- Một mặt đó là các chứng bệnh tâm thể như các chứng đau nhức mạn tính (không có thực tổn), nhức đầu vì căng thẳng, nhức đầu kinh niên, bàn chân tay bị lạnh, đau nhức bắp thịt cổ và vai, đau nhức thắt lưng), bệnh tim mạch (cao huyết áp vô căn), bệnh tiêu hoá (loét dạ dày- tá tràng, hội chứng ruột kết, buồn nôn và mửa, không thích ăn, bị tiêu chảy, bị táo bón), bệnh hô hấp (hen phế quản, hơi thở ngắn và khó thở ), bệnh ngoài da (viêm da- thần kinh, eczema...), thậm chí một số bệnh nhiễm trùng tái phát và ung thư.
- Mặt khác, các chứng nhiễu tâm như lo hãi, ám sợ, ám ảnh ép buộc (cảm thấy không có khả năng làm chậm lại và thư giãn), dễ tức giận với kích thích nhỏ, lo âu căng thẳng thần kinh trong nhiều ngày, cảm tưởng thường làm những việc sai lầm, không có khả năng để tập trung tư tưởng, thường có hoặc kéo dài những cảm giác nhàm chán, giấc ngủ bất thường...làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày, kể cả quan hệ tình dục.
Có thể là tương tác giữa các thành viên trong gia đình bị xáo trộn hoặc do che chở quá mức (Overprotection) gây bối rối, lo hãi cho trẻ thơ, hoặc lạm dụng
quyền uy tới mức xâm phạm nhu cầu tự chủ của con cái, có thể là xung đột gia đình cứ dai dẳng không lối thoát hoặc quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ rạn nứt hay tan vỡ; có thể là cha mẹ chạy theo lợi nhuận thị trường đến nỗi không còn chú tâm cho tình yêu thương con cái, hoặc đời sống khốn khó khiến đứa trẻ không còn tìm thấy an toàn phải rời bỏ tổ ấm gia đình nhập “băng nhóm” làm mồi cho tha hoá và bất hạnh....Chính cuộc sống thiếu an toàn và thiếu tình thương yêu như vậy đã tạo ra cho đứa trẻ một tâm trạng lo hãi triền miên và đó chính là một nguồn gốc gây stress mạn tính ở lứa tuổi vị thành niên mà phản ứng thường là:
- Các rối nhiễu hành vi như ăn cắp, nói dối, trốn học, bỏ nhà qua đêm, ăn uống quá lượng...
- Các hành vi nhiều nguy cơ (High-Risk Behaviour), thậm chí hành vi chống đối xã hội như: trấn lột, bạo hành, gây rối, nghiện ngập (rượu, thuốc lá, ma tuý), mại dâm, phạm tội thường được mệnh danh là các bệnh lý xã hội hoặc trong những tình huống cực đoan hơn có thể dẫn tới trầm nhược, chán chường, tuyệt vọng đi đến huỷ hoại người khác (giết người) hoặc huỷ hoại chính bản thân (tự sát).