4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.2. Chỉ tiêu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng
* Đánh giá hộ có vay vốn ngân hàng: là những hộ có khoản vay ngân hàng trong vòng 3 năm qua (2019-2021)
* Đánh giá kênh liên hệ với ngân hàng:
* Đánh giá nguyên nhân không vay vốn của hộ:
* Đánh giá mức độ sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ:
* Đánh giá kênh liên hệ với ngân hàng:
* Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến của ngân hàng:
* Đánh giá những vấn đề quan tâm của hộ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến:
* Đánh giá vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ kinh doanh du lịch cộng đồng:
* Đánh giá vai trò của tài khoản ngân hàng đối với hộ kinh doanh du lịch cộng đồng:
* Đánh giá vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ kinh doanh du lịc cộng đồng:
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra
3.1.1. Đặc điểm của các hộ khảo sát
Bảng 3.1: Đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn STT
1 Tuổi bình quân của những người phỏng vấn
2 Tỷ trọng số người phỏng vấn là nữ giới
3 Tỷ trọng số người phỏng vấn là dân tộc thiểu số
4 Trình độ học vấn
• Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp tiểu
• • •
• Tỷ lệ số người phỏng vấn không đi học
5 Số năm kinh doanh du lịch cộng đồng bình
quân
6 Tỷ trọng số người được phỏng vấn có chứng chỉ
giới là 40%; 100% những người được phỏng vấn họ đều là người dân tộc thiểu số; tỷ lệ số người được phỏng vấn có trình độ học vấn tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp trở lên là 13%, tỷ lê tốt nghiệp trung học phổ thông là 80%, còn lại 7% là tốt nghiệp trung học cơ sở và không có người nào được phỏng vấn tốt nghiệp từ tiểu học trở xuống; số năm kinh doanh du lịch cộng đồng bình quân của họ là 4,4 năm và trong số những người được phỏng vấn đã có 50% là đã có chứng chỉ tham gia lớp tập huấn về du lịch cộng đồng.
Có thể thấy rằng, độ tuổi trung bình của những người kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là rất trẻ, trung bình mới có
36 tuổi, trong đó, người cao tuổi nhất là 64 tuổi và người thấp tuổi nhất là 24 tuổi, đây là một trong những lợi thế để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng trong thời kỳ công nghệ 4.0, họ là những người trẻ nên việc tiếp cận và áp dụng các công nghệ thông tin trong kinh doanh là rất lợi thế.
Tỷ lệ là nữ giới tham gia vào kinh doanh du lịch cộng đồng tại đây cũng rất cao, có tới 40% người có tham gia và hoạt động kinh doanh DLCĐ.
Tỷ lệ là người dân thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng là rất cao, với
12 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên địa bàn huyện và mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, có những nét tương đồng và những nét khác biệt. Tuy nhiên, 2 cộng đồng người Thái và người Mông là 2 dân tộc chiếm tỷ lệ dân số cao nhất tạo nên các truyền thống văn hóa đặc trưng hơn cho huyện Mộc Châu. Dân tộc Thái có chữ viết riêng và có kho tàng văn hóa phong phú, bao gồm các thể loại tục ngữ, câu đố, chuyện kể, thơ ca dân gian có giá trị văn hóa lớn và thể hiện trình độ văn minh phát triển cao. Dân tộc Mông có các sinh hoạt văn hóa gắn nổi bật gắn liền với các chợ phiên, ngày lễ, ngày tết. Các sinh hoạt văn hóa này thường mang tính chất giao hòa, gặp gỡ, ăn mừng. Đặc biệt, hiện nay nhiều làng bản dân tộc ở Mộc Châu còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đây được
xem là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị hấp dẫn khách du lịch.
Những người được phỏng vấn họ đều có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên, không có ai là chưa được đi học, có thể thấy rằng họ đều là những nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ, có những người họ có trình độ học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên do đó đây cũng là những lợi thế để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng tại nơi đây; cùng với đó học cũng đã có kinh nghiệp trong kinh doanh du lịch cộng đồng, mặc dù số năm kinh doanh du lịch trung bình còn khá ít, tuy nhiên họ đã được quan tâm và được đào tạo tập huấn về kinh doanh du lịch cộng đồng, cũng đã có tới 50% số người được phỏng vấn được qua đào tạo tập huấn, có thể thấy trình độ, kiến thức và kỹ năng của họ cũng đã được nâng lên để đáp ứng được xu thế phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng thời điểm hiện tại.
