DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĂN LÂM
4.3.1. Định hướng và mục tiêu tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm
4.3.1.1. Định hướng chung
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản
lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành “Kho bạc điện tử”.
Theo đó, mục tiêu đối với công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Văn Lâm không nằm ngoài mục tiêu của cả hệ thống. Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành tuy đã được bổ sung sửa đổi nhưng vẫn còn những tồn tại làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Do vậy để khắc phục tình trạng trên và để nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN thì nhất thiết phải có sự nghiên cứu và đóng góp tích cực nhằm đổi mới cơ chế kiểm soát chi NSNN nói chung, vận dụng để đưa ra một cơ chế kiểm soát chi NSNN phù hợp với các định hướng sau:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gắn với tiến trình cải cách hành chính cụ thể.
Đổi mới cơ chế quản lý và quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB phù hợp với thông lệ quốc tế và hệ thống TABMIS như: kiểm soát cam kết chi, kiểm soát than toán theo kết quả đầu ra, kiểm soát theo nội dung và giá trị khoản chi,... đồng thời đảm bảo tính đơn giản, công khai và minh bạch cụ thể:
- Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB phù hợp với thông lệ quốc tế và hệ thống TABMIS. Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi đầu tư theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả.
- Cải cách công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB theo hướng tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát... Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát thanh toán điện tử.
- Kết nối và trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, xây dựng quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ theo chương
trình TABMIS nhằm tăng cường quản lý chi NSNN và tăng tỷ trọng chi NSNN theo phương thức thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Thực hiện cơ chế quản lý ngân quỹ KBNN đảm bảo an toàn và bước đầu tính đến hiệu quả, từng bước nghiên cứu và hoàn thành hệ thống kiểm soát rủi ro quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; hiện đại hóa công tác phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính. Gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ trái phiếu chính phủ để nâng cao hiệu quả huy động vốn.
- Thực hiện kế toán NSNN trên hệ thống TABMIS, đáp ứng các yêu cầu cải cách tài chính công như: lập kế hoạch chỉ tiêu chi ngân sách trung hạn; chính sách phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra; đảm bảo tính công khai, minh bạch.
- Hiện đại hóa công tác thanh toán của hệ thống KBNN; giảm dần khối lượng giao dịch tiền mặt qua hệ thống KBNN.
- Đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN về các mặt thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và phương pháp thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định và vững chắc của hệ thống KBNN.
- Hiện đại hóa công nghệ thông tin của hệ thống Kho bạc Nhà nước trên nền tảng hệ thống TABMIS hướng tới hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp. Chuẩn hóa và phát triển các chương trình ứng dụng phục vụ hoạt động KBNN, tạo nền tảng để hướng tới xây dựng kho bạc điện tử trong giai đoạn tiếp theo. Nâng cấp, xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, vốn chương trình mục tiêu đầu tư xây dựng theo mô hình tập trung toàn ngành tài chính, giao diện và tích hợp chặt chẽ với hệ thống TABMIS, hình thành hệ thống các ứng dụng kiểm soát chi NSNN một cách đầy đủ,toàn diện, tự động hóa cao, làm hạt nhân cho hệ thống thông tin tài chính tích hợp GFMIS. Nâng cấp ứng dụng KTKB theo mô hình CSDL và ứng dụng đặt tại KBNN tỉnh, thành phố và sử dụng phục vụ cho yêu cầu kế toán chi tiết cho khối An ninh quốc phòng của KBNN tỉnh và các KBNN huyện trực thuộc, cho phép giao diện với TABMIS để giảm công sức nhập liệu đối với số liệu dự toán và chi an ninh quốc phòng, đảm bảo nhất quán 2 hệ thống, không phải đầu tư máy chủ và thiết bị lưu trữ cho KBNN huyện.
Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực và hoạt động phù hợp với tiến trình, định hướng cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý. Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
4.3.1.2. Định hướng cụ thể
Xuất phát từ định hướng chung đó, KBNN đã đề ra định hướng hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB đó là:
Thứ nhất, về thể chế chính sách
Các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB phải tiếp tục nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao.
Thứ hai, về công chức kiểm soát chi đầu tư XDCB phải được tiêu chuẩn hóa
Công chức kiểm soát chi đầu tư XDCB phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề, được bố trí, sắp xếp công việc đúng ngành nghề đã được đào tạo,làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB,vừa phải là công chức kỹ thuật từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự.
Thứ ba, về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc
Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát thanh toán trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu, Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB hữu hiệu và nhanh chóng.
4.3.1.3. Mục tiêu
Xét trên các góc độ khác nhau, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN của hệ thống KBNN phải đạt được đó là:
Thứ nhất, đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, góp phần chống thất thoát lãng phí trong công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Thứ hai, qua công tác kiểm soát chi đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo, tăng cường cải tiến quy trình về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Văn Lâm, từ đó nâng cao vai trò của KBNN là cơ quan kiểm soát chi đầu tư XDCB của NSNN.
Thứ ba, qua công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN đóng góp tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án. Tham mưu với các Bộ, Ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút được các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển
4.3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Văn Lâm