Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 66 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà

4.1.2. Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà

4.1.2.1 Kiểm soát thanh toán vốn dự án chuẩn bị đầu tư

Theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN có hiệu lực từ 15/8/2011 quy định rõ về nguyên tắc phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư, theo đó, các dự án chuẩn bị đầu tư được phân bổ vốn phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền. Do vậy, tình trạng không thu hồi được vốn tạm ứng chuẩn bị đầu tư không còn nữa.

Năm 2013 trở về trước, vốn chuẩn bị đầu tư trên địa bàn huyện Văn Lâm thường dàn trải, chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền. Do vậy, tình trạng một số dự án sau khi tạm ứng vốn chi phí chuẩn bị đầu tư lại có sự điều chỉnh về quy hoạch nên dự án phải tạm dừng triển khai nên không có khối lượng để nghiệm thu, thanh toán, số dư tạm ứng chưa có khối lượng để thu hồi tạm ứng nên cơ quan Kho bạc Nhà nước phải theo dõi số dư ứng này và chưa quyết toán được với ngân sách.

Nội dung chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm: Chi phí khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phương án xây dựng, địa điểm xây dựng, thiết kế… Điều này được thể hiện trong biểu đồ 4.1 sau:

Biểu đồ 4.1. Kiểm soát thanh toán vốn dự án chuẩn bị đầu tư XDCB giai đoạn, 2013-2015

Trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng số kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư là 8.950 triệu đồng, tổng số giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán là 7.413 triệu đồng, số vốn được giải ngân là 7.413 triệu đồng. Tỉ lệ giải ngân đạt trung bình tương đối cao, đạt mức 83,37 % /năm. Tỉ lệ giải ngân năm 2013 thấp nhất đạt 76.39% kế hoạch vốn năm, tỉ lệ giải ngân đạt cao nhất vào năm 2015 đạt 90.28% kế hoạch vốn năm.

Công tác lập kế hoạch vốn năm bám sát quy hoạch ngành và lãnh thổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỉ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 số kế hoạch vốn giảm 1.000 triệu đồng tương ứng giảm 28,17% kế hoạch vốn so với năm 2013, số vốn được giải ngân giảm 584 triệu đồng tương ứng giảm 21,54% kế hoạch vốn; năm 2015 số kế hoạch vốn tăng 300 triệu đồng, tăng 10,53% so với năm 2014, số vốn được giải ngân tăng 445 triệu, tăng 17,3% so với năm 2014.

Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư tại KBNN Văn Lâm tương đối cao, luôn bám sát với kế hoạch vốn được giao hàng năm. Tuy nhiên, vào năm 2013, tỷ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư đạt thấp nhất (76.39% kế hoạch vốn năm), nguyên nhân chủ yếu do chủ đầu tư không đảm bảo được nguồn thu để giải ngân cho dự án đầu tư xây dựng.

Cụ thể: Dự án “Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Minh Hải” chủ đầu tư là UBND xã Minh Hải – huyện Văn Lâm, nhà thầu là Công ty TNHH xây dựng Việt Tiến, chủ đầu tư đăng ký kế hoạch vốn là 1.100 triệu đồng nhưng mới giải ngân được 300 triệu đồng, đạt 27,3% kế hoạch vốn năm với lý do là chủ đầu tư không đảm bảo được nguồn thu nên không thể giải ngân được

Đến năm 2014 và năm 2015, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, công tác lập kế hoạch vốn đã sát với thực tế nguồn thu ngân sách của địa phương, không xảy ra tình trạng lập kế hoạch vốn một cách dàn trải, tỷ lệ giải ngân vốn từ đó cũng tăng lên (năm 2015 tỷ lệ giải ngân đạt 90.28% kế hoạch vốn đầu tư).

4.1.2.2. Kiểm soát vốn dự án thực hiện đầu tư

a. Kiểm soát vốn thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Do đầu tư dàn trải nên NSNN không bố trí đủ vốn cho dự án theo quy định về phân bổ vốn đầu tư (không quá 5 năm đối với dự án nhóm B, không quá 3 năm đối với dự án nhóm C - Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính). Do vậy, KBNN phải theo dõi số dư tạm ứng qua các năm mà

không quyết toán được với ngân sách. Các đơn vị thi công sau khi nhận được vốn tạm ứng chỉ thi công cầm chừng chờ Nhà nước bổ sung kế hoạch vốn, từ đó dẫn đến tình trạng số dư tạm ứng của các dự án luôn ở mức cao.

Trên thực tế, nhiều dự án đã hết thời hạn hợp đồng thi công nhưng vẫn chưa thu hồi được hết vốn tạm ứng, gây lãng phí và không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Hơn nữa việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng từ bên nhận thầu (bảo lãnh tạm ứng phải có giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng). Khi chủ đầu tư gửi hồ sơ tạm ứng vốn đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tạm ứng với mức tối đa có thể (không quá 30% kế hoạch vốn năm), Kho bạc Nhà nước chỉ có thể thu hồi vốn ứng qua từng lần đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành của chủ đầu tư và khống chế thu hồi hết vốn tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Vì vậy, số dư tạm ứng vào cuối năm ngân sách thường rất lớn.

