STT Nguyên nhân không vay
1 Đã đủ tài chính cho sản xuất kinh doanh nên không có nhu cầu vay
2 Không có tài sản đảm bảo
3 Ngại thủ tục rườm rà
4 Sợ không trả được nợ
5 Đã vay nhưng bị từ chối
6 Đã được vay vốn từ bạn bè, người thân
(Nguồn: Số liệu điều tra, khả Qua bảng 3.10 cho ta thấy những nguyên nhân hộ không vay vốn ngân
hàng. Qua điều tra, khảo sát chỉ có 1% hộ không có nhu cầu vay vốn do đã đủ tài chính cho sản xuất kinh doanh; 80,9% hộ không thể vay vốn do không có tài sản đảm bảo; 90% hộ ngại thủ tục rườn rà; 85,7% hộ sợ không trả được nợ; có 42,8% hộ đã vay nhưng bị từ chối và có 47,6% hộ vay qua bạn bè và người thân. Có thể thấy, việc các hộ tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là rất khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện vay vốn bên các ngân hàng yêu cầu các hộ phải có tài sản đảm bảo và cũng do các hộ ngại thủ tục rườn rà, không trả được nợ.
Bảng 3.11: Thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ phỏng vấn
Sở hữu tài khoản ngân hàng
1. Số hộ có tài khoản tại ngân hàng - Số hộ sử dụng tài khoản để tiết kiệm - Số hộ sử dụng tài khoản để thanh toán
chuyển khoản - Số hộ sử dụng tài khoản để vay vốn
- Mục đích khác
2. Số hộ không có tài khoản ngân hàng Nguyên nhân không có tài khoản ngân hàng
- Mức thu nhập thấp nên không có nhu cầu - Thủ tục mở tài khoản phức tạp
- Ngại rủi ro khi giao dịch - Không biết cách mở tài khoản - Đã mở nhưng không thành công
- Nguyên nhân khác
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.11 ta có thể thấy thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ là rất lớn, có tới 93,3% số hộ được phỏng vấn có tài khoản ngân hàng; trong đó, có 3,6% hộ sở dụng tài khoản ngân hàng để tiết kiệm, có 89,2% hộ sử dụng tài khoản để thanh toán, chuyển khoản, có 17,8% hộ sử dụng tài khoản ngân hàng để vay vốn và có 7,14% hộ sử dụng vào mục đích khác. Số hộ không có tài khoản ngân hàng chỉ chiếm 6,67%, trong đó
Có thể thấy rằng mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng số của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng là đã có, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán, chuyển khoản là chủ yếu. Do đó, nếu các hộ có thể áp dụng được tất cả các dịch vụ ngân hàng số trong tương lai thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh rất lớn, giúp nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian thanh toán hoặc chuyển khoản giúp tiết kiệm chi phí đi lại. Do đó, việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng số có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh du lịch cộng đồng, cần có những hoạt động để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân trong việc tạo thói quen sử dụng thanh toán bằng các ứng dụng thông minh và tiện ích hơn.
Bảng 3.12: Những kênh chính các hộ liên hệ với ngân hàng khi mở tài khoản
STT Kênh liên hệ
1 Đến trực tiếp trụ sở ngân hàng
2 Gọi điện cho cán bộ của ngân hàng
3 Liên hệ với hội liên hiệp phụ nữ
4 Liên hệ với hội nông dân
5 Liên hệ với Đoàn Thanh niên
6 Liên hệ với Hội Cựu chiến binh
7 Liên hệ với cán bộ quản lý thôn
8 Nhờ người thân, bạn bè vay giúp
9 Liên hệ với lãnh đạo ủy ban xã
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.12 cho ta thấy những kênh chính mà các hộ liên hệ với ngân hàng khi mở tài khoản; qua điều tra, khảo sát có tới 89,2% hộ khi mở tài khoản là phải đến trực tiếp tại trụ sở ngân hàng, có 3,57% hộ gọi điện cho cán bộ ngân hàng, 3,57% hộ liên hệ với hộ nông dân, 7,14% hộ liên hệ với Đoàn Thanh niên, 3,57% hộ liên hệ qua Hội Cựu chiến binh, 7,14% hộ
liên với với cán bộ quản lý thôn, 7,14% hộ nhờ người thân, bạn bè và có 3,57% hộ liên hệ qua lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã.
Có thể thấy rằng, mức độ sử dụng tài khoản ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng là rất lớn, tuy nhiên, khi mở tài khoản các hộ chủ vẫn mở theo hình thức truyền thống đó là qua trực tiếp tại các trụ sở ngân hàng hoặc là thông qua các tổ chức hội, đoàn thể của xóm, xã. Mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng số trong khi mở tài khoản ngân hàng là chưa có, chưa có hộ nào mở tài khoản thông qua thiết bị di động thông minh như điện thoại, laptop...
