Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lâm
a. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ huyện Văn Lâm
Nguồn: UBND huyện Văn Lâm (2015) Văn Lâm là Huyện phía Bắc tỉnh Hưng Yên, là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội qua tuyến đường Quốc lộ 5.Huyện trước đây thuộc tỉnh Hưng Yên, từ 1968 – 1996 thuộc tỉnh Hải Hưng, từ 1977 hợp nhất với các Huyện: Mỹ Hào, Yên Mỹ thành Huyện Mỹ Văn. Từ 24/7/1999, chia Huyện Mỹ Văn trở thành 3 huyện cũ thuộc tỉnh Hưng Yên (6/11/1996).
Huyện Văn Lâm về phía Bắc tiếp giáp Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, phía Tây Nam giáp Huyện Văn Giang, phía Nam giáp Huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào (Phố Nối), phía đông giáp Huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
* Địa hình Huyện Văn Lâm
Văn Lâm là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu
ở phía tây bắc gồm các xã Tân Quang, Thị trấn Như Quỳnh dốc xuống các đông nam xã Minh Hải, Lương tài. Tuy vậy, so với nhiều địa phương thì Văn Lâm vẫn là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.
*Hệ thống giao thông
Văn Lâm được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội. Có tuyến quốc lộ 5A chạy qua đây là tuyến đường huyết mạch của vận tải miền bắc di chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các tỉnh miền Bắc và thủ đô Hà Nội đi qua các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội.
Nơi đây là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, dọc theo quốc lộ 5A đến thị trấn Như Quỳnh thì không song song quốc lộ 5A nữa mà rẽ trái chạy song song với tỉnh lộ 19 Hưng Yên theo hướng đông sang Hải Dương, Hải Phòng.
Tại địa phận xã Chỉ Đạo là điểm đầu của quốc lộ 39 dẫn tới thành phố Hưng Yên dự kiến sắp xây dựng thêm đoạn kéo dài từ cầu vượt Phố Nối đến Cầu Gáy nối với quốc lộ 38 và QL18B (địa phận tỉnh Bắc Ninh) dài 7 km đi qua huyện Mỹ Hào và Văn Lâm.
Huyện Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn Như Quỳnh (thành lập ngày 24-2-1997 trên cơ sở xã Như Quỳnh cũ) và 10 xã: Chỉ Đạo, Đại Đồng, Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Lương Tài, Minh Hải, Tân Quang, Trưng Trắc, Việt Hưng.
Huyện Văn Lâm có diện tích 74,4 km2 và dân số 119.554 người (năm 2015).
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Nguồn nhân lực
Tính đến cuối năm 2015 dân số của Huyện Văn Lâm có 119.554 người, trong đó số khẩu nông nghiệp là 17.381 người chiếm 14,53%, còn làm trong các lĩnh vực khác là 85,47%.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện có 64.308 người, chiếm 53,78% dân số toàn huyện.
Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm phần lớn dân số trong độ tuổi lao động, mà chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất để phục vụ trong nước và xuất khẩu như: đúc đồng (Đại Đồng), sản xuất nhựa tái sinh (Làng Khoai – Thị Trấn Như Quỳnh), sản xuất cặp da ( Tân Quang)…..
Bảng 3.1. Dân số, lao động và việc làm Huyện Văn Lâm, giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2014/2013 2015/2014
I. Tổng số lao động 59.150 100,00 62.406 100,00 64.308 100,00 105,50 103,04
1. Lao động NN 16.318 27.58 16.224 26,00 14.277 22,20 99,42 87.99 2. Lao động phi NN 42.832 72.42 46.182 74,00 50.031 77,80 107,82 108,33
II. Tổng số nhân khẩu 117.895 100,00 118.246 100,00 119.554 100,00 100,29 101,10
1. Khẩu lao động thành thị 17.029 14,45 17.152 14,50 17.381 14,53 100,72 101,33 2. Khẩu phi NN, nông thôn 100.866 85,55 101.094 85,50 102.173 85,47 100,22 101,06
Nguồn: Chi cục thống kê Huyện Văn Lâm (2013-2015)
*Đặc điểm kinh tế thời kỳ 2013 - 2015
+ Trong 3 năm 2013 - 2015, Huyện Vân Lâm, tỉnh Hưng Yên đã có bước phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Đến năm 2015 thu nhập bình quân theo đầu người là 42 triệu đồng/ người/ năm.
