4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số cho phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng tại Việt Nam
1.2.1.1. Tại Sapa Lào Cai
Giới thiệu về Sapa
Tên Sa Pa có gốc từ tiếng H’Mông, “Sa Pả" nghĩa chữ là Bãi Cát, là tên của vùng đất này, nay còn lại một phần nằm ngoài thị trấn Sapa là xã Sa Pả của huyện Sapa. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình... Từ hai chữ “Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sapa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sapa.
Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên trù phú, hùng vĩ, Sapa còn ẩn chứa các giá trị văn hóa đặc sắc được xây dựng bởi các 6 tộc người sinh sống tại đây, đó là người Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy và Xá Phó. Chính vì vậy, nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DL, trong đó thế mạnh là phát triển DLCĐ (Quốc Hồng, 2017).
Sapa phát triển loại hình DLCĐ
Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho phát triển DL nhưng đời sống cư dân các thôn bản ở Sapa còn nghèo, được sự tư vấn, hỗ trợ của tổ chức Hà Lan (SNV), từ năm 2001, mô hình DLCĐ tại các thôn, bản Sapa đã được khởi xướng, các Ban quản lý DLCĐ tại các xã Thanh Phú, Bản Hồ, Tả Van, Tả Phìn đã được thành lập để mở rộng không gian DL. Dự án đã huy động được các nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ CĐ về vấn đề môi trường, xây dựng hệ thống giao thông, các tuyến đường tham quan DL, đồng thời tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng làm DL cho người dân. (Bùi Thị Hải Yến, 2012)
Từ đó, với việc nắm bắt nhu cầu của du khách và phát huy tiềm năng, thế mạnh có được, Sapa tập trung đầu tư phát triển loại hình DLCĐ, hướng về bản làng và người dân, cộng đồng dân cư, trong đó, dịch vụ chính được khai thác là dịch vụ lưu trú homestay với phương châm ba cùng: cùng ăn, cùng ở và cùng lao động với người dân, điều này vừa giảm quá tải cho khu vực đô thị chật hẹp, vừa xóa nghèo, tạo thế phát triển DL bền vững, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái địa phương. Tính đến năm 2017, toàn huyện Sapa có trên 160 cơ sở homestay, tập trung ở các xã Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ, Tả Phìn. đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Phát triển DL “ba cùng" là hướng đi đúng của Sa Pa, tuy nhiên làm thế nào để loại hình DL này thật sự bền vững, có sức hấp dẫn, thu hút được ngày càng nhiều du khách là bài toán không đơn giản. Trước thực tế đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai và chính quyền huyện Sapa đã xác định phương châm “biến di sản thành tài sản", và mỗi CĐ, mỗi làng bản phải có một sản phẩm mang tính đặc trưng, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, Sapa tập trung bảo tồn các lễ hội truyền thống như lễ hội Xuống Đồng (Gầu tào, Roóng poọc), Múa
xòe, Múa chuông, Múa sinh tiền, Múa quạt, Lễ cấp sắc. Sau khi bảo tồn, phục dựng nguyên bản, Sa Pa đưa các lễ hội vào hoạt động DL ở thị trấn, xã và các bản làng; tập trung thành chuỗi vào dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu xuân, dịp nghỉ lễ trong năm, nhằm thu hút, phục vụ du khách. Ở các xã đều thành lập đội văn nghệ dân tộc, sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách ngay tại các điểm homestay. Có thể kể đến các chương trình như: xuống đồng Tả Van, xòe Thanh Phú, cấp sắc Thanh Kim, lễ hội trên mây, một ngày làm nông dân Tả Phìn. Nhờ vậy, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phục vụ KDL trong và ngoài nước, tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, Sa Pa tăng cường tôn tạo, bảo vệ bãi đá cổ Mường Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và hệ thống ruộng bậc thang ở địa phương, trọng điểm là các xã Trung Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sa Sả Hồ đã được công nhận di tích danh thắng quốc gia. Đây là những “điểm nhấn", tạo cảnh quan môi trường và bản sắc văn hóa, thu hút du khách đến các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đó cũng chính là “sức sống’’ bền vững của DL “ba cùng" ở Sa Pa hiện nay.
