Tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 51)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu

Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu cả hai nội dung về du lịch cộng đồng, ngân hàng số, có thể nêu một số đề tài như:

- Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên) (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

- Nguyễn Văn Lưu (2006). Phát triển du lịch cộng đồng trong nền kinh tế thị trường. Tạp chí du lịch số 10/2006.

- Nguyễn Thị Hường (2011), Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình), Luận văn thạc sỹ ngành Dân tộc học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

- Phạm Thị Hải Yến (2018), Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vũ Hồng Thanh, 2016. Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 21, tháng

12/2016.

Qua các công trình nghiên cứu nhận thấy việc phát triển du lịch cộng đồng ngày càng được quan tâm, tuy nhiên để phát triển được du lịch cộng đồng bền vững còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về các dịch vụ ngân hàng, bên cạnh đó các công trình nghiên cứu lại chưa đề cập gắn kiết giữa các dịch ngân hàng với hộ kinh doanh du lịch cộng đồng.

Từ những phát hiện các công trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào đề cập đến tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, do đó việc thực hiện đề tài “Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên

địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” không có sự trùng lặp với các công trìnhnghiên cứu mà tác giả được biết.

1.4. Bài học kinh nghiệm

Một cộng đồng lớn mạnh và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận lợi để phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng. Quy trình xây dựng năng lực cho địa phương là rất cần thiết. Quy trình này đòi hỏi địa phương phải mất một thời gian dài mới có thể tự hoạt động và kinh doanh. Một khi hoạt động du lịch đã phát triển thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế của cả vùng tăng theo cấp số nhân. Sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch là vấn đề mấu chốt. Rõ ràng rằng những hộ gia đình thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng khít với các công ty này. Việc thu hút các công ty đó, tham gia ngay từ đầu vào quá trình quy hoạch là rất cần thiết,vì những công ty này rất năng động trong việc đi tìm hoặc tạo

lập một điểm đến thu hút khách du lịch mới. Trong quá trình quy hoạch cũng cần phải xem xét tới vấn đề thương mại hóa có thể xảy ra do thiếu kế hoạch lường trước.

Việc lựa chọn địa điểm cần được xem xét kỹ lưỡng, nằm trong chiến lược phát triển sản phẩm của các công ty điều hành du lịch. Do đó việc thương mại hóa sản phẩm trở nên dễ dàng hơn và thu hút được nhiều du khách tới bản hơn. Khu vực này đã trải qua một quá trình phát triển du lịch trước khi dự án DLCĐ được triển khai. Vai trò tích cực của cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các công ty du lịch tại địa phương đã tạo ra những thay đổi lớn trong quá trình phát triển cộng đồng. Chính quyền lãnh đạo trong vùng cũng đã có những đóng góp đáng kể tạo nên yếu tố thành công và cũng là đối tác lựa chọn đúng đắn của DLCĐ. Các thành viên hoạt động tích cực trong ban quản lý du lịch cùng với tinh thần đoàn kết cộng đồng cao cũng như tỷ lệ biết chữ lớn, thói quen sinh hoạt tốt (sạch sẽ) đã góp phần tạo nên tiêu chuẩn dịch vụ du lịch có chất lượng. Trong quá trình vận động, cần tìm ra nhân tố tác động, người có ảnh hưởng lớn đến người dân trong bản, ví dụ như trưởng bản, và cũng là người có năng lực tổ chức tốt hơn các hoạt động trong vùng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình DLCĐ cần tận dụng tối đa thế mạnh của tiềm năng du lịch, bao gồm nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của tỉnh để phục vụ cho việc phát triển DLCĐ.

Bảo tồn và phát huy hiệu quả các yếu tố truyền thống văn hóa của các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh, để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm du lịch từ đó nâng cao sức mạnh cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch so với những điểm DL khác.

