4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra
3.1.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát
Bảng 3.3: Thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch
STT Nội dung
1 Số hộ được tham gia tập huấn
2 Số hộ có giấy chứng nhận lớp tập huấn Bồi
dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.3 thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch của các hộ kinh doanh DLCĐ trên địa bàn khảo sát cho thấy: Số hộ được tham gia tập huấn về du lịch là 15 hộ (chiếm 50%) và tất cả các hộ tham gia lớp tập huấn đều được giấy chứng nhận lớp tuận huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng. Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch được chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Theo khảo sát thì trong 5 năm qua, chính quyền địa phương đã tổ chức 15 lớp đào tạo về kỹ thuật thuyết minh, kỹ năng phục vụ, kỹ năng du lịch... với 15 người tham gia. Phối hợp với trung tâm Anh ngữ Việt Úc tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức, phục vụ khách, góp phần chuyên nghiệp hóa đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du dịch tại địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức còn rất ít, còn tới 50% số hộ được khảo sát chưa tham gia các lớp tập huấn và chưa có chứng chỉ lớp tập huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng.
Bảng 3.4: Nội dung tập huấn về du lịch cộng đồng
STT Nội dung
1 Được chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của
các hộ ở địa phương khác
2 Được cung cấp các kiến thức cơ bản về du
lịch cộng đồng
3 Được dạy kỹ năng nấu ăn
4 Được dạy kỹ năng đón tiếp, nói chuyện với
du khách
5 Được dạy kỹ năng trang trí nhà
6 Được dạy kỹ năng tiếng Anh
Qua bảng 3.4 nội dung tập huấn về du lịch cộng đồng cho ta thấy: 100% các hộ được tham gia lớp tập huấn được chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của các hộ ở địa phương khác, được cung cấp các kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, được dạy kỹ năng nấu ăn, được dạy kỹ năng đón tiếp, nói chuyện với du khách. Qua lớp tập huấn đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các hộ dân dân tộc thiểu số đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng trên địa bàn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách; từng bước trở thành những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng, góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho ngành du lịch của địa phương. Tuy nhiên, mới có 27% số hộ được khảo sát được dạy kỹ năng trang trí nhà, do đó cần tăng thêm các lớp tập huấn về nội dung trang trí Homestay cho các hộ.
Bảng 3.5: Những lợi thế trong phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng
STT Tiêu chí
1 Môi trường trong lành
2 Bản sắc văn hóa, phong tục
tập quán
3 Cảnh quan đẹp
4 Ẩm thực ngon
5 Sử dụng tốt công nghệ
thông tin
6 Được đào tạo bài bản
Du lịch cộng đồng đang là xu hướng được nhiều địa phương trong huyện chú trọng đầu tư, khai thác. Loại hình này mang lại nhiều lợi ích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, tạo thêm việc làm và cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc bản trên địa bàn huyện. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.
Môi trường trong lành là lợi thế để người dân phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng, do ảnh hưởng của vị trí địa lí và độ cao của địa hình nên Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát và nhiều mưa. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa thung lũng sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ. Ngoài ra, Mộc Châu còn được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non và các hang động, thác nước tạo nên môi trường trong lành, cảnh quan sinh động. Đây chính là lợi thế để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Mộc Châu là huyện gồm 12 dân tộc chủ yếu, sống quần cư theo bản, tiểu khu, gồm: dân tộc Thái chiếm 53,2%; dân tộc Kinh chiếm 17,6%; Mường 7,6%; Mông 14,6%; còn lại là các dân tộc khác (Dao 6,2%; Sinh Mun 0,4%; Khơ Mú 0,3%)... Đây là những dân tộc có truyền thống văn hóa đặc sắc, đặc trưng độc đáo riêng được hình thành từ rất lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch như những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian. Những giá trị này đều có thể khai thác phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, trong nước và ngoài nước (UBND huyện Mộc Châu, 2020). Dân tộc Thái chiếm 53,2% dân số có chữ viết riêng và có kho tàng văn hóa phong phú bao gồm các thể loại như ca dao tục ngữ, câu đố, chuyện kể, mỗi vùng, mỗi hiện tượng tự nhiên đều có truyền thuyết, thơ ca
dân gian có giá trị văn hóa lớn và thể hiện trình độ văn minh phát triển cao. Dân tộc Mông - Dao chiếm hơn 20% dân số của toàn huyện có các sinh hoạt văn hóa nổi bật gắn liền với các chợ phiên ngày lễ, ngày tết. Các sinh hoạt văn hóa này thường mang tính giao hòa gặp gỡ, ăn mừng. Hiện nay, nhiều làng bản dân tộc ở Mộc Châu còn lưu giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác để phục vụ khách du lịch. Với đặc điểm về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc như trên thì Mộc Châu lợi đồng thời có điều kiện phát huy bản sắc dân tộc thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.
