Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 72 - 76)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đối tượng khảo sát: Tác giả tập trung khảo sát các hộ kinh doanh du

lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mộc Châu thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra.

Quy mô mẫu: Tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên môn phụ trách

thống kê tổng số hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn là 34 hộ.

Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

N n =

(1+N.e2) Trong đó: n là số mẫu điều tra

N là tổng số mẫu e là sai số (e = 5%).

Bảng 2.4: Số hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng

được vấn trực tiếp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La STT

1 2 3

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập qua tài liệu đã công bố, các loại báo cáo tổng kết của huyện hàng năm, các tạp chí, niên giám thống kê, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến phát triển du lịch, báo điện tử v.v.

2.3.2. Phương pháp phân tích s liu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển du lịch cộng đồng đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng số trong phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong những năm qua.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích hoạt động du lịch cộng đồng tại các xã: Đông Sang, Tân Lập theo các bản, theo các hộ khác nhau để khái quát một cách sâu sắc nhất thực trạng nhu cầu,

mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng số trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu.

- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

So sánh quy mô du lịch, nguồn thu nhập, phương thức tổ chức du lịch... giữa các bản, các hộ với nhau để từ đó tìm ra những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số và tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm tăng cường tiếp cận các dịch vụ nhgân hàng của các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa phương.

Một số câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1-Hoàn toàn không lợi thế/ hoàn toàn không đồng ý/...;

2- Không lợi thế/ không đồng ý/...; 3- Bình thường;

4- Lợi thế/ đồng ý/ cần thiết;

5- Rất lợi thế/rất đồng ý/rất cần thiết. (Mẫu phiếu được trình bày tại phụ lục 1,2)

Bảng 2.5: Khoảng ý nghĩa của thang đo Likert

Mức đánh giá 5 4 3 2 1

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w