Bảng 4.3. Số dư tạm ứng vốn thực hiện đầu tư XDCB, giai đoạn 2013 - 2015

Năm

Kế hoạch vốn đầu tư

năm (tr.đ)

Vốn đã thanh toán Tỷ lệ thanh toán Tổng số

(tr.đ)

Trong đó: Vốn tạm ứng

theo chế độ chưa thu hồi

(tr.đ) Vốn thanh toán/Kế hoạch vốn năm (%) Vốn tạm ứng chưa thu hồi/Vốn thanh toán (%) Năm 2013 40.128 38.062 1.060 94,85 2,78 Năm 2014 43.073 41.628 400 96,64 0,96 Năm 2015 44.374 43.083 300 97,09 0,69

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Văn Lâm (2013-2015) + Qua bảng 4.3 ta thấy: Số vốn tạm ứng trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 thì năm 2013 có số dư lớn nhất.

Cụ thể: - Dự án Xây dựng trạm y tế xã Lương Tài, chủ đầu tư là UBND xã Lương Tài, nhà thầu là Công ty TNHH xây dựng Thành Đạt, số kế hoạch vốn 1.500 triệu đồng, tổng số vốn thanh toán 1.411 triệu đồng, đạt 94% kế hoạch vốn năm, trong đó số thanh toán tạm ứng 750 triệu đồng, số thu hồi tạm ứng 545 triệu đồng, số dư tạm ứng chưa thu hồi là 205 triệu đồng, số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành là 661 triệu đồng.

Dự án Cải tạo nhà làm việc 2 tầng UBND xã Tân Quang, chủ đầu tư là UBND xã Tân Quang, nhà thầu là Công ty TNHH xây dựng Thành Trung, số kế hoạch vốn là 2.500 triệu đồng, tổng số vốn thanh toán 2.073 triệu đồng, đạt 82,9% kế hoạch vốn năm, trong đó thanh toán tạm ứng 1.360 triệu đồng, sô thu hồi tạm ứng 505 triệu đồng, số dư tạm ứng chưa thu hồi 855 triệu, số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành là 713 triệu đồng.

+ Số vốn tạm ứng chưa thu hồi năm 2014 giảm 660 triệu so với năm 2013 số dư tạm ứng năm 2014 là 400 triệu đồng.

Cụ thể là của dự án Sửa chữa đường giao thông nông thôn xã Trưng Trắc, chủ đầu tư là UBND xã Trưng Trắc, nhà thầu là Công ty TNHH xây dựng Thái Trung, kế hoạch vốn là 1.100 triệu đồng, tổng số vốn thanh toán là 983 triệu đồng đạt 89,4% kế hoạch vốn năm trong đó thanh toán tạm ứng 750 triệu đồng, thu hồi tạm ứng 350 triệu, số tạm ứng chưa thu hồi là 400 triệu đồng, số vốn thanh toán khôi lượng hoàn thành 233 triệu đồng.

+ Số vốn tạm ứng chưa thu hồi năm 2015 giảm 100 triệu so với năm 2014 số dư tạm ứng năm 2015 là 300 triệu đồng.

Cụ thể là của dự án Sửa chữa trường tiểu học thị trấn Như Quỳnh, chủ đầu tư là UBND thị trấn Như Quỳnh, nhà thầu là Công ty TNHH xây dựng Chiến Thắng, kế hoạch vốn là 1.000 triệu đồng, tổng số vốn thanh toán là 950 triệu đồng đạt 95% kế hoạch vốn năm trong đó thanh toán tạm ứng 500 triệu đồng, thu hồi tạm ứng 200 triệu, số tạm ứng chưa thu hồi là 300 triệu đồng, số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành 250 triệu đồng.

Số vốn tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi giảm dần qua các năm 2013- 2015: Số vốn tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi năm 2014 giảm 660 triệu đồng so với năm 2013, năm 2015 giảm 100 triệu đồng so với với năm 2014; Tỷ lệ vốn tạm ứng chưa thu hồi. Vốn thanh toán cho dự án giảm từ 2.78% năm 2013 xuống còn 0.96% năm 2014 và 0,69% năm 2015.

Với kết quả trên, KBNN Văn Lâm đã bám sát chặt chẽ vào quy định của Nhà nước, thường xuyên đôn đốc các Chủ Đầu tư, Ban Quản lý dự án đề nghị đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, nghiệm thu và thu hồi vốn ứng theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, do quy định về thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối

lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng mà không quy định cụ thể tỷ lệ thu hồi tạm ứng từng lần là bao nhiêu, do đó có nhiều tỷ lệ thỏa thuận khác nhau trong hợp đồng, có hợp đồng thỏa thuận thu hồi tạm ứng theo tỷ lệ đã tạm ứng, có hợp đồng thỏa thuận tỷ lệ thu hồi vốn tạm ứng thấp hơn so với tỷ lệ đã tạm ứng... Lại có trường hợp chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu xây lắp không đủ năng lực thực hiện dự án làm chậm tiến độ dự án, chậm có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu để làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng tại Kho bạc Nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN và cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực giữa Chủ Đầu tư và nhà thầu.

b. Kiểm soát vốn thanh toán khối lượng hoàn thành

Trong giai đoạn 2013 - 2015, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện Văn Lâm năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước với tổng số tiền kiểm soát chi khối lượng hoàn thành ở giai đoạn thực hiện đầu tư luôn tăng. Điều này được thể hiện trong biểu đồ 4.2.

Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân khối lượng hoàn thành vốn thực hiện đầu tư XDCB so với kế hoạch luôn ở mức cao (năm 2013 là 92.29%, năm 2014 là 95,52%, năm 2015 là 96.41%); số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành năm sau cao hơn năm trước (năm 2014 tăng so với năm 2013 là 4.188 triệu đồng, năm 2015 so với năm 2014 là 1.597 triệu đồng).

Cụ thể có một số dự án có tỷ lệ giải ngân khối lượng hoàn thành so với kế hoạch vốn cao là:

+ Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm.

Chủ đầu tư: UBND xã Việt Hưng

Nhà thầu: Công ty TNHH xây dựng 668

Kế hoạch vốn năm 2013 là 1.800 triệu đồng, số thanh toán vốn lượng hoàn thành được nghiệm thu là 1.800 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn năm 2013.

Kế hoạch vốn năm 2015 là 2.000 triệu đồng, số thanh toán khối lượng hoàn thành được nghiệm thu 2.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn năm 2013. + Dự án sửa chữa trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.

Chủ đầu tư: UBND xã Lạc Đạo

Nhà thầu: Công ty TNHH xây dựng Hưng Thái

Kế hoạch vốn năm 2015 là 3.000 triệu đồng, số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành được nghiệm thu 3.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn năm 2013. Đạt được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB cao như vậy do nhiều nguyên nhân sau:

* Một là nguyên nhân chủ quan:

- Với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc giao kế hoạch vốn, quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Hàng tháng, hàng quý tổ chức các cuộc giao ban chuyên đề về xây dựng cơ bản, gắn trách nhiệm cụ thể từng chủ đầu tư, sự phối hợp giữa các ngành để giải quyết các tồn tại trong XDCB.

- Đạt được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB cao như vậy do sự tham gia tích cực của KBNN Văn Lâm trong việc chủ động tham mưu, báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB, về tình hình triển khai kế hoạch vốn năm đã giúp các cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương nắm rõ được tình hình số dự án đạt tiến độ, số dự án chậm tiến độ, số dư tạm ứng của các dự án quá thời hạn thu hồi... qua đó các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp cụ thể để các Chủ Đầu tư thực hiện.

* Hai là nguyên nhân khách quan: Chế độ chính sách của Nhà nước trong việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn đầu tư:

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/12/2009 quy định cụ thể, chi tiết định mức giá trị của các gói thầu sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đầu tư XDCB.

- Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua Kho bạc Nhà nước.

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính có hiệu lực ngày 05/8/2011 thay thế Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007, theo đó quy định cơ chế mở hơn đối với Chủ Đầu tư trong việc tạm ứng, thanh toán

tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành. Hồ sơ các Chủ Đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước để thanh toán cũng đơn giản hơn, giảm thiểu thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng đồng vốn NSNN.

Việc quy định về việc giao và phân bổ vốn đầu tư phải hoàn thành trước 31/12 năm trước năm kế hoạch và các dự án đầu tư chỉ được thanh toán khi có quyết định đầu tư trước 31/10 năm trước năm kế hoạch, tạo sự chủ động cho các Chủ Đầu tư trong việc thanh toán vốn đầu tư.

Biểu đồ 4.2. Kiểm soát chi vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Văn Lâm (2013-2015) Trong giai đoạn 2013 - 2015, tổng số dự án thuộc nguồn vốn thực hiện đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước Văn Lâm là 67 dự án, trong đó năm 2013 có 22 dự án với giá trị 36.997 triệu đồng, năm 2014 có 23 dự án với giá trị 41.185 triệu đồng, năm 2015 có 22 dự án với giá trị tương ứng là 42.782 triệu đồng.

Tổng số dự án KBNN Văn Lâm trả lại do chưa đủ thủ tục thanh toán là 14 dự án, năm 2013 có 2 dự án tương ứng 12.394 triệu, năm 2014 có 6 dự án tương

ứng giá trị 10.097 triệu, năm 2015 có 6 dự án tương ứng 6.180 triệu, chiếm 20,89% tổng số dự án được kiểm soát tại KBNN Văn Lâm.

Cụ thể: + Năm 2014 có dự án “Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Đại Đồng”, huyện Văn Lâm với tổng mức đầu tư 6.123 triệu đồng, trong đó chi phí xây lắp 5.024 triệu đồng nhưng chủ đầu tư lại sử dụng hình thức chỉ định thầu thi công xây dựng (vi phạm Điểm 1, Điều 40, Chương 6 Nghị định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 66 - 82)