Đến Sa Pa, du khách có thể lựa chọn nhiều tuyến DLCĐ như: thị trấn Sa Pa - Ý Linh Hồ - Lao Chải - Tả Van; Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Sài; thị trấn Sa Pa - Tả Phìn - Móng Sến - Tắc Cô. trong đó, có nhiều điểm DL được khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như: bãi đá cổ (thuộc các xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van), điểm DL thôn Sả Séng (xã Tả Phìn). và điểm DL Cát Cát (xã San Sả Hồ) được xem là điểm nhấn DLCĐ tại Sapa.
Đó là kết quả của chủ trương “mỗi cộng đồng, mỗi làng bản có một sản phẩm mang tính đặc trưng” mà Sapa kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua. Thông qua các tuyến DL bản làng, mức độ tham gia và hưởng lợi của CĐ dân tộc thiểu số bản địa tăng lên, xuất hiện hàng loạt các nghề mới, như cho thuê nghỉ trọ, hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ, bán hàng lưu niệm (thổ
cẩm, đồ trang sức), dẫn khách leo núi,.
Như làng Cát Cát có 360 người thì có tới 112 người tham gia hoạt động DL (chiếm tỷ lệ 31,2% dân số); làng Lý Lao Chải có 516 người thì có
102 người của 22 hộ gia đình (trong tổng số 28 hộ) tham gia các hoạt động DL... (Quốc Hồng, 2017). Trước kia, các hộ kinh doanh lưu trú homestay chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú đơn thuần, nhưng hiện nay, nhiều gia đình mở mang công việc kinh doanh bằng việc cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như bán đồ lưu niệm, bán đồ uống (bia, nước ngọt), bán hàng ăn, bánh kẹo, thuốc bắc... đặc biệt, dân tộc Dao Đỏ có dịch vụ tắm lá thuốc núi rừng Hoàng Liên, được du khách ưa thích.
Để tạo chuỗi giá trị sản phẩm DL, Sapa tăng cường liên kết vùng, thông qua các tuyến DLCĐ. Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với người dân và chính quyền địa phương ở từng bản làng, cụm dân cư, từng xã để đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế DL, theo mô hình “liên kết 1-1”. Theo đó, mỗi địa phương làm DLCĐ sẽ đồng hành với một doanh nghiệp cùng chịu trách nhiệm kêu gọi và thu hút du khách, cùng giữ gìn bản sắc văn hóa, cùng quản lý hoạt động DL một cách chuyên nghiệp. Thực tế ở Công ty cổ phần DL Cát Cát là minh chứng sống động. Tại khu vực thung lũng Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng vào từng nhà của hàng chục hộ đồng bào Mông, để họ giữ nếp sinh hoạt bản địa, lề lối canh tác nông nghiệp truyền thống, phát triển nghề thủ công, giữ nét đẹp trao đổi sản phẩm canh tác, chăn nuôi... tại các chợ phiên. Những ngôi nhà, góc bếp, mảnh vườn, ruộng nương, vật dụng sinh hoạt, nghề tước lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm được giữ nguyên. Công ty còn trả tiền trực tiếp cho hơn chục gia đình người Mông (mỗi tháng ba triệu đồng) trên dọc tuyến đường đi bộ xuyên làng, để họ giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ gìn các vật dụng truyền thống, bảo tồn nghề se lanh dệt vải và đồng ý cho du khách thăm nhà tùy thích, không chèo kéo
bán hàng hay thu tiền phí của khách. “Điều quan trọng là phải dựa vào dân, để giữ nguyên cảnh quan, lối sống, nếp sinh hoạt của người bản địa, như vậy mới phát triển du lịch cộng đồng có sức sống nội tại, lâu bền’’-Giám đốc Công ty du lịch Cát Cát Nguyễn Phương Lân khẳng định (Quốc Hồng, 2017).
