.Thực trạng về loại mức độ stres sở tuổi vị thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 63 - 67)

Như đã nói ở chương 1 và chương 2 chúng tôi phân stress ra làm 3 loại mức độ được đánh giá trên cơ sở những biểu hiện của khách thể và được phân tích theo các tiêu chí đã xác định.

2.2.1.Đánh giá chung

Mức độ stress của tuổi vị thành niên được chia làm 3 loại mức độ với tỷ lệ cụ thể như sau: Bảng 2: Mức độ stress của nhóm khách thể Các mức độ Số lƣợng % Thứ bậc Mức độ 1 70 35 2 Mức độ 2 111 55,5 1 Mức độ 3 19 9,5 3

Như vậy, loại mức độ stress có tỷ lệ cao nhất ở mức độ 2 với 111 trường hợp chiếm tỷ lệ (55,5%) có nghĩa là vị thành niên gọi đến Đường dây tư vấn ở trong tình trạng trầm trọng. Sở dĩ như vậy vì đặc điểm khách thể chúng tôi lựa chọn là những trường hợp được coi là điển hình chiếm đến 118 ca trong tổng số 200 ca. Mức độ 3 (rất trầm trọng) có tỷ lệ thấp nhất (9,5%), điều này là một điều đáng mừng, bởi, nếu như trẻ vị thành niên bị mắc stress ở loại mức độ 3 thì thời gian khắc phục rất dài và rất khó khăn cũng như khó đưa lại những hiệu quả như mong muốn. Sự khác nhau về tỷ lệ giữa các loại mức độ stress có thể được nhìn rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:

2.2.2. So sánh mức độ stress giữa các nhóm tuổi

Bảng 3: Mức độ stress của 2 nhóm tuổi Độ tuổi Mức độ 10-14 15-18 Số lƣợng % Số lƣợng % Ít trầm trọng 23 39,7 47 33,1 Trầm trọng 31 53,4 80 56,3 Rất trầm 4 6,9 15 10,6 Biểu đồ 1: Mức độ của nhóm khách thể 35, 35% 55.5, 55% 9.5, 10% Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

trọng

Tổng 58 100 142 100

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy: có sự chênh lệch khá nhiều về số lượng khách thể giữa nhóm tuổi 10-14 và nhóm tuổi 15-18, nhưng không có sự chênh lệch lớn giữa các mức độ stress ở 2 nhóm tuổi này. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, mặc dù không có sự chênh lệch lớn về mức độ stress giữa 2 nhóm tuổi, nhưng, với sự chênh lệch khá lớn về số lượng, điều đó có nghĩa nhóm tuổi 15-18 gặp phải nhiều vấn đề dẫn đến stress hơn, bởi lứa tuổi này đã có nhiều mối quan hệ phức tạp hơn, trình độ nhận thức cũng cao hơn và đặc điểm tâm- sinh lý cũng biến đổi phức tạp hơn.

Như vậy, chúng ta thấy rằng với 200 trường hợp khách thể được nghiên cứu thì gặp phải vấn đề stress tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 15-18.Tỷ lệ về mức độ stress được biểu hiện bởi biểu đồ dưới đây:

2.2.3. So sánh mức độ stress giữa 2 giới

Mức độ stress của 2 giới được thể hiện như sau:

Bảng 4: Mức độ stress của 2 giới

39.7 33.1 53.4 56.3 6.9 10.6 0 10 20 30 40 50 60 % Ít trầm trọng Trầm trọng Rất trầm trọng Mức độ

Biểu đồ 2: So sánh mức độ stress giữa hai nhóm tuổi

Độ tuổi 10 - 14 Độ tuổi 15 - 18

Giới tính Mức độ Nam Nữ Số lượng % Số lượng % Ít trầm trọng 10 31,2 60 35,7 Trầm trọng 16 50,0 95 56,5 Rất trầm trọng 6 18,8 13 7,8 Tổng 32 100 168 100

Bảng và biểu đồ trên thể hiện cho chúng ta thấy rằng : mức độ stress của nam và nữ ở mức độ ít trầm trọng và trầm trọng có tỷ lệ tương đương nhau, mặc dù số khách thể là nam chỉ bằng 1/5 của nữ. Tuy nhiên, ở mức độ rất trầm trọng tỷ lệ nam gấp 2,4 lần nữ. Nếu xét theo góc độ tâm lý, điều này như một minh chứng cho việc khẳng định tâm lý của nam và nữ khác nhau ở chỗ : đối với nữ giới khi gặp một vấn đề khó khăn các em mong muốn được chia sẻ với người khác vì vậy mà số các em nữ gọi đến Đường dây tư vấn nhờ sự giúp đỡ nhiều hơn, còn nam giới với đặc điểm tâm lý ít chia sẻ, gặp phải vấn đề gì phần lớn các em thường lui vào một góc suy ngẫm và tự tìm cách giải quyết cho đến khi tự mình không giải

31.2 35.7 50 56.5 18.8 7.8 0 10 20 30 40 50 60 % Ít trầm trọng Trầm trọng Rất trầm trọng Mức độ

Biểu đồ 3: So sánh mức độ stress giữa hai giới

quyết được vấn đề gặp phải mới phải nhờ đến người khác giúp đỡ. Một lý do khác để có thể lý giải cho các con số trên là định kiến xã hội luôn đặt lên vai các em nam những đức tính: cần phải mạnh mẽ, cần phải giải quyết các vấn đề của mình, là chỗ dựa cho nữ giới, không được khóc, khóc là yếu mềm… đó là “rào cản” khiến cho các em nam không thể chia sẻ vấn đề với người khác. Chúng tôi có thể nêu một ví dụ tại Đường dây tư vấn để thấy rằng những đặc điểm tâm lý và các định kiến xã hội khiến cho các em nam mắc bệnh tâm lý ngày một trầm trọng hơn. - Trường hợp phụ huynh ở Hà Nội gọi đến cho chúng tôi với tâm trạng lo lắng về

con trai của chị: “ Con trai tôi năm nay 17 tuổi, hơn 6 tháng gần đây gia đình thấy có những biểu hiện khác thường, cháu không nói chuyện với ai, lúc nào cũng chỉ muốn nằm ở giường và kêu mệt, không muốn làm việc gì, khi tìm hiểu chúng tôi mới biết cháu tự mình đi khám bệnh ở nhiều nơi nhưng giấu gia đình, các bác sĩ đã kết luận cháu bị trầm cảm nhẹ và cho dùng rất nhiều thuốc nhưng hiện nay cháu ngày càng thấy mệt mỏi hơn. Gia đình hỏi cháu thì cháu nói không bị sao. Tôi không biết phải làm như thế nào?”

Trường hợp em trai này đã không sẵn sàng tìm sự trợ giúp của gia đình, nghĩ rằng mình sẽ tự giải quyết vấn đề của mình, mặc dù em cũng đã có ý thức tìm sự trợ giúp của các bác sĩ nhưng vấn đề của em gặp phải vẫn chưa được giải quyết. Gia đình là một cộng đồng gần gũi nhất có thể giúp em giảm bớt những vấn đề liên quan đến sự căng thẳng trong tâm lý nhưng em đã không tìm đến.

Như vậy lứa tuổi vị thành niên gọi đến Đường dây tư vấn gặp phải vấn đề dẫn stress ở các mức độ khác nhau, trong đó ở mức độ trầm trọng chiếm số lượng cao nhất và có sự chênh lệch về mức độ rất trầm trọng giữa nam và nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)