Mộc Châu được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, vào những tháng 11, 12 cho đến tháng 2 âm lịch là mùa của hoa Đào, hoa Mận. Hoa Đào ở Mộc Châu thuộc giống hoa đào Pháp, thường nở rộ vào cuối Thu, đầu Đông. Không nhiều cánh như Bích Đào, không đậm sắc như đào Mèo, nhưng đào Pháp có sức hấp hẫn bởi cánh mỏng manh mang sắc của đào Phai điểm thêm những sọc đỏ tía chạy từ đài hoa chạy ra. Khi đào Pháp nở rộ đến gần tết âm lịch, thì đào rừng và hoa mận trắng được xem như là vẻ đẹp đặc trưng không phải nơi nào cũng có như ở Mộc Châu. Khi đào Pháp tàn thì lúc này đào rừng và hoa mận bắt đầu nở rộ thay cho sắc hồng nhạt là cánh đào phai trên thân cây có tuổi đời mấy chục năm. Nếu đào Pháp có mặt tại Mộc Châu từ 5 - 10 năm tuổi thì đào rừng đã có tuồi đời hàng chục năm, với thân cây cổ thụ rêu mốc bao kín khắp các làng bản, hoa đào phủ hồng cả mọi lối đi. Cũng thời gian này, lẩn khuất trong sương sớm của tiết trời đông, những ngôi nhà của người dân tộc Mông trở nên thi vị, lãng mạn hơn khi xung quanh phủ đầy hoa mận trắng. Cả cao nguyên Mộc Châu rộng lớn như được thu gọn bởi sắc trắc trong sương của hoa mận. Có thể ví, Mộc Châu là “xứ sở hoa Đào” của Tây Bắc. Thời điểm hoa đào, hoa mận tàn là lúc khắp núi rừng Mộc Châu lại bừng lên sắc trắng hồng của hoa Ban. Không được
trồng tập trung như Mận và Đào, nhưng hoa Ban tại Mộc Châu nhiều, đẹp nhất và nở rộ vào khoảng tháng 3. Khắp các cung đường Tây Bắc, quanh thung lũng của Mộc Châu, hoa Ban nở rộ và có sức sống mãnh liệt cho dù trên đồi cỏ ranh khô hay trên vách đá treo leo, cứ sau mùa đốt nương là cây Ban trỗi dậy, bung hoa. Người ta ví hoa Ban giống như người con gái Thái, mang vẻ đẹp khiêm nhường, e ấp, mộc mạc nhưng có sức cuấn hút ánh mắt của du khách khi đến Mộc Châu. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, khi Mộc Châu chuyển mình từ Xuân sang Hạ, Mộc Châu thu hút khách thập phương bởi các nông sản của địa phương. Những trang trại, Công ty tư nhân, hay Hợp tác xã trồng và bán giống hoa Lan, cung cấp “ rau an toàn Mộc Châu‘‘, các giống rau trái vụ, nông sản mang đậm nét Mộc Châu. Nếu trước đây, khi nhắc đến các loại cây cho quả như: dâu tây, bơ sáp hay hồng giòn... thì Đà Lạt là nơi được nhắc đến như một địa danh chỉ nơi đây có, nhưng Mộc Châu đã chuyển mình và cho ra sản phẩm có thương hiệu. Một Mộc Châu thu nhỏ trong khuân viên của Công ty Hoa cây cảnh Cao Nguyên, du khách được ngắm các loại hoa lan bản địa, lan rừng, nuôi trồng các giống bản địa, giống nhập ngoại từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...các giống hoa, sản phẩm hoa lan, cây cảnh, các loại cây ăn quả, và đặc biệt có vườn dâu tây với đủ các loại giống để du khách được tự mình thu hái, thưởng thức và chọn cho mình một vài loại phù hợp để làm quà khi rời Mộc Châu. Không có những sắc hoa rực rỡ vào thời gian này, nhưng người dân nơi đây đã tận dụng đất trống trong năm để trồng hoa tam giác mạch, tạo thành thảm hoa ngút ngàn, không kém những cánh đồng tam giác mạch khi du khách đến Hà Giang. Từ tháng 6 đến tháng 9 được coi là khoảng thời gian nóng nhất trong năm, nhưng nhiệt độ trung bình ở Mộc Châu cũng chỉ dao động từ 18°C - 21°C. Nếu như nhiệt độ ban ngày khá cao thì khi đêm xuống du khách lại cảm nhận được tiết trời thu hơi se lạnh, dễ đi vào giấc ngủ. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, nhiều cá nhân, đơn vị chọn Mộc
Châu là điểm đến để tổ chức các chương trình, sự kiện hay chỉ đơn giản tránh cái nóng oi ả miền xuôi. Vào khoảng cuối tháng 10, khi thời tiết bắt đầu trở nên hanh khô có chút se lạnh, những bông hoa dã quỳ bắt đầu nở bung màu vàng rực rỡ. Khắp mọi nơi, trên các sường đồi, chân thung lũng hay dọc các ven đường hoa dã quỳ dày đặc như chào đón du khách. Ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất khi sáng sớm, lúc này sương chưa tan hết, ánh nắng chưa quá chói chang, khiến hoa dã quỳ đẹp lung linh trong sương sớm. Chỉ khoảng 1 tháng là hoa dã quỳ tàn, nhường lại màu vàng là những cánh đồng, đồi nương trắng xóa bởi màu hoa cải. Hoa được trồng kín cả quả đồi, kéo dài từ thung lũng này đến chân núi khác, không gian được phủ bởi một màu trắng tinh khôi. Những khám phá về Mộc Châu không chỉ bởi sắc hoa mà vẻ đẹp tự nhiên do điều kiện địa hình mang lại tạo cho nơi đây là điểm đến thu vị. Về cấu trúc địa chất cao nguyên đá vôi Mộc Châu nằm trong miền võng sông Đà với thành phần thạch học chủ yếu là các thành phần hệ đá vôi. Khu vực này được các hoạt động tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ tạo nên các dạng cao nguyên ngày nay. Đây là khu vực khá đồng nhất về thành phần đá. Dạng địa hình cao nguyên ở Mộc Châu còn tạo ra nhiều thuận lợi để phát triển lịch văn hoá cộng đồng ….Ngoài ra, địa hình cao nguyên Mộc Châu
còn có một bộ phận đồng ruộng nhỏ hẹp, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang. Dạng địa hình như càng tô thêm vẻ đẹp cả cao nguyên Mộc Châu. Mộc Châu còn có địa hình như địa hình các hang động. Nhiều hang động đẹp có thể khai thác và phát triển du lịch như Hang Dơi (động sơn Mộc Hương), Ngũ động bản Ôn… Ngoài ra, hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa... Đây đều là những cảnh quan thu hút được khách du lịch đến với Mộc Châu để nghỉ dưỡng đồng thời kết hợp du lịch cộng đồng tại Mộc Châu.
Người dân của bản sinh sống tập chung dưới những mái nhà sàn truyền thống, họ trực tiếp chế biến các món ăn: Thịt gà nấu măng chua, thịt gà mọc, thịt nướng, cá nướng, măng đắng luộc, xôi ngũ sắc, rượu ngô, thịt trâu khô… Đây đều là những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc người Thái tại nơi đây; mỗi khi du khách đến sẽ được cùng với người dân địa phương nấu những món ăn dân tộc Thái với nguyên liệu có sẵn trong vườn. Đây chính là những lợi thế về ẩm thực của người dân nơi đây.
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các công cụ số trong kinh doanh
STT Chỉ tiêu cơ bản
1 Tổng số hộ phỏng vấn
2 Số hộ có đăng ký web du lịch
3 Số hộ có sử dụng Facebook
4 Số hộ có quảng cáo du lịch trên YouTube
5 Số hộ sử dụng các ứng dụng trên điện
thoại để kinh doanh, quảng bá du lịch
6 Số hộ có máy tính
7 Số hộ có sử dụng internet
8 Số hộ có sử dụng điện thoại thông minh
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.6 cho ta thấy mức độ sử dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ là rất lớn; qua điều tra, khảo sát cho ta thấy có 3% hộ có đăng ký web du lịch, có 97% hộ có sử dụng fac book, 3% hộ có quảng cáo du lịch trên youtobe, 30% hộ có máy tính, 93% hộ có sử dụng internet và 100% hộ có sử dụng điện thoại thông minh.
Có thể thấy rằng, việc các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng đều có sử dụng các công cụ số và có kết nối internet đây sẽ là tiềm năng để cho việc kết nối giữa các hộ với các dịch vụ ngân hàng số, do các dịch thuộc chức năng của ngân hàng đều dựa trên nền tảng kỹ thuật số, dữ liệu điện tử và được thực hiện thông qua internet, điện thoại di động, máy vi tính. Do đó, khi các hộ đã tiếp cận được với các công nghệ số tốt sẽ là tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng số.
Bảng 3.7: Kết quả kinh doanh du lịchTT TT
1 Lượng du khách bình quân tháng
2 Lượng khách đông nhất trong 1 tháng
3 Lượng khách thấp nhất trong 1 tháng
4 Số ngày lưu trú bình quân 1 du khách
5 Trong đó:
• Số ngày lưu nước ngoài
• Số ngày lưu trong nước
6 Thu bình quân 1 du khách trong 1 ngày lưu trú
7 Trong đó:
• Thu bình quân 1 du khách nước ngoài trong 1 ngày lưu trú
• Thu bình quân 1 du trong 1 ngày lưu trú 8
Qua bảng 3.7 cho ta thấy kết quả kinh doanh du lịch của các hộ, qua khảo sát cho ta thấy lượng khách bình quân một tháng của hộ là 43 người, trong đó tháng cao nhất có lượng khách là 67 người và tháng thấp nhất có lượng khách là 13 người. Số ngày lưu trú bình quân của một khách 1,5 ngày, trong đó số ngày lưu trú bình quân của một du khách nước ngoài là 2 ngày, số ngày lưu trú bình quân một du khách trong nước là 1 ngày. Thu bình quân một du kháhc trong một ngày lưu trú là 185.000đ, trong đó, thu bình quân một du khách nước ngoài trong một ngày lưu trú là 190.000đ và thu bình