Bảng 3.13: Nhu cầu được ngân hàng cung cấp những dịch vụ trực tuyến trong 3 năm tới
STT Dịch vụ ngân hàng
1 Vay vốn trực tuyến
2 Chuyển khoản trực tuyến
3 Nộp thuế trực tuyến
4 Thanh toán hóa đơn (điện, nước...)
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.13 có thể xác định được nhu cầu được ngân hàng cung cấp những dịch vụ trực tuyến trong 3 năm tới của các hộ, có thể thấy rằng có tới 93,3% hộ có nhu cầu được vay vốn trực tuyến; 83,3% hộ có nhu cầu được ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển khoản trực tuyến, 76,6% hộ có nhu cầu được ngân hàng cung cấp dịch vụ nộp thuế trực tuyến và có tới 96,6% hộ có nhu cầu được thanh toán hóa đơn (điện, nước,..) trong 3 năm tới.
Có thể thấy rằng, với nhu cầu tiếp cận các nguồn vốn (tín dụng) thông qua các dịch vụ ngân hàng số của các hộ là rất lớn, cùng với đó là tiềm năng về sử dụng các thiết bị di động thông minh, wifi, internet.. của các hộ. Tuy
nhiên, hiện tại mức độ các hộ tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng số còn rất thấp, do đó nhu cầu trong 3 năm tới của các hộ đều mong muốn được ngân hàng cung cấp những dịch vụ trực tuyến được tốt hơn.
Bảng 3.14: Mối quan tâm của các hộ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
STT Tiêu chí
1 Sự nhanh chóng, tiện lợi
2 Sự an toàn, bảo mật thông tin
3 Mức phí đăng ký
4 Thủ tục, điều kiện đăng ký
5 Được hướng dẫn cách sử dụng
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Dưới áp lực cạnh tranh và làn sóng số hóa ngân hàng trên toàn thế giới, các ngân hàng buộc phải nỗ lực đổi mới, số hóa các mảng hoạt động để bắt kịp xu thế ngân hàng số trong bối cảnh mới. Trên thế giới, xu thế ngân hàng số đang bùng nổ khi hầu hết các ngân hàng lớn đã đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh. Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) đua nhau ứng dụng công nghệ số trong một số hoạt động nhằm tăng cường các điểm tương tác và tiếp cận khách hàng. Theo đó, hầu hết các NHTM đều đã, đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR code); Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; Thanh toán phi tiếp xúc; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...
Cùng với những hoạt động thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng số, thì các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng quan tâm đến:
Thứ nhất: Các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng rất quan tâm đến sự nhanh chóng, tiện lợi khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến; sự nhanh chóng và tiện lợi sẽ rút ngắn được thời gian giao dịch, các hộ không phải đến trực tiếp các trụ sở giao dịch mà chỉ cần giao dịch trực tiếp trên các thiết bị di động khi có kết nối internet.
Thứ hai: Các hộ cũng rất quan tâm đến sự an toàn, bảo mật thông tin; các dịch vụ ngân hàng trực tuyến đều hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử và công nghệ số do đó bên cạnh những lợi ích thì việc số hóa ngan hàng và khách hàng thì cũng sẽ gặp một số khó khăn và rủi ro, đặc biệt là liên quan đến sự an toàn và bảo mật thông tin. Các hộ đăng ký phải đối mặt với các rủi ro như hacker, vi rút máy tính... nên khả năng bị đánh cắp thông tin cá nhân có thể xảy ra. Do đó, việc bảo mật thông tin của khách hàng các ngân hàng cũng cần quan tâm đến.
Thứ ba: Các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng rất quan tâm đến mức phí đăng ký; khi đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến mà mức phí quá cao sẽ trở thành một trong những rào cản của các hộ muốn đăng ký sử dụng dịch vụ; khi mà mức phí đăng ký hợp lý cùng với sự nhanh chóng, tiện lợi khi đó sẽ là một trong những lợi thế mà các ngân hàng có thể cạnh tranh thu hút người sử dụng.
Thứ tư: Thủ tục và điều kiện đăng ký cũng là một trong những quan tâm của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến; các hộ thường có tâm lý e ngại trong việc phải giao dịch với các giấy tờ, thủ tục rườm rà, điều kiện khắt khe. Do đó, nếu các ngân hàng tối ưu hóa được các thủ tục, điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đăng ký sử dụng thì đó cũng sẽ là một trong những lợi thế giúp các hộ đăng ký sử dụng dịch vụ.
