri thức tâm lý học về stress.

1.1.3. Lựa chọn và làm rõ nội hàm các khái niệm có liên quan đến đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : Stress, tuổi vị thành niên cùng với một số khái niệm khác khi trình bày cụ thể ở từng nội dung của vấn đề.

1.2. Về thực tiễn

Từ những số liệu đã thu thập được tại Đường dây tư vấn 18001567 chỉ giúp chúng tôi thực hiện được một phần mong muốn tìm hiểu thực trạng stress của lứa tuổi vị thành niên. Bởi, còn một vấn đề chúng tôi muốn tìm hiểu như: có sự đánh giá khác biệt giữa stress của vị thành niên nông thôn và vị thành niên thành thị, sự khác nhau về stress giữa vị thành niên là học sinh phổ thông và học sinh học nghề, vị thành niên ngoài trường học nhưng số liệu không chỉ ra được điều đó.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng stress của lứa tuổi vị thành niên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.2.1.Thực trạng

-Trẻ em vị thành niên bị stress ở nhóm tuổi 10-14 ít hơn ở nhóm tuổi 15-18, và thường bị stress ở mức độ ít trầm trọng và trầm trọng. Có nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ stress của trẻ em vị thành niên, nhưng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ stress đó là tâm lý lứa tuổi.

-Những nhóm nguyên nhân xuất phát từ: cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đều là những tác nhân gây stress cho trẻ em vị thành niên. Tuy vậy, trẻ em vị thành niên bị stresss bởi nhóm nguyên nhân gia đình là nhiều nhất và thường gây ra stress ở mức độ trầm trọng và rất trầm trọng.

-Trẻ em vị thành niên bị stress thường để lại những hậu quả và làm ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau, nhưng chịu tác động đầu tiên của hậu quả chính là bản thân trẻ em vị thành niên, kế đến là gia đình, tiếp theo là nhà trường và cuối cùng là xã hội.

-Hậu quả của stress đối với bản thân trẻ em vị thành niên thường có những biểu hiên về tâm lý với thứ tự các mặt như sau: rối loạn cảm xúc,rối loạn nhận thức, rối loạn hành vi.

1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng stress

1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Do những yếu tố chuyển biến tâm - sinh lý của lứa tuổi. Nhân cách của các em chưa ổn định, dễ thay đổi do đó rất dễ bị stress và sang chấn tâm lý.

- Các em chưa đủ sự khôn ngoan, hiểu biết và kinh nghiệm để tự giải quyết những vấn đề mà các em gặp phải.

1.2.2.2.Nguyên nhân khách quan

- Ngày nay, do điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển vị thành niên có cuộc sống đầy đủ hơn nên tâm- sinh lý vị thành niên cũng phát triển sớm hơn so với những thế hệ trước. Việc tiếp cận với các thông tin đại chúng rất dễ dàng, đa phần các em tự tìm hiểu và giải thích về những chuyển biến của tâm- sinh lý lứa tuổi. Mặt khác, nhiều cha, mẹ và thầy cô giáo vẫn chưa cởi mở giáo dục giới tính cho trẻ em vị thành niên nên các em chưa có được sự định hướng của người lớn, kiến thức do các em tự tìm hiểu nhiều khi chưa đầy đủ và chưa chính xác vì vậy các em vẫn chưa có được những kiến thức cơ bản về giới tính, nhiều em chưa được sự định hướng một cách rõ ràng trong giá trị sống.

- Nhiều bậc cha mẹ, thầy cô giáo…còn xem thường trẻ vị thành niên nên chưa biết tôn trọng các em.

- Nhiều bậc cha mẹ còn thiếu phương pháp giáo dục con, trong gia đình không thống nhất cách giáo dục con khi đến tuổi vị thành niên

- Một số các thầy cô giáo đã đánh mất đi phong cách chuẩn mực của người nhà giáo gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em khi đến trường.

- Chương trình học hiện nay quá tải, nhiều trường học chạy theo thành tích, các thầy cô giáo tạo áp lực cho các em.

2. KHUYẾN NGHỊ

Từ những thực trạng và nguyên nhân trên chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với trẻ vị thành niên

- Cần tích cực trau dồi kỹ năng sống, học cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống. Mỗi cá nhân tự ý thức và có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình hướng đến nét nhân cách: chủ động, bản lĩnh và tự tin.

- Sinh hoạt điều độ, hướng lối sống lành mạnh, luôn tạo sự cân bằng giữa 2 yếu tố học tập và thư giãn.

- Nếu gặp phải vấn đề khó khăn nên tìm đến những nguồn lực hỗ trợ như: gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, các trung tâm tư vấn tâm lý miễn phí như Đường dây tư vấn 18001567...