Bảng 3.2: Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn
STT Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đ
được phỏng vấn
1 Số nhân khẩu trung bình
2 Số lao động trung bình
3 Trong đó: Số lao động tham gia vào làm
du lịch
4 Diện tích đất thổ cư bình quân
5 Chi phí xây dựng Homestay (nếu có)
6 Sức chứa tối đa của Homestay
7 Diện tích đất nông nghiệp bình quân
8 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và tài sản gắn với đất thổ cư
9 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền
STT Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đ
được phỏng vấn
11 Tỷ trọng thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập
12 Tổng giá trị nhà ở và homestay
13 Tỷ trọng số hộ có ô tô
14 Tỷ trọng số hộ có máy vi tính
15 Tỷ trọng số hộ có internet/wifi tại nhà 16 Tỷ trọng số hộ có điện thoại thông minh
17 Tỷ trọng số hộ có điều hòa
18 Tỷ trọng số hộ có máy giặt
19 Tỷ trọng số hộ có Tivi màn hình Led
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.2 đặc điểm của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho ta thấy:
Số nhân khẩu trung bình của một hộ kinh doanh du lịch cộng đồng là
5 người, trong đó có 4 lao động chính và số lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng là 3 người. Có thể thấy, trong một hộ gia gia đình kinh doanh DLCĐ thì sẽ có tời 80% thành viên trong gia đình là trong độ tuổi lao động và có tới 75% số lao động đó tham gia và hoạt động kinh doanh du lịch cộng động của gia đình mình; có thể thấy rằng nguồn lực lao động để phát triển DLCĐ tại huyện Mộc Châu là rất lớn, chủ yếu là người dân lao động tại địa phương tự kinh doanh mô hình DLCĐ của mình.
Diện tích đất thổ cư bình quân của các hộ kinh doanh DLCĐ là 528m2 trong đó có 90% hộ là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thổ cư; chi phí để xây dựng Homestay của hộ hết 558,5 triệu đồng và sức chứa của một Homestay trung bình được 43 khách du lịch; đặc
quyền sử dụng đất nông - lâm nghiệp. Đây là một trong những lợi thế của các hộ để phát triển kinh doanh DLCĐ vì họ có diện tích đất thổ cư và đất nông - lâm nghiệp rất lớn, họ có thể mở rộng diện tích để xây các Homestay hoặc mở rộng mô hình kinh doanh DLCĐ của mình, tuy nhiên, lại có một hạn chế là họ lại không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông - lâm nghiệp mặc dù diện tích sử dụng lại rất lớn.
Thu nhập bình quân/tháng của hộ là 20,5 triệu đồng, trong đó thu nhập từ kinh doanh du lịch chiếm 51%; có thể thấy, du lịch giúp các hộ tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho lao động trong chính hộ gia đình, giúp đời sống của các hộ dân tộc thiểu số được ngày một nâng lên. Tổng giá trị nhà ở và Homestay của hộ là 919,5 triệu đồng.
Tỷ trọng hộ có ô tô là 3%, hộ có máy tính xách tay là 30 %, hộ có sử dụng wifi/ internet tại nhà là 93%, 100 hộ đều có sử dụng điện thoại thông minh, 20% tỷ trọng hộ có điều hòa, 83,8% hộ có máy giặt và 100% hộ có sử dụng tivi màn hình led. Có thể thấy, với mức thu nhập nhập và mức sống của các hộ ngày càng được nâng lên thì các tài sản và các thiết bị di động thông minh được các hộ sử dụng nhiều; đặc biệt, với tỷ lệ các hộ sử dụng điện thoại thông minh và sử dụng internet/wifi là rất lớn đây là một tiềm năng và là một lợi thế để các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng có thể tiếp cận với công nghệ thông tin
3.1.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát
Bảng 3.3: Thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch
STT Nội dung
1 Số hộ được tham gia tập huấn
2 Số hộ có giấy chứng nhận lớp tập huấn Bồi
dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Qua bảng 3.3 thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch của các hộ kinh doanh DLCĐ trên địa bàn khảo sát cho thấy: Số hộ được tham gia tập huấn về du lịch là 15 hộ (chiếm 50%) và tất cả các hộ tham gia lớp tập huấn đều được giấy chứng nhận lớp tuận huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng. Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch được chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Theo khảo sát thì trong 5 năm qua, chính quyền địa phương đã tổ chức 15 lớp đào tạo về kỹ thuật thuyết minh, kỹ năng phục vụ, kỹ năng du lịch... với 15 người tham gia. Phối hợp với trung tâm Anh ngữ Việt Úc tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức, phục vụ khách, góp phần chuyên nghiệp hóa đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du dịch tại địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức còn rất ít, còn tới 50% số hộ được khảo sát chưa tham gia các lớp tập huấn và chưa có chứng chỉ lớp tập huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng.
Bảng 3.4: Nội dung tập huấn về du lịch cộng đồng
STT Nội dung
1 Được chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của
các hộ ở địa phương khác
2 Được cung cấp các kiến thức cơ bản về du
lịch cộng đồng
3 Được dạy kỹ năng nấu ăn
4 Được dạy kỹ năng đón tiếp, nói chuyện với
du khách
5 Được dạy kỹ năng trang trí nhà
6 Được dạy kỹ năng tiếng Anh
Qua bảng 3.4 nội dung tập huấn về du lịch cộng đồng cho ta thấy: 100% các hộ được tham gia lớp tập huấn được chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của các hộ ở địa phương khác, được cung cấp các kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, được dạy kỹ năng nấu ăn, được dạy kỹ năng đón tiếp, nói chuyện với du khách. Qua lớp tập huấn đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các hộ dân dân tộc thiểu số đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng trên địa bàn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách; từng bước trở thành những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng, góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho ngành du lịch của địa phương. Tuy nhiên, mới có 27% số hộ được khảo sát được dạy kỹ năng trang trí nhà, do đó cần tăng thêm các lớp tập huấn về nội dung trang trí Homestay cho các hộ.
Bảng 3.5: Những lợi thế trong phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng
STT Tiêu chí
1 Môi trường trong lành
2 Bản sắc văn hóa, phong tục
tập quán
3 Cảnh quan đẹp
4 Ẩm thực ngon
5 Sử dụng tốt công nghệ
thông tin
6 Được đào tạo bài bản
Du lịch cộng đồng đang là xu hướng được nhiều địa phương trong huyện chú trọng đầu tư, khai thác. Loại hình này mang lại nhiều lợi ích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, tạo thêm việc làm và cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc bản trên địa bàn huyện. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.
Môi trường trong lành là lợi thế để người dân phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng, do ảnh hưởng của vị trí địa lí và độ cao của địa hình nên Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát và nhiều mưa. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa thung lũng sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ. Ngoài ra, Mộc Châu còn được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non và các hang động, thác nước tạo nên môi trường trong lành, cảnh quan sinh động. Đây chính là lợi thế để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Mộc Châu là huyện gồm 12 dân tộc chủ yếu, sống quần cư theo bản, tiểu khu, gồm: dân tộc Thái chiếm 53,2%; dân tộc Kinh chiếm 17,6%; Mường 7,6%; Mông 14,6%; còn lại là các dân tộc khác (Dao 6,2%; Sinh Mun 0,4%; Khơ Mú 0,3%)... Đây là những dân tộc có truyền thống văn hóa đặc sắc, đặc trưng độc đáo riêng được hình thành từ rất lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch như những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian. Những giá trị này đều có thể khai thác phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, trong nước và ngoài nước (UBND huyện Mộc Châu, 2020). Dân tộc Thái chiếm 53,2% dân số có chữ viết riêng và có kho tàng văn hóa phong phú bao gồm các thể loại như ca dao tục ngữ, câu đố, chuyện kể, mỗi vùng, mỗi hiện tượng tự nhiên đều có truyền thuyết, thơ ca
dân gian có giá trị văn hóa lớn và thể hiện trình độ văn minh phát triển cao. Dân tộc Mông - Dao chiếm hơn 20% dân số của toàn huyện có các sinh hoạt văn hóa nổi bật gắn liền với các chợ phiên ngày lễ, ngày tết. Các sinh hoạt văn hóa này thường mang tính giao hòa gặp gỡ, ăn mừng. Hiện nay, nhiều làng bản dân tộc ở Mộc Châu còn lưu giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn có thể khai thác để phục vụ khách du lịch. Với đặc điểm về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc như trên thì Mộc Châu lợi đồng thời có điều kiện phát huy bản sắc dân tộc thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.
Mộc Châu được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan đẹp, vào những tháng 11, 12 cho đến tháng 2 âm lịch là mùa của hoa Đào, hoa Mận. Hoa Đào ở Mộc Châu thuộc giống hoa đào Pháp, thường nở rộ vào cuối Thu, đầu Đông. Không nhiều cánh như Bích Đào, không đậm sắc như đào Mèo, nhưng đào Pháp có sức hấp hẫn bởi cánh mỏng manh mang sắc của đào Phai điểm thêm những sọc đỏ tía chạy từ đài hoa chạy ra. Khi đào Pháp