Tận dụng được nguồn nhân lực lao động và lợi thế của dân cư địa phương, giúp cho người dân địa phương thấy rõ vị trí và trách nhiệm của mình trong việc phát triển du lịch, đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia lợi ích

cho cộng đồng.

Ngoài ra để có thể phát triển được du lịch cộng đồng thì việc huy động các nguồn vốn là rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng của các loại hình du lịch cộng đồng, do đó để huy động được các nguồn vốn trong phát triển du lịch cộng đồng thì việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng là rất cần thiết.

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên 2.1.1.1. Vị trị địa lý

(Hình 2.1: Bn đồ du lch huyn Mc Châu, tnh Sơn La)

Mộc Châu là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Sơn La. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.050 m. Tọa độ địa lý 20o63' vĩ độ bắc và 104o30' – 105o7' kinh độ đông, có đường biên giới chung dài 40,6 km. Phía đông và đông nam giáp huyện Vân Hồ, phía tây giáp huyện Yên Châu, phía nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía bắc giáp 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên (Sông đà là ranh giới). Từ thành phố Sơn La đến huyện Mộc Châu đi theo quốc lộ 6 dài 115 km. Từ Hà Nội đến huyện Mộc Châu theo quốc lộ 6 dài 195 km.

Hiện nay, huyện Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 206.150 ha. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn gồm 2 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu) và 13 xã. Huyện Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2020).

2.1.1.2. Khí hậu

Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Vùng Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,100C), Hòa Bình (23,000C), Điện Biên (23,000C). Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự. Với nền khí hậu như vậy rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2020).

2.1.1.3. Thủy văn

Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với vùng Mộc Châu ở phía Đông Bắc và có vai trò quan trọng đối với vùng Mộc Châu. Sông Đà vừa là nguồn nước mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của vùng Mộc Châu, đồng thời sông Đà cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho vùng Mộc Châu.

Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở vùng Mộc Châu rất hạn chế, có một số suối chính như: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn... có độ dốc lớn, trắc diện hẹp. Tuy nhiên có điều kiện thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.

Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao. Nước ngầm ở vùng Mộc Châu tương đối ít gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Tuy nhiên, với hồ thủy điện Hòa Bình, tình trạng này đã được cải thiện nhiều.

Với sự đa dạng về địa hình, sự hình thành các hồ chứa nước lớn trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, Mộc Châu có sự đa dạng và phong phú về các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học tương đối cao, tập trung chủ yếu ở các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn. Do đó, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng (Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, 2020).

2.1.2. Đặc đim kinh tế xã hi

2.1.2.1. Đặc điểm về dân số, lao động

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về dân số, lao động của địa bàn nghiên cứunăm 2020 năm 2020

STT Chỉ tiêu về dân số, lao động

1 Tổng số xã

2 Tổng dân số

3 Tỷ trọng dân số là dân tộc thiểu số trong huyện 4 Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động

5 Tỷ trọng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp

6 Tổng số hộ

7 Số hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2020)

Dân số và lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu lao động huyện Mộc Châu giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 2021-2025 STT NỘI DUNG 2016 1 Dân số 110.312 2 Lao động trong độ tuổi lao động 3 Lao động qua đào tạo Tỷ lệ lao động

4 qua đào tạo trên 42,24%

lao động trong độ tuổi 5 Số lao động Nông nghiệp Tỷ lệ số lao động nông 6 nghiệp trên tổng 67,63% số lao động xã hội