+ Tổng giá trị sản suất trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 tăng lên 12.6% trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6%; - Công nghiệp tăng 27%;
- Các ngành thương mại dịch vụ tăng 27 %. + Tính đến năm 2015, trong tổng số cơ cấu:
- Ngành phi nông nghiệp chiếm 94,5% (trong đó công nghiệp chiếm 99,48%, còn lại XDCB chiếm 0,52%);
- Ngành thương mại dịch vụ chiếm 3.73%;
- Ngành nông nghiệp chiếm 2,12% (trong đó trồng trọt chiếm 42,65%, chăn nuôi thủy sản chiếm 56,1%, lâm nghiệp 1,25%).
Bảng 3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2014/
2013 2015/ 2014 Bình quân (ha) Tổng diện tích đất NN 7.615,54 100,00 7.615,54 100,00 7.523,99 100,00 100,00 98,79 7.585 -Đất nông nghiệp 3.856,8 50,64 3.856,8 50,64 3.834,68 51,00 100,00 100,71 3.849 -Đất nuôi trồng TS 172,29 2,26 172,29 2,26 205,56 2,7 100,00 119,47 183,6 - Đất phi NN 3.575,86 47,00 3.575,86 47,00 3.464,73 46,1 100,00 98,00 3.539 - Đất chưa sử dụng 10,59 0.1 10,59 0,1 19,02 0.2 100,00 `200,00 13,4 Nguồn: Báo cáo của Chi cục thống kê Huyện Văn Lâm (2013-2015) Ghi chú: Năm 2015 có tổng kiểm kê đất đai nên số liệu có thay đổi ( vệ tinh)
Tình hình phát triển các ngành kinh tế Huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên. Huyện Văn Lâm là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, là huyện phát triển nhất của tỉnh Hưng Yên, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, diện tích nông nghiệp bị thu hồi để đầu tư các khu công nghiệp cụ thể như xã: Tân Quang, Trưng Trắc, Lạc Hồng, thị trấn Như Quỳnh. Xu hướng phát triển nông nghiệp chủ yếu là manh mún nhỏ lẻ, không tập trung, không có sự tập trung hóa trong chuyên môn sản xuất, hoạt động nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp.
Huyện Văn Lâm đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và khả năng sản xuất của nông dân. Các ngành nghề đúc đồng, may mặc, giày da tạo, tái chế nhựa,… cơ hội cho người nông dân sớm tối tăng thêm thu nhập khi ruộng đã bị nhà nước thu hôi đất.Với ngành nghề truyền thống như vậy hi vọng nhóm nghề phi nông nghiệp sẽ sớm thực sự tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Một số lao động trẻ có trình độ học vấn đã được các công ty liên doanh với nước ngoài đào tạo đã giải quyết được việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội tăng thu nhập cho gia đình.
Qua bảng 3.3 cho thấy hoạt động phi nông nghiệp chiếm 94,15%, thương mại dịch vụ chiếm 3,73%, nông nghiệp chiếm 2,12 trong tổng số cơ cấu. Thực tế cho thấy nghề phi nông nghiệp đã và đang trở thành một hướng đi hiệu quả rõ rệt góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn tạo công ăn việc làm ổn định cho xã hội.
Mặc dù vậy cùng với xu thế của toàn tỉnh, những năm gần đây kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm đã thu được nhiều kết quả vượt bậc. Trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa định hướng thị trường, kinh tế huyện Văn Lâm có tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục cao hơn bình quân của các Huyện trong tỉnh Hưng Yên.
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 2014/20 13 2015/20 14 Bình quân (tr.đ) Tổng giá trị sản xuất 39.372.594 100,00 44.594.623 100,00 49.852.000 100,00 113,26 111,78 44.606.406 I. Ngành nông nghiệp 1.052.039 2,68 1.055.576 2,36 1.058.603 2,12 100,33 100,28 1.055.406 1. Ngành trồng trọt 480.319 45,65 464.055 43,96 451.526 42,65 96,61 97,30 465.300
2. Ngành chăn nuôi - thủy sản 560.100 53,23 578.882 54,93 593.933 56,10 103,53 102,60 577.638
3. Ngành lâm nghiệp 11.620 1,12 12.639 1,11 13.145 1,25 108,76 104,00 12.468
II. Ngành công nghiệp XDCB 36.860.736 93,62 41.928.603 94,02 46.938.959 94,15 113,74 111,94 41.909.433
1. Ngành công nghiệp 36.604.996 99,30 41.694.410 99,44 46.697.739 99,48 113,90 111,99 41.665.716
2. Ngành xây dựng cơ bản 255.740 0,70 234.193 0,56 241.219 0,52 91,57 103,00 243.717
III. Ngành thương mại dịch vụ 1.459.819 3,70 1.610.444 3,62 1.854.438 3,73 110,31 115,15 1.641.567
Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Văn Lâm (2013-2015)