Sa Pa đang đón đầu cơ hội rất tốt để trở thành một trọng điểm DL tầm quốc gia, bởi có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, giao thông thuận lợi và quần thể công trình cáp treo Phan Xi Păng trên đỉnh “nóc nhà Đông Dương" hấp dẫn du khách. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Mạnh Hảo, du khách trong và ngoài nước có xu hướng đổ mạnh về Sa Pa, sáu tháng đầu năm 2017 đã đạt hơn một triệu lượt người, gấp hai lần so với cùng kỳ, đem lại doanh thu gần hai nghìn tỷ đồng. Đây là cơ hội vàng để DL “ba cùng" ở Sa Pa phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
So với các loại hình DL thì DLCĐ được coi là thế mạnh tại Sapa, bởi không chỉ khách trong nước mà hầu hết du khách nước ngoài mỗi khi đến Sa Pa đều lựa chọn loại hình du lịch này. Theo điều tra của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), một trong hai đơn vị tài trợ ban đầu cho dự án hỗ trợ DL bền vững tại Sa Pa thì hơn 70% số du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi DL đến các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sapa được xem là địa chỉ tiên phong về khai thác loại hình DLCĐ ở nước ta. Với phong cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, sự đa dạng sinh học cao cùng với các giá trị văn hóa đặc sắc, Sapa trở thành địa chỉ yêu thích lâu nay của các “tín đồ" du lịch.
Phát triển DLCĐ trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của DL SaPa. Với tiềm năng, thế mạnh của mình, Sapa có triển vọng phát triển nhiều loại hình DL văn hoá chất lượng cao, kết hợp DLCĐ, sinh thái, nghỉ dưỡng. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi
đến Sapa, với nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm DL đa dạng, phong phú và độc đáo tại địa phương.
1.2.1.2. Tại Cù Lao Ông Hổ, An Giang (Phạm Xuân An, 2014)
Giới thiệu về Cù lao ông Hổ, An Giang
Nằm trên dòng sông Hậu, Cù lao ông Hổ xanh ngắt bóng tre và cây ăn trái, thấp thoáng những mái nhà nhỏ bé, yên bình giữa hai bờ. Cù lao ông Hổ nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. Từ thành phố Long Xuyên xuống bến phà Ô Môi, qua Cù lao ông Hổ chừng 30 phút. Bao quanh Cù lao là cảnh quan thiên nhiên với sông nước mênh mông, làng bè trên sông, kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị như khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, miếu ông Hổ... tạo nên một không gian thoáng mát, yên bình đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ mát của KDL. Nhiều năm qua, nơi đây được ví như lá phổi của thành phố Long Xuyên và được tỉnh chọn là nơi để phát triển DLST CĐ.
Cách thức làm du lịch tại Cù lao ông Hổ
Với vẻ đẹp đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù lao thu hút rất đông KDL, nhất là KDL quốc tế đến đây để thưởng lãm cảnh đẹp cũng như trải nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của người dân miền sông nước. Bởi thế, bên cạnh các nghề chính như trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản, làm mắm. người dân nơi đây còn kinh doanh các dịch vụ DL, trong đó, chủ yếu là cung cấp dịch vụ homestay (du khách ăn, ngủ và tham gia các công việc hàng ngày với người dân địa phương như: nấu ăn, thu hoạch hoa màu, trái cây, tát mương, bắt cá, kéo lưới, mò ốc.).
