4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du
hộ kinh doanh du lịch cộng đồng
Qua điều tra, khảo sát và phân tích nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụg các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, có thể thấy các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng số. Cụ thể là:
Thứ nhất: Về trình độ học vấn, nhận thức, thói quen của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Qua điều tra tỷ lệ người được phỏng vấn tốt nghiệp trung học cơ sở là 7%, tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp trung học phổ thông là 80%, chỉ có 13% người được phỏng vấn tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên. Có thể thấy, trình độ hiểu biết của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng về ngân hàng số còn rất ít, đa số các hộ mới chỉ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thông qua ngân hàng điện tử như thanh toán, chuyển khoản,.. các dịch vụ thông thường chứ chưa biết tới các dịch vụ ngân hàng số như mở tài khoản ngân hàng trực tuyến, vay vốn trực tuyến....
Thứ hai: Về cơ chế chính sách của Nhà nước chưa thực sự kích thích được người dân mạnh dạn tham gia, 100% các hộ vẫn đến trực tiếp tại các trụ sở ngân hàng để vay vốn, 89,2% hộ đến trực tiếp tại các ngân hàng để mở tìa khoản ngân hàng. Có thể thấy rằng chủ yếu các hộ vẫn tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng theo cách truyền thống, các hộ chưa thực sự chủ động tham gia.
Thứ ba: Các quy định về khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn còn thiếu. Như các quy định pháp lý về giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin, quy trình nghiệp vụ với thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong ngân hàng.
Thứ tư: Việc chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật để tạo thuận lợi cho kết nối liên thông, tích hợp liền mạch giữa ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành hệ sinh thái số.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