2.2. Đối với gia đình

- Gia đình cần giáo dục nhân cách cho các em ngay từ nhỏ, đặc biệt là tính tự lập, xây dựng cho trẻ có lòng tự tin về bản thân.

- Các bậc cha mẹ cần lắng nghe con mình nói, hãy đặt địa vị của mình vào địa vị của con cái để hiểu con cái, cha mẹ hãy nghĩ đến thời thơ ấu của mình giúp con vượt qua những khó khăn tâm lý mà con đang phải trải qua. Đôi khi cũng cần nghiêm khắc và đưa ra những hình thức kỷ luật với con cái, tuy nhiên không nên quá thô lỗ và có những hành vi xúc phạm con cái như Milton Sapterstain từng viết:“Cha mẹ hiểu con thôi chưa đủ. Họ còn phải trao cho con cái họ đặc quyền hiểu họ nữa”.(4,tr6)

- Gia đình nên tạo ra một không gian yên tĩnh, vắng vẻ để trò chuyện, tìm hiểu về những điều trẻ thắc mắc, băn khoăn của trẻ. Nên chọn những mẩu chuyện đơn giản, dễ hiểu, có ý nghĩa để giải thích những băn khoăn của chúng.

- Khuyến khích trẻ khắc sâu vào trí óc những cảnh đầm ấm của gia đình để sau này tựa vào các hình ảnh đó mà vượt qua những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, buồn rầu mỗi khi gặp khó khăn trắc trở.

2.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm

- Gương mẫu đúng với tư cách một nhà giáo, thân mật cởi mở với trẻ để trẻ có cơ hội giãy bày những tâm tự và thắc mắc.

- Cùng gia đình giúp các em tháo gỡ những khó khăn, không nên tạo áp lực cho các em trong học tập, tôn trọng lắng nghe các em.

2.4. Đối với nhà trƣờng và xã hội

- Cần thiết phải xây dựng trung tâm tham vấn tâm lý tại các trường học. - Đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị phải định hướng rõ ràng trong công tác xây dựng và giáo dục nhân cách cho các em. Lôi kéo các em vào các hoạt động có ích, có lối sống lành mạnh theo lý tưởng.

- Các thông tin đại chúng cần có những chuyên đề để cung cấp kỹ năng sống cho các em vị thành niên, nhất là những em ở vùng sâu vùng xa.

2.5.Đối với Đƣờng dây tƣ vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567

- Cần có cơ chế giám sát những trường hợp vị thành niên đã gọi đến tư vấn sau khi đã kết thúc quá trình tư vấn một cách tốt hơn, bởi nhiều ca tư vấn đã có thể làm được điều này nhưng đã bỏ qua, ví dụ như các trường hợp có sự can thiệp đến các cơ quan chức năng khác nhưng chưa có sự kiểm tra kết quả sau khi đã can thiệp, để có thể khuyến nghị với các địa phương về sự cần thiết có trung tâm tư vấn sức khoẻ tâm thần giúp đỡ các em khi gặp khó khăn về tâm lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1.Bolognini Monique –Plancherel Bernard & Halfon Oliver(2000), “Đánh giá các chiến lược ứng phó của thanh thiếu niên: có sự khác nhau theo tuổi và giới tính hay không?” Kỷ yếu Hội thảo Việt- Pháp về Tâm lý học: Trẻ em, Văn hóa, Giáo dục- Hà Nội 17-18/4/200-NXB Thế giới.

2. Bộ Y tế (1997), Viện sức khỏe tâm thần, Tóm tắt các báo cáo tại hội nghị khoa học về những rối loạn có liên quan đến stress ở trẻ em và thanh thiếu niên( 6,7 tháng 11 năm 1977)- Hà Nội.

3.Lã Thị Bưởi và cộng sự (2001) tìm hiểu Stress về thay đổi môi trường sống thanh thiếu niên dân tộc ít người tại trường phổ thông cùng cao Việt Bắc, Kỷ yếu Hội thảo Việt Pháp về Tâm lý học: Trẻ em, Văn hóa, Giáo dục-Hà Nội 17- 18/4/200-NXB Thế giới.

4Thuỳ Chi, Ngọc Mai (2001)- Cách giảm stress tốt nhất-NXB Văn Hoá Thông tin –Hà Nội

5. Lê Minh Công-Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ- một hướng phòng ngừa tự sát - Báo phụ nữ Việt Nam số 44 ra ngày 12/4/2006 tr6.

6. Lê Minh Công -Mâu thuẫn quan hệ cha mẹ - con cái và những sang chấn tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)