Thứ năm: Các hộ rất quan tâm đến hướng dẫn cách sử dụng. Khi các hộ đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, việc giúp người dân có thể sử dụng hết tính năng và lợi ích của dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng chính là hiệu quả chất lượng phụ vụ khách hàng được nâng lên; do đó, việc hướng dẫn các sử dụng cũng cần được quan tâm từ phía ngân hàng đối với khách hàng khi họ đã đăng ký sử dụng dịch vụ của mình.
3.3. Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số củahộ kinh doanh du lịch cộng đồng hộ kinh doanh du lịch cộng đồng
Qua điều tra, khảo sát và phân tích nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụg các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, có thể thấy các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng số. Cụ thể là:
Thứ nhất: Về trình độ học vấn, nhận thức, thói quen của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Qua điều tra tỷ lệ người được phỏng vấn tốt nghiệp trung học cơ sở là 7%, tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp trung học phổ thông là 80%, chỉ có 13% người được phỏng vấn tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên. Có thể thấy, trình độ hiểu biết của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng về ngân hàng số còn rất ít, đa số các hộ mới chỉ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thông qua ngân hàng điện tử như thanh toán, chuyển khoản,.. các dịch vụ thông thường chứ chưa biết tới các dịch vụ ngân hàng số như mở tài khoản ngân hàng trực tuyến, vay vốn trực tuyến....
Thứ hai: Về cơ chế chính sách của Nhà nước chưa thực sự kích thích được người dân mạnh dạn tham gia, 100% các hộ vẫn đến trực tiếp tại các trụ sở ngân hàng để vay vốn, 89,2% hộ đến trực tiếp tại các ngân hàng để mở tìa khoản ngân hàng. Có thể thấy rằng chủ yếu các hộ vẫn tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng theo cách truyền thống, các hộ chưa thực sự chủ động tham gia.
Thứ ba: Các quy định về khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn còn thiếu. Như các quy định pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin, quy trình nghiệp vụ với thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong ngân hàng.
Thứ tư: Việc chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật để tạo thuận lợi cho kết nối liên thông, tích hợp liền mạch giữa ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành hệ sinh thái số.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mộc Châu là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía đông nam của tỉnh Sơn La, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng như cảnh quan, phong tục tập quán, thời tiết, khí hậu và văn hóa. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại đây vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh doanh du lịch của mình, đặc biệt là về vấn đề nguồn vốn. Do đó, việc kết nối các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng số trong thời gian tới là rất cần thiết.
Qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong vòng 3 năm qua nhu cầu các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng được tiếp cận với các dịch vụ vốn vay (tín dụng) là rất lớn, tuy nhiên số hộ tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng còn rất ít (chỉ chiếm 30% số hộ), nguyên nhân chính các hộ không tiếp cận được là do ngại các thủ tục rườm rà, không có tài sản đảm bảo và sợ không trả được nợ. Cùng với đó, các hộ có sở hữu tài khoản là cũng rất lớn, có tới 93,3% số hộ có sử hữu tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các dịch vụ vốn vay, mở tài khoản của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng vẫn tập chủ yếu là theo hình thức truyền thống, tất cả các hộ có vay vốn khi thực hiện các giao dịch vẫn phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc thông qua một tổ chức hội, đoàn thể nào ở địa phương làm trung gian và vay vốn thông qua tài sản đảm do đó các hộ đi lại sẽ rất khó khăn, tốn kém kinh phí và thời gian.
Trong bối cảnh đó, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng dùng internet và các thiết bị di dộng thông minh là rất nhiều. Đây là tiềm năng để các ngân hàng có thể khai thác phát triển các dịch vụ ngân hàng số tới các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Và qua nghiên cứu cho thấy, trong vòng 3 năm tới cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu đều có nhu cầu được ngân hàng cung cấp những dịch vụ trực
tuyến, ví dụ như: vay vốn trực tuyến, chuyển khoản trực tuyến, nộp thuế và thanh toán hóa đơn,... tuy nhiên, các hộ cho rằng vẫn còn mối quan tâm khi mà các hộ khi được sử dụng các dịch vụ trực tuyến.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng vẫn còn gặp rất nhiều những rào cản, khó khăn như: Trình độ học vấn, hiểu biết của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng còn hạn chế, chưa nắm rõ được về các dịch vụ ngân hàng số và cũng từ thói quen giao dịch với các ngân hàng thông qua cách truyền thống; cơ chế chính sách của Nhà nước cho phát triển kinh doanh du lịch công đồng còn nhiều hạn chế chưa kích thích người dân mạnh dạn tham gia, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức đối với du lịch cộng đồng về tiếp cận vốn đầu tư; các quy định về khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn còn thiếu, chẳng hạn, mảng thanh toán số hiện nay đang phát triển rất nhanh theo các tiến bộ công nghệ,