Qua bảng 2.2 chỉ tiêu lao động huyện Mộc Châu giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025 cho ta thấy: Tình hình dân số của huyện có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: Tổng dân số năm 2016 là 110.312 người tăng lên 116.183 người năm 2020, tốc độ tăng trung bình là 1,8%/năm và dự báo đến năm 2025 dân số sẽ tăng lên 123.080 người. Số lao động trong độ tuổi lao động cũng tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2016 là 70.489 lao động đến năm 2020 là 74.486 lao động, tốc độ tăng trung bình là 1,14%/năm và dự báo đến năm 2025, dân số trong độ tuổi lao động của huyện sẽ là 78.905 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 là 29.774 lao động đến năm 2020 tăng lên là 42.346 lao động, tốc độ tăng trung bình là 8,4%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong độ tuổi lao động năm 2016 là 42,24% đến năm 2020 tăng lên là 56,85%, tốc độ tăng trung bình bình là 2,9%/năm. Số lao động nông nghiệp năm 2016 là 47.675 lao động đến năm 2020 tăng lên là 48.095 lao động, tốc độ tăng trung bình là 0,17%/năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2016 là 67,63% đến năm 2020 tăng lên là 64,31%, giảm trung bình 0,7%/năm.

Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có tổng số là 15 xã, trong đó có 13 xã và 02 thị trấn là thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu, với tổng dân số là 116. 183 người, người dân sống trên địa bàn huyện có 12 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 82,4%), dân tộc Mông chiếm 14,6%, dân tộc Mường chiếm 7,6% và còn lại là các dân tộc như Dao, Khơ Mú, Lào... Dân tộc Kinh chỉ chiếm tỷ lệ ít trong tổng dân số trên địa bàn huyện 17,6%; tổng số hộ là 26.182 hộ, trong đó có 250 hộ kinh tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng.

Có thể thấy, sự đa dạng về bản sắc văn hóa với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa mang những đặc trưng độc đáo riêng được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch như: Các

phong tục tập quán; lễ hội truyền thống; kho tàng văn hóa dân gian (văn học truyền khẩu, kiến trúc, trang phục…); nghệ thuật biểu diễn (các điệu múa dân gian, các loại nhạc cụ…); nghề thủ công truyền thống; sản vật và văn hóa ẩm thực… Đây sẽ là một trong những tài nguyên du lịch lớn nhất của vùng Mộc Châu, cùng với đó là tỷ lệ dân số trong độ tuổi là rất lớn, đây cũng sẽ là nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh doanh du lịch. Những giá trị này đều có thể khai thác phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số cao, lại chủ yếu nằm ở các xã khu vực nông thôn, nơi trình độ dân trí và mức sống người dân còn nhiều hạn chế. Đây là một vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch khi phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn vùng nông thôn huyện Mộc Châu.

2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của địa bàn nghiên cứu

năm 2020

STT Chỉ tiêu cơ bản

1 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP

2 Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp trong GDP

3 Tỷ trọng dịch vụ và du lịch trong GDP

4 Tỷ lệ hộ nghèo

5 Thu nhập bình quân đầu người

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của xã năm 2020)

Là một huyện nằm cách xa thành phố Sơn La với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Mộc Châu có những bước chuyển mình theo nhịp độ phát triển kinh tế chung của các huyện thị trong tỉnh, từng bước đưa nền kinh tế

đi vào ổn định và phát triển. Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ yếu, từng bước CNH - HĐH nền kinh tế đất nước kết hợp với điều kiện văn hoá và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của con người Việt Nam. Trong những năm qua giá trị sản xuất các ngành tăng lên đáng kể. Qua bảng 2.2 các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của địa bàn nghiên cứu năm 2020 của huyện Mộc Châu cho ta thấy: Huyện có tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP là 27%, tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong GDP là 43%, và cuối cùng là tỷ trọng dịch vụ và du lịch chiếm 30%. Cụ thể:

T trng nông - lâm nghip trong tng GDP phát trin kinh tế xã hi ca huyn

Trồng trọt: Giá trị sản xuất trên 01ha đất canh tác đạt 58,88 triệu đồng,

tăng 4,54 triệu đồng so với năm 2019. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 34.692ha, bằng 92,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 22.315ha, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước và vượt 29,9% so với kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60.475 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ và bằng 94,85% so với kế hoạch.

- Tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây công nghiệp hiện có, trồng mới 97ha chè, nâng tổng diện tích chè lên 2.080ha (trong đó có

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w