Việc phát triển DLCĐ nơi đây trước hết nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp. Năm 2004, UBND tỉnh An Giang đã xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó trọng tâm là xây dựng DLST gắn với sông nước miệt vườn, một lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng
đất này. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút bà con Cù lao tham gia làm DL, hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững tỉnh An Giang.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động DL, tỉnh An Giang đã chọn Cù lao Ông Hổ để thực hiện dự án Du lịch nông nghiệp (giai đoạn 1, 2007 - 2009, giai đoạn 2, 2011 - 2014) với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan. Cùng với đó, năm 2013, Cù lao cũng nhận được sự giúp đỡ từ dự án EU-ESRT (Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên hiệp Châu Âu tài trợ). Hai dự án này như một sự liên kết hỗ trợ cho bà con Cù lao làm DL. Cụ thể là hỗ trợ CSVCKT để phát triển DLCĐ; mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về DL; đào tạo kỹ năng làm DL cho bà con như kỹ năng giao tiếp, trang trí nhà cửa, nấu ăn, phục vụ buồng, quảng bá, kinh doanh lưu trú homestay, quản lý DL có trách nhiệm, quản lý chất lượng dịch vụ...
Để duy trì tính bền vững, tăng cường hiệu quả của dự án cũng như tạo những hỗ trợ tích cực cho người nông dân tham gia dự án giai đoạn tiếp theo, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã thành lập Trung tâm Du lịch nông dân với nhiệm vụ kết nối KDL với nông dân, quảng bá DL nông nghiệp, đại diện cho nông dân về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho nông dân hợp tác với nhau, đào tạo và hướng dẫn nông dân làm DL, quản lý chất lượng, quản lý việc xây dựng các kế hoạch DL nông nghiệp và KDL giữa các hội viên nông dân để tránh cạnh tranh không lành mạnh.
Đến nay, mô hình DLCĐ tại Cù lao Ông Hổ đã thu hút sự tham gia của đông đảo bà con bởi những lợi ích tích cực mà DL mang lại. Năng lực CĐĐP ngày càng được cải thiện, sự kết nối giữa bà con bền chặt hơn và vì thế, chất lượng dịch vụ DL nơi đây tăng lên đáng kể. Dịch vụ lưu trú homestay là điểm nhấn của DL nơi đây, giúp du khách có những phút giây trải nghiệm thú vị về cuộc sống của người dân Tây Nam Bộ. Những thế mạnh về TN cùng cách thức làm DL có tổ chức, nơi đây đã mang lại cho du
khách sự hài lòng nhất định. Nhờ vậy, KDL đến đây ngày càng đông. Cuộc sống bà con tại Cù lao Ông Hổ cũng đã khởi sắc hơn trước. Điều này đem lại niềm vui chung cho bà con Cù lao và toàn tỉnh An Giang.
1.2.1.3. Tại Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương, 2007; Nguyễn Thị Hường, 2011)
Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cách thị xã Hòa Bình khoảng 60km, cách Hà Nội 135km, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái Trắng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc di cư từ thế kỷ thứ 13 và hiện có khoảng 110 hộ sinh sống. Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hóa” trong vùng từ những năm 60 - 70, đến những năm 1980 bản bắt đầu đón nhận khách du lịch, chủ yếu là từ khối Xô Viết Đông Âu đến năm 1990 thì có du khách phương Tây viếng thăm. Năm 1995, bản được chính thức cấp phép kinh doanh lưu trú hay còn gọi là loại hình homestay. Bản Lác hấp dẫn du khách bởi TNDL văn hóa đặc sắc gắn với đồng bào dân tộc Thái Trắng và phong cảnh thiên nhiên đơn sơ, mộc mạc bao quanh bản. Đây là mô hình thành công của DLCĐ “đưa hộ dân lên làm kinh doanh”, tính đến năm 2014 bản đã tăng số hộ đón khách du lịch lên đến
45 hộ trong đó 20 hộ thường xuyên đón khách quốc tế. Bản vẫn sử dụng loại giường chiếu truyền thống của người Thái để phục vụ khách, thậm chí tại bản đã có những hộ mà 2 thế hệ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú