4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm về dân số, lao động
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về dân số, lao động của địa bàn nghiên cứunăm 2020 năm 2020
STT Chỉ tiêu về dân số, lao động
1 Tổng số xã
2 Tổng dân số
3 Tỷ trọng dân số là dân tộc thiểu số trong huyện 4 Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động
5 Tỷ trọng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp
6 Tổng số hộ
7 Số hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2020)
Dân số và lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu lao động huyện Mộc Châu giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 2021-2025 STT NỘI DUNG 2016 1 Dân số 110.312 2 Lao động trong độ tuổi lao động 3 Lao động qua đào tạo Tỷ lệ lao động
4 qua đào tạo trên 42,24%
lao động trong độ tuổi 5 Số lao động Nông nghiệp Tỷ lệ số lao động nông 6 nghiệp trên tổng 67,63% số lao động xã hội
Qua bảng 2.2 chỉ tiêu lao động huyện Mộc Châu giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025 cho ta thấy: Tình hình dân số của huyện có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: Tổng dân số năm 2016 là 110.312 người tăng lên 116.183 người năm 2020, tốc độ tăng trung bình là 1,8%/năm và dự báo đến năm 2025 dân số sẽ tăng lên 123.080 người. Số lao động trong độ tuổi lao động cũng tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2016 là 70.489 lao động đến năm 2020 là 74.486 lao động, tốc độ tăng trung bình là 1,14%/năm và dự báo đến năm 2025, dân số trong độ tuổi lao động của huyện sẽ là 78.905 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 là 29.774 lao động đến năm 2020 tăng lên là 42.346 lao động, tốc độ tăng trung bình là 8,4%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong độ tuổi lao động năm 2016 là 42,24% đến năm 2020 tăng lên là 56,85%, tốc độ tăng trung bình bình là 2,9%/năm. Số lao động nông nghiệp năm 2016 là 47.675 lao động đến năm 2020 tăng lên là 48.095 lao động, tốc độ tăng trung bình là 0,17%/năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2016 là 67,63% đến năm 2020 tăng lên là 64,31%, giảm trung bình 0,7%/năm.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có tổng số là 15 xã, trong đó có 13 xã và 02 thị trấn là thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông Trường Mộc Châu, với tổng dân số là 116. 183 người, người dân sống trên địa bàn huyện có 12 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 82,4%), dân tộc Mông chiếm 14,6%, dân tộc Mường chiếm 7,6% và còn lại là các dân tộc như Dao, Khơ Mú, Lào... Dân tộc Kinh chỉ chiếm tỷ lệ ít trong tổng dân số trên địa bàn huyện 17,6%; tổng số hộ là 26.182 hộ, trong đó có 250 hộ kinh tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng.
Có thể thấy, sự đa dạng về bản sắc văn hóa với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa mang những đặc trưng độc đáo riêng được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch như: Các
phong tục tập quán; lễ hội truyền thống; kho tàng văn hóa dân gian (văn học truyền khẩu, kiến trúc, trang phục…); nghệ thuật biểu diễn (các điệu múa dân gian, các loại nhạc cụ…); nghề thủ công truyền thống; sản vật và văn hóa ẩm thực… Đây sẽ là một trong những tài nguyên du lịch lớn nhất của vùng Mộc Châu, cùng với đó là tỷ lệ dân số trong độ tuổi là rất lớn, đây cũng sẽ là nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh doanh du lịch. Những giá trị này đều có thể khai thác phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số cao, lại chủ yếu nằm ở các xã khu vực nông thôn, nơi trình độ dân trí và mức sống người dân còn nhiều hạn chế. Đây là một vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch khi phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn vùng nông thôn huyện Mộc Châu.
2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của địa bàn nghiên cứu
năm 2020
STT Chỉ tiêu cơ bản
1 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP
2 Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trong GDP
3 Tỷ trọng dịch vụ và du lịch trong GDP
4 Tỷ lệ hộ nghèo
5 Thu nhập bình quân đầu người
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của xã năm 2020)
Là một huyện nằm cách xa thành phố Sơn La với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Mộc Châu có những bước chuyển mình theo nhịp độ phát triển kinh tế chung của các huyện thị trong tỉnh, từng bước đưa nền kinh tế
đi vào ổn định và phát triển. Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ yếu, từng bước CNH - HĐH nền kinh tế đất nước kết hợp với điều kiện văn hoá và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của con người Việt Nam. Trong những năm qua giá trị sản xuất các ngành tăng lên đáng kể. Qua bảng 2.2 các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của địa bàn nghiên cứu năm 2020 của huyện Mộc Châu cho ta thấy: Huyện có tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP là 27%, tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong GDP là 43%, và cuối cùng là tỷ trọng dịch vụ và du lịch chiếm 30%. Cụ thể:
Tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong tổng GDP phát triển kinh tế xã hội của huyện
Trồng trọt: Giá trị sản xuất trên 01ha đất canh tác đạt 58,88 triệu đồng,
tăng 4,54 triệu đồng so với năm 2019. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 34.692ha, bằng 92,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 22.315ha, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước và vượt 29,9% so với kế hoạch; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60.475 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ và bằng 94,85% so với kế hoạch.
- Tập trung chăm sóc, thâm canh diện tích cây công nghiệp hiện có, trồng mới 97ha chè, nâng tổng diện tích chè lên 2.080ha (trong đó có 1.880 ha cho sản phẩm), sản lượng chè búp tươi ước đạt 25.000 tấn, tăng
114 tấn so với cùng kỳ năm trước (trong đó có 76,67ha chè được cấp Giấy chứng nhận VietGap, giảm 183,33ha so với cùng kỳ). Tổng diện
tích cây ăn quả hiện có 10.216ha, tăng 11% so với cùng kỳ, trong đó có 5.974ha cho sản phẩm, sản lượng quả tươi ước đạt 47.363 tấn.
Công tác chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò ước đạt 57.450 con, trong đó có 25.500 con bò sữa, tăng 6,6% so với cùng kỳ; sản lượng thịt hơi ước đạt 6.578
tấn; sản lượng sữa tươi ước đạt 90.000 tấn; tiếp tục định hướng phát triển vùng nguyên liệu và liên kết trồng cây ngô làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa, kết quả trồng được 1.069ha cỏ và 2.209ha ngô ủ ướp, sản lượng ước đạt 84.120 tấn.
Công tác thú y: Trong năm, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện
diễn biến phức tạp (dịch tả lợn Châu Phi). Đến nay, có 06 xã, thị trấn đã
bùng phát dịch trở lại với 129 ổ bệnh. UBND huyện đã chỉ đạo Ban Phòng chống dịch khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bênh lây lan trên địa bàn huyện như: Thành lập chốt kiểm soát động vật vận chuyển cấp huyện, rắc vôi, phun khử trùng khu chuồng, trại, tổ chức tiêu hủy 642 con lợn trong vùng dịch bệnh với tổng khối lượng 31.270kg; hỗ trợ 3.706 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do dịch bệnh...
Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 118
ha; toàn huyện có 270 lồng cá, bằng 93,8% so với cùng kỳ năm trước, tổng thể tích nuôi trồng đạt 14.910m3. Sản lượng nuôi trồng, khai thác ước đạt 384 tấn, trong đó nuôi trồng 321 tấn, khai thác 63 tấn.
Sản xuất lâm nghiệp
- Tăng cường huy động các nguồn vốn xã hội hóa thực hiện công tác trồng rừng theo kế hoạch, kết quả đã trồng được 301ha rừng các loại bằng 75,25% kế hoạch đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán; tổ chức Lễ phát động trồng cây nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Canh Tý năm 2020, dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả đến nay đã trồng được 103.076 cây, vượt 14,5% kế hoạch, trong đó có 3.741 cây Mai Anh đào.
- Tiếp tục tăng cường quản lý, tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô niên vụ 2020. Trong năm phát hiện, xử lý 40 vụ vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng; có 3,0622ha
rừng bị thiệt hại do chặt phá trái phép; xử phạt hành chính 527,25 triệu đồng; tang vật tịch thu 16,192m3 gỗ các loại, 16,663 tấn củi Bách xanh.
Công tác khuyến nông, xây dựng mô hình và công tác khác
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân sản xuất đúng mùa, vụ, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trong năm đã tổ chức điều tra, phát hiện 1.089ha cây trồng bị nhiễm sinh vật gây hại (sâu keo, châu chấu tre lưng vàng, rầy xanh…). UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phòng trừ sâu bệnh cho nhân dân, đến nay đã xử lý xong 1.006ha.
- Tổ chức Hội nghị giới thiệu, triển khai và tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2020; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, lựa chọn, đề xuất được 13 sản phẩm tham gia chương trình, đồng thời hướng dẫn các chủ thể xây dựng hồ sơ dự thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm.
- Quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao qua đó từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Trong năm đã thực hiện ghép mắt, cải tạo cho trên 260ha cây ăn quả các loại; chuyển đổi 1.147ha cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, vượt 47ha so với kế hoạch đề ra. Có 274,7ha cây nông nghiệp đang ứng dụng công nghệ tưới phun sương và tưới nhỏ giọt Isarel; 36,35ha diện tích nhà lưới, nhà kính. Chỉ đạo khuyến khích, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh bước đầu tiếp cận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý sản xuất, kết quả đến thời điểm báo cáo, trên địa bàn huyện có 09 cơ sở đã được cấp tem nhãn điện tử QR-Code truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
- Công tác chuyển đổi phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ được chú trọng triển khai thực hiện, bước đầu đem lại nhiều kết quả khả quan. Toàn
huyện có 1.269 doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình sử dụng phân hữu cơ cho hoạt động sản xuất với khối lượng trên 3.538 tấn (tăng gấp 8,5 lần so với năm 2019); có trên 3,1 tấn thuốc trừ sâu và 5,2 tấn chế phẩm sinh học được
sử dụng cho cây trồng, 603,5ha đất sản xuất theo hướng hữu cơ, tăng 367 ha so với cùng kỳ năm 2019.
- Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, qua đó từng bước thúc đẩy quá trình liên kết trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững, hiệu quả. Đến thời điểm báo cáo, toàn huyện có 43 chuỗi cung ứng nông sản an toàn (trong đó thành lập mới năm 2020 là 08 chuỗi); hàng năm cung cấp ra thị trường
khoảng 8.400 tấn rau, củ, quả các loại, 7.000 tấn chè và 80.000 tấn sản phẩm chăn nuôi (mật ong, phấn hoa, thịt hơi các loại…).
- Chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia và lựa chọn mô hình tiêu biểu, hiệu quả kinh tế cao năm 2020 nhằm giới thiệu, quảng bá và nhân rộng. Kết quả có 43 mô hình được công nhận là mô hình tiêu biểu.
Phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế hợp tác xã
- Đẩy mạnh công tác khuyến khích thành lập HTX, tổ hợp tác, kinh tế trang trại gắn với chuỗi sản xuất, giải thể các HTX, tổ hợp tác hoạt động không hiệu quả. Kết quả đã thành lập mới được 18 HTX (trong đó có 17 HTX nông nghiệp; 01 HTX xây dựng); lũy kế đến nay trên địa bàn huyện
có 100 HTX.
- Triển khai hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng sơ chế, bảo quản rau, quả cho HTX rau an toàn Tự Nhiên và kinh phí mua dây truyền sơ chế, đóng gói sản phẩm quả cho HTX hoa quả Thành Đạt. Ban hành Quyết định hỗ trợ cho 09 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh với tổng số tiền 500
triệu đồng.
- Đẩy mạnh công tác khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp sạch theo quy trình VietGAP nhằm nâng cao giá trị, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đến nay trên địa bàn huyện có 29 cơ sở sản xuất nông, lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với tổng diện tích 392,75ha. Duy trì 27 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích 723,5ha.
Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt và phòng chống bão lũ giảm nhẹ thiên tai:
- Tong năm, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, trong đó có 04 đợt mưa đá lớn kèm gió lốc; 02 đợt động đất và dư chấn sau động đất, gây thiệt hại lớn đến các công trình hạ tầng cơ sở, nhà ở, tài sản và sản xuất nông nghiệp của nhân dân, tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 20,5 tỷ đồng. UBND huyện đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn khắc phục kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ; trích 713,577 triệu đồng từ ngân sách huyện; 489 triệu đồng từ quỹ phòng chống thiên tai để hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống và sản xuất. Phát động phong trào khơi thông, nạo vét kênh mương; tập trung chỉ đạo đầu tư, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt, thuỷ lợi, đặc biệt các công trình thoát lũ, phòng, chống thiên tai phục vụ sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Chỉ đạo thu quỹ phòng chống thiên tai năm 2020. Đến nay đã thu 1.145 triệu đồng bằng 87% kế hoạch được giao. Tổ chức khởi công dự án “Khơi thông dòng chảy suối Mon thuộc bản Áng, xã Đông Sang” và “Xây dựng một số hạng mục phòng chống ngập lụt suối Mon thuộc thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu”, các dự án được triển khai đã bước đầu phát huy hiệu quả. Trong năm, trên địa bàn huyện không xảy ra tình trạng ngập, lụt trên diện rộng.
Tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong tổng GDP phát triển kinh tế xã hội của huyện
độ tăng trưởng khá, nhất là các ngành công nghiệp chủ lực bao gồm sản xuất sản phẩm nông sản và sản xuất điện. Một số sản phẩm chủ yếu như chè chế biến tăng 15,2%; nước uống tinh khiết tăng 15%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 106%; điện thương phẩm tăng 6,2%; đá khai thác các loại tăng